Giáo Sư Ngô Văn Lại  <photo>

 

NHỚ ÂN SƯ VƯƠNG HỒNG SỂN  (Phần I)

 

 

 

 

 

Ân sư là phép xưng hô dành cho người trúng tuyển gọi khảo quan đă chấm đỗ ḿnh.  Với tôi, cụ Vương Hồng Sển vừa là người chấm đỗ, lại vừa là người truyền thụ trí thức, vừa là người bạn tâm giao vong niên nữa.  Lồng ba vai tṛ như vậy vào một nhân cách, tôi nghĩ rằng người ta chỉ có thể t́m được ở cụ chứ khó có thể t́m được ở ai khác.

Bài viết này bày tỏ một chút chân t́nh truy niệm cụ nhân lần giỗ thứ mười (1996 - 2006).

 

Thái Trọng Lai

 

 

 

Đọc bài viết LONG ĐONG VÂN ĐƯỜNG PHỦ của Mai Nguyễn trên Anh Ninh Thế Giới cuối tháng 6/2005, bất cứ ai có chút quen biết cụ Vương Hồng Sển (1902 - 1996) đều khó thể gh́m nén xúc động trước những biến cố ập đến quá nhanh cho một con người đă tận tụy hơn nửa thế kỷ sưu tầm, bảo quản bằng tâm ḷng đầy tŕu mến thiết tha đối với nhiều hiện vật văn hóa của tổ quốc và cụ đă di chúc trao toàn bộ (kể cả ngôi nhà cổ rất có giá trị mang tên Vân Đường Phủ) cho nhà nước.  Đáp lại sự toàn tâm toàn ư ấy của cụ Sển, đời "chỉ trả" cho cụ bằng thờ ơ, vô cảm, vô t́nh và dường như c̣n xen vào đó ít nhiều phản bội nữa.

Đầu năm học 1964 - 1965, cụ Vương Hồng Sển được Đại học Văn Khoa Huế mời dạy mảng văn học miền Nam.  Do hoàn cảnh chiến tranh nhiều năm, các thư khố bị "rút ruột" tàn tệ, chỉ có thư viện gia đ́nh của cụ Sển mới đảm bảo đủ tư liệu để nghiên cứu và soạn giáo tŕnh có chất lượng.  Chủ trương ấy của giới lănh đạo Đại học Huế thật là sáng suốt, vô tư.

Buổi ra mắt ở giảng đường C của Đại học Văn Khoa Huế, cụ Sển bộc bạch... chẳng giống ai.

- Qua nói thiệt với các tṛ, ông Dziện trưởng mời qua dạy th́ qua dạy, chớ qua dốt thiệt t́nh!  Ngay tới cái tên qua, qua c̣n không biết dziết nó ra chữ nho làm sao nữa kia!  C̣n nếu qua xin dzô đây học như mấy tṛ, nhứt định là chẳng ai cho, bởi qua làm ǵ có được bằng Tú tài?

Đă hơn bốn mươi năm nay, lời tự bạch ngộ nghĩnh ấy vẫn c̣n nguyên vẹn trong "bộ nhớ" của tôi, có lẽ nhờ nó không bị trộn lẫn với bao nhiêu lời tự bạch khác.

Tôi tin chắc rằng khoản thù lao dạy chúng tôi ngày ấy, dù cho có cộng thêm vào đấy trọn cả lương hưu chức Giám đốc Bảo tàng viện Quốc gia của cụ đi nữa cũng khó ḷng trang trải nổi thú chơi cổ ngoạn mà cụ "nghiện ngập" đă nhiều năm.  Tôi sẵn sàng nghi là lắm lúc cụ c̣n phải "du di" vào đó cả tiền bán bánh bao mang thương hiệu Bà Năm Se-đéc (nghệ danh của diễn viên Nguyễn Kim Chung), một "phần  thưởng sống" cho mấy mươi năm mê hát cải lương của cụ Sển!)

Ngoài giờ đứng bục giảng, cụ Sển thường "bao" xích lô tà tà phố xá đất thần kinh để lùng sách xưa cùng đồ cổ ngoạn (có lẽ cụ rất thành công v́ ngót 24 đời vua quan của "Chín chúa, Mười ba vua" nhà Nguyễn, có không ít gia đ́nh ở Huế vẫn c̣n lưu truyền món này món nọ, đấy là chưa kể trong giới họ có người c̣n cung cấp cho cụ lượng thông tin quư giá đáng tận dụng nữa!).  Đôi lúc cụ lại tấp vào một hàng quà b́nh dân nào đó bên đường để thưởng thức vài món lạ của địa phương.  Với thói quen ấy, có lẽ ông già đạp xích lô nọ là bằng ḷng nhất v́ cụ Sển vừa nhẹ cân (tuy trông có vẻ cao lớn dềnh dàng) lại vừa hay la cà, nhất là những lúc cụ ghé tiệm sách hay thăm một "trang", một "hiên", một "viên" nào đó của số hưu quan c̣n sót lại ít ỏi trên đất Huế.  Những lúc như vậy, cụ Sển quên đứt là có xe xích lô đang neo chờ cụ đă khá lâu, mà "tài xế" th́ đang chiếm nệm xe, mơ màng với điếu thuốc Cẩm Lệ vẽ khói ṿng vèo, chẳng thèm biết rằng trên đời này lại có hạng khách chẳng biết giục hối ǵ, cứ nhởn nhơ thơ thẩn kiểu ấy.

Một ngày nọ, gặp tôi ở hành lang, cụ Sển bảo:

-  Anh là NVL đây phải không?  Khoảng một giờ trưa nay ghé lại pḥng tui nói chuyện một chặp chơi hè!  Được không?

- Thưa cụ, được ạ!

Đấy là những lời trao đổi vắn tắt cụ dành cho tôi vào buổi sơ giao.  Tôi rất cảm kích trước bề ngoài ḥa nhă dễ gần ấy của cụ.  Hồi c̣n tham gia Ban phiên dịch Sử liệu (Châu bản Triều Nguyễn) cho Đại học Huế cùng ngót nửa tá các cụ hưu quan, cái cự ly "tiền bối - hậu sinh" tuy không phân biệt cho thật cụ thể nhưng chúng tôi vẫn chỉ ḥa nhau thật đại khái theo kiểu như trộn nước với dầu, cung cách e dè, giữ ư lộ ra khá rơ từ cả hai phía.

Ở cái tuổi 62 của cụ Sển, giấc ngủ trưa là món rất cần cho thư giăn, sao cụ nỡ phí phạm bằng việc "nói chuyện chơi" với một sinh viên xứ Quảng lạ hoắc như tôi nhỉ?  Phải chăng cụ cần có thêm một vài địa chỉ các lăo Goriot?  (một nhân vật của H. De Balzac - 1791 - 1850 sống lây lất bằng cách bán lén những cổ vật gia bảo).  Nếu quả như thế th́ cụ phải nhắm vào các bạn gốc Huế chứ đâu phải nhắm đến lượt tôi?

Nghĩ lan man như thế, tôi rụt rè gơ cửa, thầm mong cụ chợp mắt ngủ ngon để tôi có cớ rút lui hợp lư.  Tôi vốn đang học với cụ mà đă đă tiếp xúc riêng, dễ xảy ra "t́nh ngay lư gian" lắm.  Bỗng bên trong có tiếng vọng ra:

- Ai đó?

- Thưa cụ, NVL ạ!

- Dzô đi!

Tôi đẩy cửa, nhác thấy cụ Sển lồm cồm ngồi dậy, đưa tay về phía đầu giường lôi ra chiếc cặp da to tướng.  Chiếc cặp trông cổ lổ... tới số, có lẽ "hắn" lớn hơn tôi không dưới mươi tuổi.  Cụ nhẹ tay lấy từ trong ấy ra một chiếc đĩa sứ men lam, đặt trước mặt tôi vào lúc tôi đă tự cho phép ḿnh yên vị ở xa lông.

- Anh đọc giùm tôi mấy câu nầy coi?

Cứ tưởng đấy là chữ Hán nên tôi bị lúng túng mất mấy giây.  Rồi khi nhận ra chính là chữ Nôm tôi lại lúng túng thêm mấy giây nữa, v́ cho đến lúc đó, tôi chưa hề thấy đĩa sứ nào lại có trang trí bằng thơ Nôm bao giờ!

Chật vật một lát tôi cũng "ṃ" ra.  Bấy giờ tôi hăy c̣n rất "yếu" về chữ Nôm.  Tôi đọc:

Vắt chân nằm tốt ngáy o,
Gẫm xem chẳng khác Đường Ngu tính thuần.

Tôi không c̣n nhớ chắc ḷng đĩa ấy viết là "vắt chân" hay "vắt tay",  hai câu ấy minh họa cho bức vẽ một ông lăo nằm ngữa, chân vắt chữ ngũ, tay gác ngang trán đang say giấc trưa dưới bóng tre râm mát.

Ngày nay nghĩ lại thật đáng xấu hổ.  Đĩa sứ có đề chữ Nôm th́ ai chẳng biết là món cổ vật kỳ lạ quư hiếm, thế nhưng phải chi nó to như chiếc mâm, có lẽ tôi cũng nể nang, dành cho tôi lời trằm trồ thán phục, chứ tôi không thể... "khen nịnh" một chiếc đĩa nhỏ thua xa những chiếc đĩa thật quen mắt vốn thường được dùng bày bánh bèo Huế mà ông chủ quán Ngự B́nh hay phục vụ đám sinh viên háu đói chúng tôi.

Rất nhiều năm sau, qua nhiều bài biên khảo được đọc, tôi mới hay rằng ḿnh đă từng có "kỳ duyên" cầm trên tay, nh́n tận mắt một cổ vật rất ư đặc biệt do triều đ́nh Quang Trung đặt làm ở ḷ sứ trấn Cảnh Đức bên Trung Quốc nhưng rồi chẳng may nhà Tây Sơn sụp đổ quá nhanh đến nỗi không kịp nhận hàng.  Thế là lô hàng mồ côi ấy lưu lạc vô định trở thành lô hàng độc đáo, mang thêm một trọng lượng lịch sử rất đáng quư nữa.  Xét ra chúng c̣n quư thêm lên rất nhiều so với những con tem, những đồng bạc in lỗi mà nhà chức trách chưa thu hồi hết.  Thậm chí chiếc đĩa nọ c̣n đáng được coi là... trên cả quư giá v́ rất có khả năng chính vua Quang Trung đă đích thân "ngự chế" mấy câu thơ Nôm nói trên (Ba mươi lăm năm sau, tôi dễ dàng khẳng định điều đó sau dịp đọc mấy câu thơ Nôm trên một chiếc đĩa khác thuộc quyền sở hữu của người bạn ở B́nh Thạnh - Sài G̣n).  Vậy mà lúc bấy giờ trước mặt cụ Sển, tôi lại hoàn toàn dửng dưng, chỉ biết trơ mắt ra coi nó là... cái đĩa, không hơn không kém!

Nghe tôi đọc xong, cụ chỉnh:

- Nằm "tót" chớ không phải nằm "tốt" đâu!  Đă có một ông Bố Chánh đọc như vậy rồi!

Ngày nay, khi mọi chuyện đă cùng lắng với thời gian, tôi chợt nhận ra rằng hồi ấy chưa chắc cụ Sển cần tôi đọc lại để kiểm chứng độ tin cậy mà rất có thể là cụ chỉ cần t́m người đồng cảm để chia xẻ niềm vui, một nỗi tự hào chính đáng của cụ trong việc khéo săn lùng cổ vật.  Cụ cất công t́m kẻ tri kỷ tri âm, ai dè xui xẻo làm sao lại vớ nhầm một kẻ gỗ đá vô tri, đang c̣n đầy ḿnh dốt nát cả về nghệ thuật lẫn lịch sử như tôi.

Nh́n thoáng vẻ bần thần của cụ, tuy chưa nhận rơ lư do nhưng tôi tự thấy có bổn phận "tăng nhiệt" cho bầu không khí buổi làm quen ấy.

- Thưa cụ, cụ thích đọc là nằm "tốt" hay nằm "tót" ạ?

 

<Phần II>

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  <photo>