Đôi lúc chúng ta có dịp nghe kiểu phát biểu
đại loại như:
- Chúng nó đều đă "thành nhân chi mỹ”
cả rồi, thế mà chưa một đứa nào
biết báo đáp ơn sinh thành cả.
Cụm từ "Thành nhân chi mỹ" ở
đây được nói và hiểu là "nên
người tốt đẹp" hoặc
"đạt đến vẻ đẹp trưởng
thành". Từ chữ đến nghĩa, nói và
hiểu như vậy tương đối đúng.
Thế nhưng cách hiểu như vậy lại
hoàn toàn lệch với nghĩa gốc. Cụm
từ "thành nhân chi mỹ" bắt nguồn
từ một chuyện ngụ ngôn sau:
Thời Xuân Thu (774 - 222 trước Công Nguyên) có
thầy Tử Sản * nuôi một tên đầy
tớ khá bẻm mép. Một hôm thua bạc hết
sạch tiền chợ, hắn về bịa:
- Con ra chợ thấy người ta bán con chép
béo múp c̣n giăy đành đạch. Nhớ thầy
thích món gỏi chép nên con dốc tiền tranh mua cho
bằng được, có hơi đắt một
chút. Trên đường về, thấy nó có
vẻ đuối lả, con đem nhúng nó xuống mé
nước cho lại sức, nào dè nó quẫy một
phát, lặn mất tăm!
Nghe đến đấy, Tử Sản vỗ
tay reo lên: "Đắc kỳ sở tai! Đắc
kỳ sở tai! (gặp được chỗ
của nó thay! gặp được chỗ
của nó thay!)
Tên đầy tớ được thể,
gặp ai cũng hí hửng rêu rao: "chuyện
bịa đến thế mà ổng cũng tin
được! Ai dám bảo rằng thầy
Tử Sản là người trí nhỉ?"
Những kẻ nghe chuyện, thích thú kháo nhau
việc quan Tướng quốc (Thủ tướng
ngày nay) thua trí cả tên đầy tớ, lắm
kẻ nhân đấy c̣n đắc ư tưởng
rằng ḿnh kể ra cũng c̣n khôn hơn Tử
Sản nhiều! Th́ ra, làm Tướng quốc
cũng chả cần đến sự tài giỏi!
Chuyện ấy đến tai Khổng Tử,
Khổng Tử chép miệng: "Người quân
tử th́ làm thành cái tốt cho người ta, không làm
thành cái xấu cho người ta. Kẻ tiểu
nhân làm ngược lại điều ấy"
(Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ố
**. Tiểu nhân phản thị)
Câu chuyện trên vốn được hư
cấu để răn đời, nhưng
"đời" tiếp thu được hay không,
e chưa dám chắc.
Thường có lắm người thấy
bản thân không có phẩm chất ǵ vượt
trội để khẳng định bản lĩnh,
nâng cao uy tín, liền chọn thủ đoạn bôi
nhọ hoặc bới móc điều xấu của
người khác, đồng thời tự đề
cao ḿnh, phủ nhận mọi ưu điểm
của người chung quanh. Thậm chí có
người chỉ chịu mở miệng khi thực
sự có điều ǵ cần bêu xấu người
khác. Nếu không "kiếm" ra cái xấu th́
thôi, chẳng đời nào họ tốn công... thành
nhân chi mỹ!
Lại có người nhận rơ thủ
đoạn "thành nhân chi ố" của kẻ
khác nhưng không hề phê phán trách thiện cho
người ta chừa tính khí tiểu nhận, trái lại
c̣n ngấm ngầm ṭng phạm bằng cách góp lời khích
lệ, háo hức đón nhận lời vu vạ
kẻ khác, cho dù họ biết rơ mười
mươi là tâm hồn kẻ vu vạ ấy chẳng
trong sáng ǵ. Họ ngây thơ tin rằng ḿnh cứ
việc về hùa, phụ họa cho tích cực th́
kẻ vu vạ sẽ dành cho ḿnh chút ít an toàn! Thái
độ ấy chỉ làm "trưởng chí"
kẻ tiểu nhân mà không biết rằng t́nh nghĩa
bạn bè chỉ phát huy chính đáng khi biết đem
hết chân t́nh nêu ra cái sai cho bạn sửa
chữa. (Trách thiện, bằng hữu chi
đạo dă - Khổng Tử).
Có một hiện tượng "mở
rộng" quan niệm quân tử kể trên, ấy là
đời này có lắm người ở cương
vị cao, chịu trách nhiệm lớn trước
dư luận xă hội, nhưng họ lại sẵn
sàng phóng tay dung túng hạng tiểu nhân công khai lộng
hành phá hoại đất nước, làm xói ṃn ḷng tin,
thách thức tinh thần pháp trị, thế nhưng
họ lại lợi dụng quan niệm nhân
đạo, khoan hồng để dối gạt
lương tâm, tự cho ḿnh làm thế để
"thành nhân chi mỹ".
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吴文赖老师 <photo>
Việt Nam, 2006
* Tử
Sản: tên thật là Công Tôn Kiều, làm
Tướng quốc nước Trịnh, thuộc hàng
những người đầu tiên coi trọng
việc cai trị bằng pháp luật, không
nương tay với tầng lớp quí tộc tham lam
nên bị chúng sa thải. Lúc ông mất chức,
Khổng Tử mới lên 8 tuổi. Nhiều
người nhầm ông là học tṛ Khổng Tử v́
thấy Tử Tư, Tử Lộ, Tử Cống v.v.
có tên hiệu na ná.
** Ố: có
nghĩa là xấu, ghét. Chữ này mượn
mặt chữ của chữ Ác trong phép giả tá
của Lục thư, v́ vậy xưa nay thường
bị nhiều người đọc nhầm là Ác.
|