Bốn
chữ QUYỀN HUYNH THẾ PHỤ được dùng
tràn lan từ bao đời nay và thường bị
lắm "HUYNH" lạm hiểu là "anh có
quyền thay cha" trong trường hợp cha
vắng mặt dài hạn hay vĩnh viễn.
Sở dĩ
cụm từ nọ bị hiểu lầm nghiêm
trọng và dai dẳng như vậy là do sực tác
động lâu dài, khó lay chuyển nổi của tâm lư
thông thường. Nói cho thẳng thắn, việc
hiểu lầm bấy lâu thường xuất phát
từ thói tham lam, vị kỷ.
Bất cứ
ở gia đ́nh nào, đứa "Huynh" cũng là
kết quả mong đợi vào giai đoạn cha
mẹ hăy c̣n đang say mùi yêu đương, cái
xấu cái dở của nhau đang c̣n tiềm ẩn,
chưa đủ nghiêm trọng nên chưa kịp phát
hiện, mà dẫu có phát hiện th́ cũng dễ dàng
thông qua.
Mặc khác,
trong giai đoạn "tập làm cha mẹ"
ấy, người ta vẫn c̣n sót lại tâm lư
trẻ con của bản thân, coi con là thứ "búp bê
sống", mặc t́nh trang trí bằng quần áo,
đồ chơi... để thỏa măn thứ
"tṛ chơi" cuối cùng của đời
họ. Khi mua sắm như thế người ta
"hạ gục" tính tiết kiệm bằng ư
nghĩ "đứa lớn dùng xong để dành cho
đứa nhỏ". Vô h́nh trung, tâm lư gia
trưởng đă có dịp nẩy mầm, tạo ra
sự cố ư hiểu sai cụm từ trên.
Những
đứa em ra đời sau đó không
được hưởng "phép lợi thế:
như anh chúng. Đấy là chưa kể chúng c̣n
bị căm ghét khi "phá hoại" thành quả
dành dụm, cản trở sự phát triển kinh
tế gia đ́nh do chúng đau ốm hay gặp tai
nạn. Lắm đứa c̣n gặp phải cha
hay mẹ mắc chứng tâm thần "sadism",
mỗi khi quan sát, theo dơi con, chỉ chăm chăm
đăi lọc lấy cái xấu, hắt bỏ các cái
tốt. Sự thiên vị đó "mưa dầm
thấm đất" tạo ra thành kiến cứng
nhắc, đè bẹp rồi làm thui chột ư thức
công bằng.
Khi
người cha qua đời, người mẹ
mất phương hướng cậy dựa nên
gởi hết niềm tin vào đứa lớn, vào lúc
đứa này đă đủ sức nhận ra t́nh
h́nh đó để cậy thế gia trưởng,
tỏ vẻ độc tài, lại c̣n có thêm sự nhân
nhượng của người mẹ khiến t́nh
h́nh ngày càng tệ hại hơn, đặc biệt là
khi xuất hiện nàng dâu trưởng, một
đồng minh đắc lực có mặt đúng lúc
"Huynh" coi trọng sự vun vén riêng tư (t́nh
h́nh này có vẻ tỷ lệ thuận với tầm
vóc di sản?). Đến lúc ấy, mấy chữ
kể trên biến thành một thứ "hiến
pháp" trong gia tộc, gia đ́nh.
Cụm từ
trên đă đến lúc cần được hiểu
lại cho thật đúng với ngữ pháp:
Trong ngữ
pháp chữ Hán, "quyền làm anh" phải gọi
là "huynh quyền" chứ không phải "quyền
huynh". Cũng theo cấu trúc ngữ pháp như
thế, quyền làm cha được gọi là
"phụ quyền", quyền đàn bà
được gọi là "nữ quyền",
quyền làm dân gọi là "dân quyền", quyền
b́nh đẳng gọi là "b́nh quyền"...
chứ không một ai gọi trái khoáy là "quyền
phụ", "quyền nữ", "quyền
dân", "quyền b́nh", v.v... bao giờ.
Có sẵn ḷng
hiểu đúng cấu trúc ngữ pháp chữ Hán như
thế th́ may ra người ta mới hiểu đúng
bốn chữ kể trên.
Thực ra,
chữ QUYỀN trong cụm từ này không hề
chỉ quyền hành, quyền lợi, quyền lực,
quyền thế, .v.v... mà chỉ có nghĩa là QUYỀN
BIẾN (là động từ chứ không phải danh
từ).
Quyền
biến là nói tắt cụm từ "ngộ biến
ṭng quyền" của Mạnh Tử (372 - 289
trước Công Nguyên). Nó xuất phát từ
mẩu chuyện sau:
Nguyên Nho giáo
quan niệm "nam nữ thụ thụ bất
thân" (trai gái kẻ trao người nhận không
được gần kề). Vế tiếp theo
là "điện nhi thủ chi" (đặt ở
đấy mà lấy). Ngụ ư cụ thể
ở đây là nam nữ không được
đụng đến tay nhau (dễ bị "nhân
điện" dẫn tới hành vi bản năng
trái với đạo lư). Thế là có người
"hỏi gay" (vấn nạn) Mạnh
Tử: "Nếu chị dâu rơi xuống
giếng th́ phải làm sao?" Mạnh Tử
đáp "Xử thường chấp kinh, ngộ
biến ṭng quyền" (cư xử lúc b́nh
thường th́ chấp hành đạo lư, gặp tai
biến th́ tạm theo cách làm cần thiết của
t́nh thế).
Suy luận theo
tinh thần ấy của Mạnh Tử th́ QUYỀN
HUYNH THẾ PHỤ có nghĩa là "tạm thời
dùng anh thay cha" (khi... ngộ biến).
Người làm anh trong trường hợp này phải
đặt nặng vấn đề trách nhiệm
hơn quyền lợi, phải gánh vác mọi việc
của cha để lại, c̣n về mặt t́nh
nghĩa th́ anh vẫn măi là anh, em vẫn măi là em chứ
không hề có chuyện đột xuất chuyển
t́nh anh em ra đạo cha con được. Và
đă là t́nh anh em th́ phải giữ cho đúng theo giáo
điều "huynh hữu đệ cung" tức
là anh th́ nhất thiết phải coi em như bạn
(HỮU) đồng vai phải lứa, nhưng em
phải kính trọng (CUNG) anh như cư xử
với bề trên, chứ không được lợi
dụng t́nh anh thân mật mà bỗ bă, xô bồ.
Chữ
QUYỀN này cũng thường bị hiểu không
trọn vẹn nghĩa gốc khi người ta
đặt nó trước tên gọi chức vụ.
Chẳng
hạn như Hồ Chủ tịch đi dự
hội nghị Fontainebleau ở Pháp năm 1946, theo
hiến pháp th́ chính Phó Chủ tịch phải thay
Chủ tịch để xứ lư việc
nước, nhưng do t́nh h́nh đặc biệt
bấy giờ nên cụ Huỳnh Thúc Kháng lại
được chọn giao chức vụ Quyền
Chủ tịch. Nếu gọi cho đủ
chữ và đúng ngữ pháp th́ phải gọi là Quyền
Bộ trưởng Nội vụ thế Chủ
tịch và rút gọn thành Quyền Chủ tịch.
Theo phép rút gọn này, cùm từ quyền huynh thế
phụ cũng có thể rút gọn hợp lệ thành
quyền phụ.
Trong tinh
thần ấy, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc
Kháng tuy xử lư mọi nhiệm vụ của Chủ
tịch nhưng trên nguyên tắc vẫn chỉ
hưởng bậc lương dành cho Bộ
trưởng Nội vụ chứ không phải
hưởng lương Chủ Tịch.
Đă đến
lúc cần đến sự dũng cảm để
hiểu đúng ngữ pháp cụm từ QUYỀN HUYNH
THẾ PHỤ, không nên về hùa, vô t́nh hay cố t́nh
dốt hiểu sai ngữ pháp để thỏa măn
quyền lợi cá nhân như t́nh trạng thường
diễn ra trong các gia tộc từ bao đời nay.
Dường
như đă có không ít "Huynh" từng nghĩ
đến việc "thế phụ" một cách
cực kỳ sai trái về mặt đạo lư.
Họ chỉ đau đớn qua loa cho sự mất
mát cha, c̣n th́ cảm thấy tràn đầy hân hoan khi
sự mất mát ấy đă đem lại cho ḿnh...
bước thăng tiến vẻ vang, họ tự
cho ḿnh là "Thái tử" đă đến ngày
kế vị ngai vàng và thầm nghĩ rằng từ
nay th́ ngay cả mẹ ḿnh cũng sắp phải tuân
lệnh ḿnh răm rắp cho thật đúng
đạo tam ṭng, hệt như trong quá khứ bà ta
đă từng phải khép nép trước oai cha như
vậy.
Tôi nghĩ
rằng trong t́nh h́nh hiện nay, khoảng cách giữa
việc hiểu sai theo tập quán truyền đời
với việc hiểu đúng theo ngữ pháp cố
định xem ra c̣n quá xa nhau. Việc hiểu cho
đúng ư nghĩa cụm từ "quyền huynh
thế phụ" so ra có lẽ c̣n khó hơn việc
thuyết phục được Ṭa án Giáo hội Thiên
Chúa thời trung cổ chịu hiểu đúng
thuyết "Quả đất quay" của nhà bác
học Copermic (1473 - 1543).
(Dựa theo gia
phả họ Ngô)
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吴文赖老师 <photo>
Việt Nam, 2006
|