Hơn 23 thế kỷ về
trước, Mạnh Tử (372 - 289 trước Công
Nguyên) đă đề cập 3 cái "CÓ THỂ
cần cân nhắc kỹ trong phép xử sự hằng
ngày. Để mạnh dạn nói "không" Đó là:
Cái "có thể"
thứ nhất:
- Có thể lấy, có thể không
lấy, lấy sẽ làm hại tính liêm khiết
(khả dĩ thủ, khả dĩ vô thủ, thủ
thương liêm).
Ví dụ: Khi ta nhặt
được món của rơi nó có giá trị
lớn, người mất của t́m đến
điều đ́nh chuộc lại với 50% giá
trị. Trong trường hợp ấy, ta không nên
nghĩ rằng ḿnh "có thể lấy" món
tiền chuộc ấy rồi "tự đánh
lừa ḿnh" là xét ra ḿnh cũng c̣n tử tế... so
với khối kẻ chối phăng. Trái
lại, ta nên nghiêm túc nghĩ rằng món của rơi
ấy không phải là do công sức lao động
nhọc nhằn của ḿnh đem lại, dẫu
"không lấy" món đó cũng chẳng thiệt
tḥi ǵ, bất quá như trước đó ta nghĩ
đến sự "có thể không lấy" như
thế để giữ vẹn tính liêm khiết cho
nhân cách của ḿnh.
Cái có thể thứ hai:
- Có thể cho, có thể không cho, cho
sẽ làm hại ân huệ (khả dĩ dữ,
khả dĩ vô dữ, dữ thương huệ).
Ví dụ: Cho ai một món ǵ,
bản thân ḿnh thấy "không tốn kém ǵ cho
mấy" nếu ta có cho cũng chẳng hại
ǵ. Nghĩ như thế th́ việc cho ấy không
có ư nghĩa ơn huệ thực sự. Đă cho ai
món ǵ th́ việc cho ấy phải có ư nghĩa
"xẻ cơm nhường áo" mới đáng
coi là ơn huệ thực thụ. Nếu cho
chỉ để tỏ ḷng hào phóng, vị tha một
cách tượng trưng hay v́ lư do thầm kín nào khác th́
món "của cho" ấy giảm hẳn ḷng chân
thành, không thực sự nâng cao giá trị nhân cách
của người cho. Chỉ nên "cho" khi
nhận rơ là món "của cho" ấy hoàn toàn
cần thiết và đem lại lợi ích cho
người nhận.
Khi "cho" ta chỉ nên nghĩ
đến người nhận, chứ không nên nghĩ
đến người cho. Có chuyện kể
rằng trong Thế chiến II, vua thép Carnegie ủng
hộ quân đội Mỹ năm triệu đô, kèm
theo lời phát biểu "Nếu tôi không quyên góp
như thế để nâng cao tinh thần binh sĩ
th́ có thể chiến tranh lan ra đến tận
nơi đây, hệ thống nhà máy thép của tôi
cũng không c̣n..." Năm triệu đô la
gần như trở thành số không chỉ v́ câu phát
biểu vụng về ấy đă làm tổn
thương cho ân huệ.
Cái có thể thứ ba:
- Chết cũng được,
không chết cũng được, chết sẽ làm
hại ḷng dũng cảm. (khả dĩ tử,
khả dĩ vô tử, tử thương dũng).
Truyện ngắn "Lốt
hổ" của văn hào Anh S. Maugham (giải Nobel
văn học) minh họa cho trường hợp này:
Một gă lông bông nọ lấy
vợ là một bà góa quư tộc. Gă cố tỏ ra
ḿnh cũng có cốt cách quư tộc không kém ai nên rất
chăm chút về trang phục, cử chỉ, lời
ăn tiếng nói sao cho không ai phát hiện gốc gác
lông bông của ḿnh. Thậm chí gă c̣n căm hận
và kiên quyết không thèm nh́n nhận người bạn
cũ, gă c̣n tuyệt giao hẳn chỉ v́ người
bạn ấy biết quá rơ quá khứ chả ra ǵ
của gă. Ngày nọ nhà bị cháy, mọi
người thoát được ra ngoài, riêng chú chó
cưng của vợ bị kẹt trong lửa, gă
bất chấp mọi người can ngăn (hạ
gục người bạn cũ ấy dám ngăn gă
vào cứu chó!) cuối cùng gă chết thiêu theo chú
chó cưng nọ.
Cái chết kiểu ấy chỉ là
việc liều mạng cho "vai tṛ ảo",
chẳng qua gă chỉ giả bộ cho tṛn vai dũng
cảm chứ không xứng đáng là kẻ dũng
cảm thực thụ. Gă đă gây tổn
thương cho ư nghĩa của hai tiếng dũng
cảm.
Người Mỹ có một "cuộc
thi dũng cảm" kỳ quái do giới chăn ḅ
nghĩ ra: Kẻ tham gia tṛ chơi nhận một
súng ngắn ổ quay có lắp một viên
đạn. Khi trọng tài ra lệnh, người
chơi quay mạnh ổ đạn rồi dí súng vào
thái dương ḿnh, bóp c̣. Có kẻ "ngon"
hơn, dám chơi đến hai viên đạn thay v́
một. Cuộc thi ấy thật ra chỉ là
kiểu dũng cảm của giới chăn ḅ
chứ không hề mang giá trị dũng cảm
thực thụ. Nó chỉ đúng với nghĩa
đen của hai chữ "bạt mạng"
(giẫm lên tính mạng) làm hoen ố cho vai tṛ làm
người, vốn từng được
định nghĩa là động vật có suy nghĩ.
Tư Mă Thiên đề tựa cho
Sử kư của ông một câu vàng ngọc:
"Tử hoặc trọng ư Thái sơn, hoặc
khinh ư hồng mao" (cái chết có khi nặng
hơn núi Thái, có khi nhẹ hơn lông hồng) c̣n
Mạnh Tử th́ quan niệm rằng có những cái
chết xứng đáng với ḷng dũng cảm
(nếu thực sự v́ nghĩa v́ nhân) nhưng
cũng có những cái chết gây thương tổn
cho ḷng dũng cảm. Vị á thánh ấy khuyên
người ta phải cân nhắc ư nghĩa của
sự hy sinh, đừng nên chết một cách hồ
đồ...
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吴文赖老师 <photo>
Việt Nam, 2006
|