Lời Giới Thiệu
Sử học là một khoa học. V́
vậy sự thực lịch sử do sử gia biên
soạn có khi phải xét lại, cái bị bỏ qua có
lúc lại được truy cứu nghiêm túc
để hiệu đính, bổ sung.
Tập quán tai hại "Cái vào trước làm
chủ" vốn bị sử gia Ban Cố cực
lực cảnh báo từ hai ngàn năm
trước: "Xem gương xưa, nên lật
đi lật lại tham khảo đă, không lấy cái
vào tai trước làm chủ vậy" (Quan lăm
cổ giới, nghi phản phúc tham khảo, vô dĩ
tiên nhập nhĩ vi chủ dă - Hán thư).
Bài viết này thuộc trường hợp
như vậy. Chuyện xảy ra vào tháng 8 năm
Mậu Tuất 1898. Nó giữ vai tṛ dă sử xác
minh một quy luật do Nguyễn Du đúc
kết: "Chữ tài liền với chữ tai
một vần". (Truyện Kiều - câu
3248). Cảnh ngộ thương tâm của
một thành viên trong "Ngũ phụng tề phi"
xứ Quảng Nam là chuyện hoàn toàn có thật,
được lưu truyền hơn trăm năm
nay.
Tác
giả
Buổi dạ yến ở dinh quan Tổng
đốc Quảng Nam hôm ấy có lẽ tưng
bừng vào bậc nhất kể từ ngày quan
xuất chính mà cũng có lẽ long trọng vào bậc
nhất so với mọi cuộc khao vọng khác trong
mấy chục năm qua ở miền Vĩnh Điện
này. Đó là nhận định của các bô lăo
địa phượng.
Cuộc thịnh hội hiếm có ấy quy
tụ gần đủ các quan đương
nhiệm lẫn măn nhiệm của tỉnh cùng các
phủ huyện gần xa. Thêm vào đó là một
số lớn thân hào nhân sĩ địa
phương. Ngoài ra c̣n có nhiều doanh nhân Hoa
kiều, Minh Hương lập nghiệp lâu
đời ở Hội An nữa. Chính họ
đă quyên góp hào phóng cho ngân sách địa phương
bấy lâu nay cùng làm cho bữa tiệc này thêm phần
linh đ́nh long trọng nữa.
Trong khuôn viên tư dinh cụ Thượng,
cứ mỗi ngọn cây cao đều có treo một
vài lồng đèn quả ấu to tướng,
phất lụa điều, nóc đèn có khoét bốn
lỗ rộng để thoát nhiệt. Chúng
được đặt làm cấp tốc ở
Hội An, mới vừa giao đến hồi
chiều. Sự có mặt của chúng làm cho những
chóp bạc, chóp đồng của những nón dấu
đám lính choáng lộn hẳn ra tăng phần hoành
tráng cho buổi dạ hội.
Ở gian nhà tiệc, hàng chục chiếc đèn
khí đá soi rực cả mọi ngơ ngách. Bức
trướng thục màu tím ánh ngời bốn chữ
lớn "Ngũ phụng tề phi" thêu bằng
kim tuyến tưởng chừng như
được dát bằng vàng lá. Ngay dưới
bức trướng chắc hàng trăm năm sau
người ta hăy c̣n nhắc đến nó - là vị
trí danh dự của người chủ tŕ bữa
tiệc lịch sử này: quan Tổng đốc
đương nhiệm. Bên trái ngài là quan Đốc
học Trần Đ́nh Phong dung nhan rạng rỡ đang
đón hàng trăm đôi mắt ngưỡng mộ
hướng về phía ḿnh. Bên phải quan Tổng
đốc là Bố chánh sứ họ Nguyễn cùng Án
sát sứ họ Lê lặng lẽ đăm chiêu như
hai pho tượng tạc khéo.
Bữa tiệc danh dự ấy vắng mặt
hai nhân vật khá quan trọng: người thứ
nhất là quan Công sứ đă có lời cáo vắng v́
đang bận công vụ ở ṭa Khâm không về
kịp. Viên thông ngôn đi thay chỉ
được xếp vào nhóm... trung khách.
Người thứ hai có lẽ thu hút sự thắc
mắc nhiều hơn chính là tân khoa Phó bảng Ngô Chuân
quê Cẩm Sa, một trong số năm chim
phượng đă bỏ lỡ dịp "tề
phi" này và hiện đang ốm c̣n ở lại
Huế chưa biết bao giờ mới về.
Ngô Chuân là tên mới đặt từ ngày tập
văn ở trường Đốc, ngoài đời
người ta vẫn quen gọi tên anh là Ngô Lư như
khi anh c̣n theo học ở trường Phủ.
Sự vắng mặt của anh thật ra có phần
nghiêm trọng hơn cái lư do đau ốm b́nh
thường v́ nó bắt nguồn từ những
chuyện rất xa xưa.
Hăm mấy năm về trước, cụ
tú Ngô là thầy thuốc mát tay nhất vùng Cẩm
Sa. Đón cụ Ngô về chẩn bệnh, lắm khi
người ta phải t́m hụt đến vài ba
địa chỉ quanh miền mới gặp
được. T́m cụ c̣n khó hơn t́m của
rơi. Tuy tuổi chỉ mới ngoài năm
mươi mà lưng cụ đă c̣ng hẳn đi v́
gần như ngày nào cũng phải di chuyển
bằng vơng, chẳng qua v́ người ta cần
cụ thăm bệnh nhanh hơn cho đúng với tinh
thần cứu bệnh như cứu hỏa.
Cụ Ngô góa vợ, chỉ có được
một cô con gái tên Lan. Lớn lên, ngoài vẻ xinh
đẹp nhu ḿ, cô c̣n là trợ thủ đắc
lực cho cha, không riêng ǵ chuyện chợ búa bếp
núc hay dao cầu thuyền tán mà đôi lúc cô c̣n thay
cụ Ngô theo dơi một số bệnh t́nh, tùy nghi gia
giảm vị này vị nọ trong đơn thuốc
nữa. Về mặt này, cụ Ngô chưa hề
phiền lần nào.
Bạn bè cùng trang lứa cô ai nấy đều
đă có con cái tay dắt, tay bồng nhưng cô th́
vẫn chưa hề nhận lời ông mai bà mối
nào chỉ v́ cụ Ngô chưa t́m ra đệ tử đủ
sức thay cô được. Thêm vào đó, câu
tục ngữ "Bố vợ là vớ cọc chèo -
Mẹ vợ là bèo trôi sông - Chàng rể là ông Ba V́"
đă ứng nghiệm khá chua chát cho không ít gái làng quanh
cô càng làm cho cô nhụt hết ước mơ.
Cứ h́nh dung quang cảnh một gă nát rượu nào đó
sà vào nhà ḿnh đóng vai ông "thần núi Tản
Viên" để rồi xấc xược với
bố, thô bạo với cô th́ chẳng thà ở
vậy c̣n đỡ mang tiếng bất hiếu
hơn.
Thế nhưng người nghĩ một cách,
trời lại làm một cách khác. Người
xưa đă ngẫm ra rằng tạo hóa suy cho cùng
chỉ là một đứa trẻ nghịch ngợm
thích giở tṛ đùa cợt oái oăm, chính v́ thế
mà người ta gọi "Ḥa nhi hí lộng"
hoặc "Nhân nguyện như thử, như
thử, Thiên lư vị nhiên, vị nhiên" cho nên cô Lan
càng khăng khăng nguyện ở vậy th́ ông
trời cũng khăng khăng chưa đồng ư như
vậy.
Một năm nọ, nước lũ sông Thu
Bồn lên nhanh chưa từng thấy. Sông Vu Gia
cũng không chịu kém, mới hôm trước đám
trai làng c̣n sôi nổi hè nhau vác nơm ra ven sông đón
"cá lên" th́ ngay hôm sau nước đă bủa vây
tứ phía, chính họ c̣n gặp khốn đốn hơn
lũ "cá lên" hôm trước, phải hối
hả "bỏ của chạy lấy
người", lắm kẻ c̣n phải trổ
lối chui lên khỏi mái tranh thất thanh kêu cứu
nữa.
Nhà cụ Ngô ở xa rốn lũ, hai bố con
chả việc ǵ phải lo, thế nhưng lại
gặp chuyện phải lo c̣n lớn hơn nhiều.
Sáng tinh mơ hôm ấy có mấy trai làng hớt
hăi chạy đến rước cụ ra xóm
ngoài. Họ cơng chạy nhanh như ngựa vía,
khiến cho khăn cụ bị rơi đâu mất
cũng không kịp nhớ. Th́ ra dân làng vừa
mới vớt được một xác người
hăy c̣n ấm và họ đang đốt rơm hun
quanh. Cụ Ngô bấm huyệt, đốt
ngải, cạy miệng nạn nhân đổ
được mấy muỗng nước gừng
sắc với quế. Một mảnh gương
soi được đặt úp vào mũi nạn
nhân. Lát sau nhận ra nước thủy có dấu
hiệu mờ, cụ cho khiêng nhanh nạn nhân về
nhà ḿnh. Th́ ra nhờ bám kỹ mái rạ, anh ra
chỉ bị cóng chứ chưa uống phải
ngụm nước nào, thế nên gần tối hôm
ấy anh ta đă tỉnh hẳn, sau khi nuốt
được mấy muỗng cháo loăng, sực
nức mùi gừng.
Ngót nửa tháng rồi mà chẳng thấy ai t́m
đến nhận kẻ mất tích. Có lẽ
người ta tất bật khắc phục hậu
quả cơn lũ tàn bạo nọ và cũng có
lẽ người ta nghĩ rằng anh đủ
sức t́m về quê cũ nếu chưa trôi tuốt ra
biển Đông. Những người cưu mang anh
tiếp tục mong chờ và đành... làm phúc cho
trót. Phần anh ta th́ không làm sao nhớ lại
được bất cứ đặc điểm
nào của quê ḿnh. Chứng kiện vong ấy
vốn rất thường xảy ra cho nhiều
người vừa được cải tử hoàn
sinh. Cười và lắc đầu là cách trả
lời duy nhất của anh trước những câu
gạn hỏi đầy thiện chí. Chỉ có
đám trai làng là cảm thấy hơi xốn xang
đôi chút ghen tị.
Ông Tú trẻ trong làng vui tính đặt tên cho anh
là La Tử Phù, gọi theo tên một nhân vật trong
Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Họ La
nọ ăn chơi lêu lổng đến nước
thân tàn ma dại, lở loét hôi hám, nằm lả bên
đường chờ chết, bỗng nhiên gặp
được tiên nữ cứu về chữa cho lành
bệnh, lại c̣n lấy làm chồng, sinh
được đứa con trai kháu khỉnh
nữa. Ai ngờ lối đặt tên nghịch
ngợm ấy về sau lại trở thành lời
dự báo khá linh nghiệm của ông Tú trẻ nọ.
Đám trai làng rất thích gọi anh ta bằng cái tên
La ngộ nghĩnh ấy v́ cách gọi nọ gợi ra
ư la lết, lân la, v.v.. là chuyện "biết đâu
chừng" khi "rơm" với
"lửa" quá gần đến thế!
Trông La cũng chả đến nỗi nào,
vẻ mặt phảng phất dáng thư sinh, tính t́nh
điềm đạm, nói cười ôn tồn
chừng mực rất đáng mến, nếu
người ta không cố t́nh kỳ thị, ác ư ǵ.
Ngày qua tháng lại, dần dà cụ Ngô đă
đào tạo cho La thành một trợ thủ kiêm
vệ sĩ khá đắc lực. Đến lúc
đó th́ tin cô Lan có mang đă được thiên
hạ đồn đại râm ran. Chẳng rơ có
cuộc dàn xếp bí mật nào hay không mà tục lệ
tàn nhẫn "bè chuối trôi sông", "diều tha
quạ mổ" không hề có ai gợi
đến. Cụ Ngô cũng đă có khoản
trầu rượu thứ lỗi với làng nên
mọi việc lặng lẽ êm xuôi, thâm tâm cụ
cũng vui mừng không ít. Hơn thế nữa,
cụ c̣n chuẩn bị cho đứa cháu ngoài đang
mong đợi của ḿnh cái tên Lư, và cụ giảng
giải ư ḿnh với đôi bố mẹ tương
lai của nó:
- Ta thấy cái tên Lư nghe rất hợp, lẽ ra
phải thêm chữ Thiên nữa kia! Nó xuất
hiện rơ ràng là do "Thiên Lư" đó thôi! Đâu có
phải là trai trên gái dưới ǵ mà cho là "Nhân
nguyện như thử" được? Có ai
muốn như vậy đâu? Nhưng nếu ta
thêm chữ Thiên th́ lộ vẻ khoa trương thách
thức dư luận là chuyện không nên.
Cu Lư ra đời giữa một đêm mưa to
gió lớn, cụ Ngô lại đang đi chữa
bệnh trên Ái Nghĩa chưa về. Thấy
vợ quằn quại, bà mụ lóng ngóng, La hối
hả sang hàng xóm nhờ người bạn gái của
vợ sang giúp, c̣n ḿnh th́ ba chân bốn cẳng chạy
đi đón cụ Ngô, ḷng cứ nơm nớp lo bao
điều trắc có thể xảy đến cho
một kẻ lần đầu vượt cạn.
Đường về khuya vắng ngắt.
Cả bữa trưa lẫn bữa chiều anh
điều không bỏ chút ǵ vào bụng, bước
chân nghe nhũn hẳn đi. Qua một chiếc
cầu tre, anh hụt chân rơi xuống ḍng
nước xiết, đầu va phải vật ǵ
không rơ. Anh chỉ kịp ôm vội được
chân cầu rồi xỉu đi một lúc lâu, tỉnh
dậy anh chật vật một hồi lâu mới
bơi được vào đến bờ.
Thấy anh bơ phờ đuối lả,
cụ Ngô đành phải nhờ người khác cơng
ḿnh về, La lảo đảo theo sau.
Gần đến đầu ngơ, cả ba nghe rơ
tiếng trẻ oe oe vang ra xua tan bao lo lắng của
họ.
Lùa qua quưt mấy chén cơm, La bải hoải ngă
vật ra giường thiếp luôn đến sáng.
Thức dậy, định thần xong anh có
một cảm giác rất lạ lẵm mà trước
kia chưa từng gặp phải. Anh nghĩ măi
không biết đó là triệu chứng ǵ. Nh́n vào
gương, anh thấy chỗ gần thái dương
có lằn bầm cùng chút ít máu khô đóng vảy chỗ
chân tóc. Cũng may, không phải là vết
thương hở, bằng không chắc anh mất
hết máu rồi mất luôn cả mạng nữa
cũng nên.
Anh thầm hú vía cho ḿnh nhưng sự đắc
ư ấy không kéo dài như đáng lẽ phải
thế. Trong cơn váng vắt ngây ngây anh thấp
thoáng thấy có đan xen những phút bâng khuâng khó
hiểu. Từng chút từng chút một, anh
dần dần nhớ lại thật rơ ḿnh là ai.
Anh hốt hoảng về sự khám phá ấy, anh nh́n
quanh xem có ai phát hiện ra vẻ "bất
lương" của ḿnh không. Đúng là bất
lương thật! Thế mà bấy lâu nay cứ
tỏ vẻ hồn nhiên vô tội trước mọi
người. Anh đem những điều phát
hiện ấy thú nhận tất cả với bố
vợ, tuy anh chưa phải là chàng rể chính
thức.
Cụ Ngô bần thần một lúc lâu rồi
nặng nề thở dài bảo La:
- Cái chứng kiện vong là vậy đó, nó
tới bất ngờ và bỏ đi cũng bất
ngờ! Khi bị con lũ cuốn đi, một
vật cứng nào đó va đập vào đầu con
làm cho kinh lạc rối xoắn, xóa mất mọi
sự kiện trong quá khứ lưu giữ ở năo.
Rồi một va đập khác chạm đúng ngay vào
chỗ cũ, không chệch đi một li một lai
nào, vậy là chỗ kinh lạc rối xoắn nọ
bung ra, chức năng kư ức được phục
hồi như cũ. Đại loại là vậy...
La không nghi ngờ ǵ cách lư giải ấy, thế
nhưng oái oăm thay! Sao mọi việc lại
nhắm đúng vào lúc này? Nào Lan, nào cu Lư, anh tính sao
đây? Thật là trăm mối tơ ṿ.
Cụ Ngô là người duy nhất hiểu
được những tiếng thở dài
thườn thượt lúc La thơ thẩn ngoài
vườn hay lúc mang khăn gói theo cụ.
Suốt ba tháng trời, La phải gượng
vui khi đùa với con, tṛ chuyện với vợ, và
sau mỗi lúc như vậy, tiếng thở dài của
La nghe càng nặng nề hơn, cụ Ngô đành
phải lựa lời can thiệp khi chỉ có hai
người với nhau.
- Con không nên canh cánh hoài như vậy mà có hại
cho thần trí. Dù con có chọn cách giải
quyết nào đi nữa, ta cũng hiểu ḷng mà không
phiền trách ǵ con đâu. Với mẹ cu Lư, ta
sẽ có cách khuyên giải thích hợp, nhất
định nó sẽ nhận ra t́nh cảnh thôi. Nào
có ai lường hết được mọi sự
trên đời! Những lời trung hậu ấy
của ông cụ làm anh cảm kích ứa nước
mắt, không biết nói ǵ.
Một đêm nọ, La tiết lộ với
vợ là anh sẽ đi Thanh Hóa mua quế cho một
dược hàng ở Hội An. Anh chỉ phụ
việc mang vác và bảo quản hàng hóa, c̣n giá cả
cùng chất lượng đă có người khác lo,
cả đi lẫn về không dưới mươi
hôm.
Mấy năm qua, thỉnh thoảng La cũng
đi một chuyến như vậy, công xá cũng khá,
chỉ có điều là lần này La dặn ḍ quá
tỉ mỉ khiến Lan hơi chột dạ nhưng
rồi cuối cùng La cũng lên đường.
Ba hôm sau, cụ Ngô bảo Lan:
- Trời hôm nay tốt lắm, con hăy giặt
giũ mọi thứ đi, da dẻ trẻ con là
rất hay kỵ mùi ẩm mốc lắm đó.
- Dạ để con đi chợ đă.
- Mua xong vài thứ, Lan gặp Huệ, Huệ tíu tít.
- Ui cha! Lan! Tao cứ tưởng là cô
nào! Mầy đẹp ra quá cỡ! Té ra cái
thứ "trôi sông lạc chợ" ấy mà lại
tốt số ghê!. Tao mới gặp lăo ta hôm
qua. Lăo dặn ḍ tao bao nhiêu là chuyện.
Lan hốt hoảng:
- Sao? Dặn ḍ cái ǵ?
- Th́ cũng như người ta dặn ḍ
vậy mà! Lăo biểu tao năng tới chơi cho
mầy đỡ buồn. Lăo c̣n gởi tao hai quan
tiền, dặn lâu lâu biếu mày chút ǵ đó, chớ
mầy hà tiện, e thiếu sữa cho cu Lư...
Lan tự trấn an ḿnh bằng lời đùa
gượng:
- Té ra lăo ta chẳng vừa ǵ! Cứ
tưởng lăo giao nộp ṣng phẳng, ai dè c̣n bày
đặt lập quỹ riêng, lại chọn thủ
bổn xinh đẹp nữa chớ!
- Huệ phát vào lưng bạn:
- Ở đó mà ghẹo! mau về nhà hỏi
cụ coi lăo có dặn riêng ǵ nữa không. Tao nghi
lắm.
Lan tất tả về, nhà vắng tanh vắng
ngắt. Cu Lư c̣n đang ngủ ngon lành.
Đứa bé trông nhà hộ bảo là cụ Ngô có dặn
lại rằng chiều tối mới về.
Lan nhặt nhanh mấy món áo quần của cu Lư
ném vào chậu thau. Sau lớp áo gối nhỏ có
một tờ giấy lớn gấp tư, viết
toàn chữ Nôm. Th́ ta cụ Ngô sai bảo nàng
giặt giũ chính là v́ cụ biết có mảnh
giấy này đây. Cô hồi hộp đọc:
Ḿnh thương yêu!
Tui không sao nói thẳng những lời
này cùng ḿnh được v́ sợ ḷng xúc động
làm tui nói không hết lẽ. Rất mong ḿnh
thiệt tĩnh trí khi đọc những hàng này nhé!
Nước mắt tui đang chực trào ra đây ḿnh
ơi!
Tui tên thiệt là Văn. Đặng
Tất Văn. Đời Tự Đức, ông nội tui
làm đến chức Thái y viện sứ, hàm Chánh
tứ phẩm. Đứng đầu viện Thái y
nên ông nội tui phải chịu trách nhiệm trực
tiếp việc chữa bệnh hiếm muộn cho
Hoàng thượng. Y đạo vốn chỉ có giới
hạn nhưng sự đ̣i hỏi của kẻ làm
vua th́ vô cùng. Không can tâm chờ khép vào tội
chết, ông tui bỏ trốn về quê, ngược
sông Thu Bồn lên tận ḥm Kẽm. Viên quan thay ông
tui sau đó cũng bó tay, nhận bản án trảm giam
hậu nhưng cũng chính nhờ vậy mà lệnh truy
nă ông tui mới được băi bỏ. Bấy
giờ th́ ông tui đă già lắm rồi.
Tui học thuốc lẫn học
chữ từ tuổi lên năm. Đó là lư do cha khen
tui sáng dạ v́ thiệt t́nh th́ tui chỉ học
lại những ǵ ông nội tui đă dạy trước
kia.
Chứng kiện vong không hủy
hết những điều ấy. Bấy giờ
cha con tui kiếm sống có bề nhàn hạ bằng
nghề y. Gặp phải bệnh nào gay go th́
hỏi lại ông nội. Nhờ vậy cả cha
lẫn con đều được tiếng mát
tay. Dân địa phương dần dà biết rơ
ông nội tui từng là quan Ngự y tứ phẩm nên
người ta không c̣n đưa bệnh nhân xuôi
Vĩnh Điện, Hội An chữa trị như
trước nữa. Chỉ cần nhận ra
chiếc khăn gói vải hoa của cha con tui là
người ta đón về chữa bệnh ngay.
Cha con tui lắm khi phải tách đi hai hướng,
gần chục ngày mới gặp lại nhau ở quán
trọ ven một ngă ba đường nào đó.
Bữa ấy tui đang ngồi
đợi trong một quán nước nhỏ kề
bờ sông như mọi lần th́ nước lũ
về đột ngột vây hết mọi lối.
Lều bị trốc, tui bám nóc lều rồi ngất
đi đến tận lúc... gặp ḿnh.
Vết bầm ở thái dương
tui trong chuyến đi Ái Nghĩa mới rồi làm trí
nhớ tui hồi phục lạ lùng. Nào cha già, nào
người vợ hay ốm đau, nào ba đứa
con nheo nhóc. Không biết nước lũ ngày
ấy đă làm ǵ họ. Tui không về là không
được đâu ḿnh ạ! Ḿnh hiểu cho
nỗi khổ tâm nầy của tui. Tui đang
chết từng khúc ruột đây ḿnh ơi! Ḿnh
ở lại gắng gỏi nuôi con và chăm sóc cha
già. Phải bỏ ḿnh ở lại, ra đi
một ḿnh như vậy tui đau ḷng lắm
lắm. Lâu lâu ḿnh qua lại với chị Huệ
cho khuây khỏa nhé!
Khi yên ổn được chuyện
nhà, tui sẽ thu xếp đi thăm cha và mẹ con
ḿnh. Tui xin hứa chắc với ḿnh như
vậy. Mong ḿnh hiểu cho ḷng tui.
Bái thư,
Đặng Tất Văn.
Đọc xong thư, nước mắt Lan ràn
rụa, nàng nắm khư khư mảnh giấy,
đó là tất cả những ǵ c̣n lại của
La. Đúng lúc ấy, cụ Ngô về bất chợt
và hiểu ngay mọi chuyện. Cụ ôn tồn an
ủi con gái:
- Cha chắc là nó c̣n đau khổ hơn con
nhiều. Chắc con cũng hiểu rơ là nó đâu
phải là đứa tệ bạc. Âu cũng là
chuyện của thiên lư, chẳng cưỡng lại
được đâu con ơi. Hăy trấn
tĩnh, dẹp hết phiền muộn để c̣n
chăm lo cho cháu Lư nên người. Trời xanh
không phụ con đâu. Cha coi tướng cu Lư
nhứt định không phải thành loại túi com
bị thịt đâu!
Đúng như cụ Ngô tiên đoán, Lư lớn lên
rất sáng dạ, thầy học nào cũng ngợi
khen, Lư nức tiếng thần đồng. Cụ
Ngô rất hả dạ nhưng không kịp chờ
đến này cháu ḿnh thành đạt, chỉ vài năm
sau cụ đă quy tiên.
Ngay những ngày Lan c̣n đang cư tang, đă có
người nóng ḷng sợ mất cơ hội,
bắn tiếng muốn cưới Lan làm hầu
thiếp, nhưng nàng một mực khước
từ.
Thỉnh thoảng cô nhờ Huệ trông hộ
con rồi đi chẩn mạch kê toa cho một số
bệnh nhân quanh vùng.
Một lần nọ, tên bá hộ làng bên sai
người hầu thiếp sang đón Lan chữa
bệnh cho lăo. Vừa nắm cổ tay lăo
để chẩn mạch th́ cổ tay cô liền
bị chụp cứng, sau lưng có tiếng
"tách", cửa bị khóa ngoài. Rơi vào
chiếc bẩy quá bỉ ổi, Lan nổi xung, tát vào
mặt lăo đến tê dại bàn tay nhưng rốt
cuộc chỉ kích thích lăo tàn bạo hơn. Lan
uất đến ngất lịm đi. Cái kẻ
tưởng là có thể làm chứng trung thực cho
nàng té ra lại là kẻ đồng phạm quá ư
tồi tệ.
Sau vụ đó Lan bỏ luôn nghề thuốc,
mở một quán nước đầu làng.
Bấy giờ cu Lư đă lên sáu tuổi.
Một hôm có người lạ mặt ghé
nhà. Ông ta đi việc quan, tiện
đường tạt qua báo cho cô tin tức về
Tất Văn. Té ra Tất Văn về nhà chưa
đầy một năm th́ gặp nạn qua
đời.
Tin ấy làm cho Lan suy sụp hoàn toàn. Chỉ
trong mấy ngày, trông nàng già thêm cả chục
tuổi. Quán nước của cô ngày càng ế
ẩm v́ đường làng đă bị nắn
lại, không c̣n đi ngang quán cô như trước
nữa. Trong cảnh cùng quẫn ấy, có
người ngỏ ư nhận cu Lư làm con nuôi. Đó là
một người khá giả, tử tế, đáng
tin cậy.
Cô Lan đang c̣n phân vân th́ người thầy
học của Lư khuyên cô:
- Theo tôi, đây là dịp không dễ có. Không
chừng đó là "thiên lư" cũng nên.
Rồi đây, càng học lên cao, Lư càng phải đi xa
tốn kém, chưa chắc cô c̣n đủ sức kham
nổi đâu. Dù sao nhà người ta cũng có
của ăn của để, lại cũng họ
Ngô.
Lan xiêu ḷng v́ nghĩ đến tiền
đồ của con. Đôi bên thỏa thuận hai
khoản:
- Thứ nhất, người nuôi Lư
phải đài thọ toàn bộ phí tổn ăn
học cho đến khi Lư đủ hai mươi
tuổi. Trong thời gian đó Lan không
được phép lui tới thăm con.
- Thứ
hai, nếu Lan đổi ư đ̣i lại th́ phải
bồi hoàn phí tổn theo đúng yêu cầu của
người nuôi Lư.
Mỗi bên có một người làm chứng cùng
kư vào văn tự thỏa thuận ấy.
Mọi chuyện tưởng chừng đă an
bài thuận lợi. Ngờ đâu chỉ mấy
năm sau, nhà nọ liên tiếp sinh được ba
đứa con trai, cu Lư không c̣n được yêu quư
như lúc đầu, mặc dầu việc học
hành ngày càng tấn tới.
Khi người nhà giàu nọ qua đời,
việc học hành của các cậu quư tử càng
chểnh mảng, lời bảo ban của Lư chẳng
những không được ai nghe, trái lại các bà
vợ lẽ nhà giàu nọ c̣n tin lời gièm pha cho rằng
chính Lư đă hưởng hết hồng phúc của nhà
họ, và giọt nước cuối cùng làm tràn
đầy ly căm oán ấy đă xảy ra vào
dịp Lư vinh quy khoa thi Hương.
Dựa vào giấy thỏa thuận ngày
trước, các bà mẹ nuôi nhất quyết không
bằng ḷng cho người mẹ đẻ ngồi
ngang hàng với họ trong lễ đền ơn sinh
thành. Hội đồng môn Cẩm Sao đa số
không quên ơn cụ Ngô ngày trước, thấy
thế động ḷng v́ nghĩa, vận động
nhau góp tiền tổ chức riêng một lễ tạ
làng thật linh đ́nh, và nhờ dịp ấy ông
cử tân khoa Ngô Chuân đă "phục hồi danh
dự" cho mẹ ḿnh khá thỏa đáng.
Việc ấy làm cho những kẻ bụng dạ
hẹp ḥi kia càng căm thêm. Bao nhiêu t́nh nghĩa
bấy lâu đă hết sạch đến tận
cùng. Kể từ ngày đó, mỗi lần giáp
mặt họ, ông cử Chuân toàn chỉ nhận
được những lời mỉa mai xách mé vô
học. Nỗi khổ tâm chồng chất
khiến ông gầy rộc hẳn đi.
Trong lễ truyền lô khoa thi Hội, khi
tiếng loa đồng réo đến tên Ngô Chuân,
nỗi vui mừng của Lư chỉ xẹt qua như
ánh chớp, tiếp ngay theo đó là hàng loạt
tiếng rền như cả một cơn dông của
bao lời lẽ tồi tệ mà anh nhận
được trong lần vinh quy thi Hương.
Mồ hôi lạnh toát ra đầy người, anh linh
cảm mọi sự sẽ tái diễn ở mức
tệ hại hơn bội phần v́ ở chốn
nông thôn, phe đảng xu nịnh người giàu,
đố kỵ người tài vốn có sức
mạnh cuồng bạo khó lường nhất.
Anh cảm thấy tiền đồ ḿnh là một vùng
biển đen ng̣m mà chính anh th́ lại không biết
bơi, cũng chẳng thấy được bến
bờ.
Cuộc diễn hành danh dự theo thông lệ dành
cho các vị tân khoa, ra cửa Đông Ba, dọc phố hàng
Bè, rồi thêm một đoạn nữa để vào
cửa Thượng Tứ, dọc quăng đường
ấy rào rào những tiếng vỗ tay, tiếng
đàn sáo, tiếng loa dẹp đường,
tiếng reo ḥ của trẻ con,... tất cả
chừng ấy thứ tiếng reo mừng không lọt
vào tai anh được chút nào. Anh lặng lẽ
như người mất hồn, ngồi thừ trên
lưng con ngựa bạch, mặc cho nó lững
thững đi bước một. Trong cơn
mộng du ấy, anh chẳng quan tâm việc
điều chỉnh cự ly cho đúng phép, khiến
lắm lúc tên lính đi cạnh phải đưa tay
can thiệp.
Chiều hôm ấy, anh cáo ốm. Khi bạn
bè họp mặt ở sảnh đường bộ
Lễ để nghe những lời dặn ḍ cuối
cùng về nghi thức vinh quy, anh vắng mặt.
Thế là từ giờ phút đó ngũ phụng
chỉ c̣n lại có bốn.
Gần mười năm sau, t́nh cờ có
người quen nhận ra Ngô Chuân ở một ngôi chùa
nhỏ ngoại ô. Người ấy không dám
chắc v́ dưới lốt nhà sư, diện mạo
ông ta trông rất khác xưa, và khi người nọ
lại gần hỏi han ông ta đă không nh́n nhận,
lại c̣n trả lời bằng giọng Huế
nữa.
Khi người nọ về kể lại,
mọi người nửa ngờ nửa tin. Ba
hôm sau, một toán người trong hội Đồng châu
Quảng Nam t́m đến ngôi chùa nọ, tả
thật rơ diện mạo vị sư kia nhưng
cả chùa cũng không ai biết cả...
(Dị bản: Có thuyết khác kể rằng
bà mẹ ông Phó bảng Ngô Chuân vốn là hành khất,
c̣n bản thân ông ta th́ qua đời ngay khi đoàn vinh
quy lên đường).
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师 <photo>
Việt Nam, 2006
|