TRIẾT HỌC NHO GIÁO

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

LỚP CAO HỌC KINH TẾ 2005

 

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XĂ HỘI VIỆT NAM

 

I/ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO : 

 

1. Vấn đề con người và đào tạo con người

 

1.1            Quan niệm về con người

 

- Khổng Tử cho rằng trong xă hội có hai hạng người. Đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân. Nho gia luôn đề cao mẫu người quân tử và coi thường kẻ tiểu nhân.

- Khổng Tử quan niệm: Sinh ra là người quân tử th́ măi măi là người quân tử,  c̣n sinh ra là kẻ tiểu nhân th́ măi măi là kẻ tiểu nhân,  là người quân tử có thể làm những điều bất nhân,  nhưng sinh ra là kẻ tiểu nhân th́ đừng mong ở họ có được những hành động có nhân.

 

1.2            Bản tính con người.

 

- Về vấn đề bản tính con người th́ các nhà Nho có nhiều ư kiến khác nhau,  không thống  nhất với nhau.

- Là một nhà triết học,  nhà giáo dục lớn,  lúc sinh thời Khổng Tử cho rằng Thiên mệnh chi vị tính,  suất tính chi vị đạo,  tu đạo chi vị giáo. Mạnh Tử cho rằng Nhân chi sơ tính bản thiện. Con người ta sinh ra ai cũng có cái mầm thiện,  bởi v́ ai cũng có cái tâm. Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác, nguyên nhân của cái ác là do ái dục - ham muốn dục vọng,  đi t́m sự thoả măn dục vọng,  sinh lư. Cho nên nếu con người hoạt động theo bản tính tự nhiên th́ sẽ dẫn đến tước đoạt,  vô luân. V́ vậy cần phải có lễ nghĩa,  khuôn phép,  h́nh phạt để giáo dục ngăn ngừa.

 

1.3 Quan niệm của Nho giáo về các mối quan hệ con người trong xă hội

 

- Các nhà Nho đă rất quan tâm xây dựng năm mối quan hệ chủ yếu của con người trong xă hội như: Quan hệ vua - tôi,  cha - con,  chồng - vợ,  trưởng - ấu,  bằng - hữu.

 

a. Mối quan hệ vua - tôi.

 

- Thời Khổng - Mạnh,  quan hệ vua - tôi là quan hệ hai chiều,  có đi có lại v́ sự nghiệp chung là trị nước an dân. Khổng Tử đặt ra vấn đề vua ra vua,  tôi ra tôi.

 - Theo Mạnh Tử: Quan hệ vua - tôi phải lấy cái nghĩa (Quân thần hữu nghĩa).

 

b. Mối quan hệ cha - con.

 

- Đây là mối quan hệ máu mủ,  ruột thịt gần gũi nhất trong gia đ́nh. Mối quan hệ này luôn luôn được các nhà Nho khẳng định: Cha từ,  con hiếu.

- Theo Mạnh Tử: trong quan hệ cha - con phải lấy t́nh thân (Phụ tử hữu thân).

 

c. Quan hệ vợ - chồng

 

- Theo Mạnh Tử th́ vợ - chồng phải tôn trọng nhau (Phu - phụ hữu biệt) .

- Nhưng Nho gia lại rất đề cao vai tṛ vị trí của người chồng,  là người giữ vai tṛ chủ yếu trong gia đ́nh,  c̣n người vợ là thứ yếu.,  luôn ở địa vị phụ thuộc. Cho nên Phu xướng phụ tuỳ.

- Càng về sau,  nhất là từ Đổng Trọng Thư (thời nhà Hán) trở đi,  mối quan hệ bất b́nh đẳng giữa vợ và chồng càng tăng,  người vợ c̣n phải chịu ràng buộc bởi: Tam ṭng: Tại gia ṭng phụ,  xuất giá ṭng phu,  phu tử ṭng tử.Tứ đức: Công,  dung,  ngôn,  hạnh.

 

d. Quan hệ anh – em

 

- Mạnh Tử cho rằng: Anh em trong gia đ́nh phải có trên,  có dưới,  trước sau thuận hoà và phải tôn trọng quyền huynh thế phụ-tôn trọng quyền anh trưởng trong gia đ́nh.  Anh,  chị thay cha,  mẹ nuôi dạy các em trong gia đ́nh,  điều hành mọi công việc trong gia đ́nh khi cha,  mẹ mất.

- Trưởng ấu hữu tự - anh nói em nghe,  em phải luôn vâng lời anh,  chị,  nghe theo lời chỉ bảo của anh,  chị th́ gia đ́nh anh em mới hoà thuận và vui vẻ.

 

e. Quan hệ bạn bè

 

- Chuẩn mực của các mối quan hệ bạn bè là chữ tín: bằng hữu hữu tín. Nhờ có chữ tín mà làm cho bạn bè vượt qua khó khăn,  thương yêu giúp đỡ lẫn nhau,  làm cho t́nh bạn măi măi bền vững.

- T́nh bạn theo quan niệm của Nho giáo được xây dựng không dựa trên tiền tài,  danh vọng,  giàu sang,  phú quư,  mà là nghĩa t́nh. Họ kết bạn với nhau để học tập lẫn nhau,  động viên,  giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn,  hoạn nạn của cuộc sống.

- Khổng Tử cho rằng: Quân tử học đạo th́ yêu người,  tiểu nhân th́ dễ khiến. Nhưng ông cũng có quan niệm: Đề cử người ngay thẳng lên trên hạng  người cong queo th́ dân phục ṭng và theo Khổng Tử muốn cho dân cung kính, trung thành và khuyên nhau làm điều thiện th́ : xử với dân nghiêm trang th́ dân cung kính.Hiếu thuận (với cha mẹ, người trên ), từ ái (với người dưới )th́ dân trung thành.Cất nhắc người tốt,  dạy dỗ người không tốt th́ dân khuyên nhau làm điều thiện.

 

1.4 - Quan niệm của Nho giáo về nhân,  lễ,  nghĩa,  trí,  tín

 

a. Nhân:

 

Nhân là chuẩn mực để đánh giá mối quan hệ giữa người với người,  nên nhân là chỉ đức hạnh của con người,  là điểm khởi đầu và là trung tâm của triết học Nho giáo.Khổng Tử rất trọng Lễ, nhưng ông c̣n trọng Nhân hơn nữa v́ ông cho là Lễ chỉ là ngọn, Nhân mới là gốc, Lễ là chính sách, Nhân mới là tinh thần.Khổng Tử bảo : “ Người không có đức nhân th́ lễ mà làm ǵ?” ( Nhân nhi bất nhân, như lễ hà?Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?) Nhân gồm chữ nhị là hai và chữ nhân là người, là t́nh người này đối với người khác.Không có t́nh người th́ làm sao ḥa hợp với người khác được, người này người khác, giai cấp này giai cấp khác chỉ coi nhau như kẻ thù, người trên ức hiếp người dưới, người dưới chống đối người trên, cho nên Khổng Tử bảo :” Nhân gỉa tất hữu dũng”, nhưng “dũng gỉa bất tất hữu nhân”

 

b. Lễ:

 

Thời đại của Khổng Tử các nước tranh giành vương bá,  kỷ cương,  phép nước,  trật tự xă hội,  lễ - nhạc hư hỏng.

- Khổng Tử thấy cần phải khôi phục lại lễ,  bởi đó là đạo đức của con người từ vua cho đến bề tôi: vua ra vua,  tôi ra tôi,  cha ra cha,  con ra con,  để cho thiên hạ hữu đạo,  xă hội yên ổn...

- Như vậy là sau nhân,  các nhà nho đă đề cao vai tṛ của lễ,  dùng lễ để giáo dục con người cho có đức nhân.

 

c. Nghĩa:

 

Là hành động theo đúng đạo lư làm người,  là gốc của đạo lư làm người. Khổng Tử luôn nhấn mạnh vai tṛ của nghĩa,  nghĩa không thể thiếu đối với con người.

- Thấy việc nghĩa mà chẳng làm ấy là người chẳng có khí dũng,  thấy việc đáng làm để giúp người thế mà không chịu ra tay,  người như vậy là nhát gan không xứng đáng mặt người quân tử. Người quân tử là người thấy việc nghĩa là làm. Thấy món lợi mà nghĩ tới điều nghĩa mà chẳng phạm.

 

d. Trí:

 

Là sự hiểu biết sâu rộng,  người có trí sẽ không bị lầm lạc,  không bị nghi hoặc,  không bị nghi lầm. Người có trí mới phân biệt được đúng sai,  điều hay lẽ phải,  mới có sự cư xử và hành động đúng theo đạo làm người.

- Khổng Tử nói: Những lời dèm pha của kẻ độc hiểm thấm thía về lâu,  những lời vu cáo của kẻ ác làm cho đau đớn dường như banh da xẻ thịt,  trước những lời ấy ḿnh đừng cảm động mà nghe theo,  đó gọi là có trí minh bạch sáng suốt...và phải đích thân thông suốt các viên hữu ti ( dưới quyền ḿnh ), tha tội nhỏ cho họ, đề bạt những người hiền tài. Trí (sáng suốt) là biết người.Đề bạt người chính trực lên trên người cong queo th́ có thể khiến cho người cong queo hóa ra chính trực.

 

e. Tín:

 

Đức tín là một phẩm hạnh của con người mà Nho giáo luôn chú ư giáo dục. Trong mối quan hệ giữa con người với con người,  đức tín thể hiện sự giữ lời hứa,  lời giao ước trước sau như một. Lời nói với việc làm thống nhất với nhau,  từ đấy gây được niềm tin cho con người.

- Khổng Tử rất đề cao vai tṛ chữ tín,  nhất là đối với người cầm quyền rất quan trọng. Ông cho rằng: dân tin,  dân yêu,  dân ghét,  dân ủng hộ hay không ủng hộ cũng từ chỗ chữ tín mà ra. Khổng Tử cho rằng đối với người cầm quyền th́ phải làm được ba điều: Túc thực,  túc binh,  thành tín.

- Như vậy học thuyết Nho giáo luôn chú ư giáo dục con người trong xă hội về nhân - lễ - nghĩa - trí - tín,  và tất cả đều xuất phát từ nhân,  hướng về nhân và để làm điều nhân.

 

2. - Về đào tạo con người

 

2.1.- Đối tượng đào tạo

 

- Học thuyết Nho giáo là học thuyết chính trị - xă hội,  chỉ tập trung giáo dục con người về đức nhân,  song đối tượng lại rất rộng. Đối tượng chung mà Nho giáo đào tạo là: ai muốn học đều được dạy. Khổng Tử khẳng định: Hữu giáo vô loại,  và ông cũng là người đầu tiên mở trường tư dạy học cho mọi hạng người để đào tạo những con người lương thiện, có lễ nghĩa, nhất là đào tạo một hạng sĩ quân tử có nhân, trí,  dũng để làm quan giúp nước . Ông dạy đủ lục nghệ :lễ,  nhạc,  xạ,  ngự,  thư,  số như chương tŕnh các trường công.

Chúng ta nên nhớ chữ học của Khổng Tử có nghĩa là học đạo học cách cư xử, cách làm người trước hết, rồi mới tới văn, tới những kiến thức cần thiết:

“ Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc để, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân; hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. ( Con em trong nhà th́ hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài th́ kính nhượng bậc huynh trưởng,  thận trọng lời nói mà thành thực,  yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm như vậy rồi mà c̣n dư sức th́ học văn) ( tức thi – môn ăn nói ; thư – sử đời trước; lễ –các thể chế, nghi lễ ; nhạc ; dịch…). Khổng tử biết là trong xă hội có nhiều người xấu, nhưng cách xử sự của ông vừa nhân vừa trí. Ông bảo : “ Không tiên liệu rằng người ta gạt ḿnh, đừng ức đóan rằng người ta không tin ḿnh, nhưng gặp những người như vậy là ḿnh biết được ngay, như vậy là hiền đấy ! “Ông ghét một số người như bọn bẻm mép lợi khẩu, bọn gỉa đạo đức làm bộ cao thượng,  “ ghét người nói điều xấu của kẻ khác, ghét kẻ dưới mà hủy bang người trên, ghét kẻ dũng cảm mà vô lễ, ghét người qủa cảm mà cố chấp,  ghét kẻ bốc lột người khác để làm giàu “.Nhưng ông cũng khuyên không nên ghét bỏ ai thái quá, nhất là kẻ bất nhân, v́ không cho họ cơ hội để ăn năn, gạt bỏ hẳn ra th́ họ sẽ nổi lọan.Và ông khuyên người ta phải khoan hồng, nhất là những kẻ ở địa vị cao.

Trong hơn ba mươi năm ông đă đào tạo một số môn sinh có ít nhiều tài đức, có thể ra làm quan được, và đă có năm sáu ngựi lănh chức vụ ở triều đ́nh. Ông nhận định khả năng đặc biệt của mỗi người để gặp cơ hội th́ dùng :

          Đức hạnh có : Nhan Uyên,  Mẫn Tử Khiêm, Nhiễm Bá Ngưu,  Trọng Cung.

          Biện luận : Tể Ngả, Tử Cống.

          Chính sự : Nhiễm Hữu, Qúy Lộ.

          Văn học : Tử Du, Tử Hạ.

          Vơ bị : Tử Lộ.

          Ngoại giao : Tử Hoa, Tử Cống.

Như vậy môn sinh của ông có thể thành lập một nội các,  gần thành một đảng chính trị có chính sách rơ ràng.Trong lịch sử nhân loài, có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên làm được việc này.

 

2.2- Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo

 

Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là xây dựng những mẫu người lư tưởng của xă hội. Đó là kẻ sĩ,  đại trượng phu và người quân tử.

 

a - Kẻ sĩ:

 

Người đi học nho là kẻ sĩ,  con đường vào đời của kẻ sĩ là phải học,  học giỏi th́ đi thi,  thi đậu th́ ra làm quan để giúp nước cứu đời,  chứ không phải học chỉ để biết.

 Khổng tử sáng lập tư học dạy mọi hạng người về sự tu thân, tề gia ;những người nào có tư cách, bất kỳ trong giới quư tộc hay b́nh dân, ông dạy thêm cho lục nghệ để sau này có thể lănh những trách nhiệm lớn nhỏ trong việc trị nước.Hạng người đó dù làm quan hay không làm quan cũng gọi là kẻ sĩ; nếu có tài đức cao th́ ông gọi là quân tử.Giai cấp sĩ đó chính là do ông tạo nên.Khổng Tử nói : “ Người đời xưa học v́ ḿnh, người đời nay học v́ người”,  và “ rất ít người học ba năm rồi mà không có ư cầu bổng lộc ”.Học v́ ḿnh nghĩa là học để tu thân, có ích lợi cho ḿnh;học v́ người là học để có danh, nhiều người biết tới ḿnh, chẳng cần ḿnh có thực tài thực đức.Ông khuyên : “ đừng lo người không biết ḿnh, chỉ lo ḿnh không biết người.”, “ đừng lo không ai biết ḿnh chỉ mong sao ḿnh có tài đức để cho người ta biết đến ”,  Không nên cầu danh mà cũng không được cầu lợi cầu lộc: “ đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị”,  “ kẻ sĩ nào để chí vào đạo mà c̣n thẹn v́ cái ăn cái mặc th́ chưa thể đem đạo ra bàn với được.”

 

Kẻ sĩ đă ra làm quan, nho giáo phân làm bốn hạng:

 

1/Hạng trên cả :biết hổ thẹn về hành vi xấu của ḿnh;đi sứ bốn phương th́ không làm nhục mệnh của vua.

 

2/Hạng thấp hơn:họ hàng khen là người hiếu, hàng xóm khen là người để.

 

3/Hạng thấp hơn nữa : lời nói nhất định phải tín thực, hành vi nhất định phải quả quyết.

 

4/Hạng cuối : khí độ nhỏ nhen.

 

Nhiều nhà Nho cho rằng đă là kẻ sĩ th́ phải luôn trau dồi đức hạnh,  phải bỏ lợi mà làm điều nghĩa,  phải không tiếc tính mạng, trọng nghĩa lư,  thành kính trong việc tế lễ ;về việc tu thân giữ đức phải kiên cường,  dốc ḷng tin đạo.Thời phong kiến sĩ được xă hội thời bấy giờ tôn làm giai cấp đứng đầu trong xă hội : Sĩ, công, nông, thương.Tử Tư nói:” người xưa có nói:nên thờ bậc hiền sĩ như thầy chứ đâu có nói nên làm bạn với kẻ sĩ”, c̣n Mạnh Tử th́ nói: “Thiên hạ đều tôn trọng ba cái này : tước vị, tuổi tác, và đạo đức.Tại triều đ́nh tước vị được qúy nhất; ở làng xóm tuổi tác được trọng nhất; c̣n xét về việc giúp đời, giáo hóa dân th́ đạo đức được kính nể hơn cả”.

Như vậy th́ khắp thế giới, không đâu có bọn áo vải nào được tôn trọng như kẻ sĩ ở Trung Hoa.  Đó là một niềm vinh dự cho dân tộc Trung Hoa và công đầu là của Khổng Tử.

 

b - Đại trượng phu

 

- Đây là những con người bất khuất,  cứng rắn,  là một trong những mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo để phục vụ cho giai cấp thống trị. Khổng Tử nhấn mạnh ư chí bất khuất của người trượng phu trước phong ba băo táp vẫn vững vàng,  không bị nghiêng ngả,  và có ư chí kiên định đầu đội trời, chân đạp đất, nói năng và hành động một là một hai là hai.

- C̣n Mạnh Tử th́ cho rằng: Phú quư bất năng dâm,  bần tiện bất năng di,  uy vũ bất năng khuất. Có nghĩa là người trượng phu th́ giàu sang không bị mua chuộc,  nghèo khó không hề nản ḷng và uy lực không bị khuất phục. Chỉ có như vậy th́ mới xứng đáng là đại trượng phu.

 

c - Người quân tử

 

Quân tử của Nho giáo thuần chỉ tư cách, không có ư nghĩa về địa vị:

 “Người quân tử mưu cầu đạt đạo, chứ không mưu cầu chuyện ăn.người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo.”

“ Người quân tử khi khốn cùng th́ cố giữ tư cách của ḿnh;kẻ tiểu nhân khốn cùng th́ phóng túng làm càn”.

Tư cách và thái độ người quân tử:

-Chỉ cầu ở ḿnh không cầu ở người.

-Giữ vững chính nghĩa, không cố chấp điều tín nhỏ nhặt.

-Giữ vững tư cách khi gặp họan nạn.

-Lo không đạt được đạo chớ không lo nghèo.ăn gạo xấu, uống nước lă mà thấy vui;chứ không chịu làm điều bất nghĩa để được giàu sang.

-Thư thái mà không kiêu căng.

-Không lo không sợ, v́ tự xét ḿnh không có điều ǵ đáng xấu hổ, nghĩ vậy mà lúc nào cũng thản nhiên vui vẻ.

-Nếu có hận th́ chỉ hận điều này; chết mà không làm điều ǵ để người khác biết tới ḿnh, khen ḿnh.

-Thân với mọi người mà không kết đảng, ḥa hợp với mọi người mà không a dua.

-Nghiêm trang giữ lập trường mà không tranh với ai.

-Có lỗi th́ không ngại sửa.

Đức của người quân tử:

-Có đức nhân, giúp người làm việc thiện.

-Trọng nghĩa: cứ hợp nghĩa th́ làm.Lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc.

-Sửa ḿnh thành người kính cẩn.

-Chất phác mà văn nhă, hai phần đều nhau, nếu chất phác th́ quê mùa, văn nhă quá th́ không thành thực, trọng h́nh thức quá.

-Hướng lên cao mà mong đạt tới.

Tài năng và kiến thức của người quân tử:

-Hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dung được vào một việc.

-Có thể không biết những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đương được việc lớn.

-Tài trí đủ để trị dân, biết dùng đức để giữ dân, biết trang nghiêm đối đăi với dân, biết dùng lễ cổ vũ dân.

Hành vi ngôn ngữ của người quân tử:

-Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm.

-Làm trước điều ḿnh muốn nói rồi hăy nói sau.

-Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít.

-Sai khiến người th́ không trách bị cầu ṭan.

-Xét người th́ không v́ lời nói của một người mà để cử người đó ( v́ c̣n xét đức hạnh ra sao nữa),  không v́ phẩm hạnh xấu của người mà không nghe lời nói phải của người ta.

-Khi trông th́ để ư để thấy cho minh bạch;khi nghe th́ lắng tai nghe cho rơ;sắc mặt th́ giữ cho ôn ḥa;diện mạo th́ giữ cho đoan trang ;nói th́ giữ cho trung thực;làm th́ giữ cho kính cẩn;có điều nghi hoặc th́ hỏi han ;khi giận th́ nghĩ đến hậu qủa tai hại sẽ xảy ra;thấy mối lợi th́ nhớ đến điều nghĩa.

 

Khổng tử nói : “ Người quân tử có điều ǵ không biết th́ không nói bậy.Nếu danh không chính th́ lời nói không thuận lư, lời nói không thuận lư th́ sự việc không thành; sự việc không thành th́ lễ nhạc, chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được th́ h́nh phạt không trúng;h́nh phạt không trúng th́ dân không biết đặt tay chân vào đâu ( không biết làm thế nào cho phải ).Cho nên người quân tử đă cùng cái danh th́ tất phải nói ra được (tất phải thuận lư); đă nói điều ǵ tất phải làm được.Đối với lời nói người quân tử không thể ẩu tả được”.

 

 Có thể nói đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử. Cho nên mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là đào tạo người có đức nhân. Theo Nho gia th́ người quân tử là mẫu người lư tưởng nhất,  cao quư nhất của xă hội phong kiến.

Nho giáo cho là đức hạnh của người quân tử như gío, mà đức hạnh của người dân như cỏ.Gío thổi th́ cỏ tất rạp xuống.

 

II/ ẢNH HƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XĂ HỘI VIỆT NAM

 

1- Sự truyền bá Nho giáo vào Việt Nam

 

Việt Nam là nước có quan hệ lâu đời với đất nước Trung Hoa. Từ hơn 1000 năm Bắc thuộc,  nền văn hoá Trung Hoa,  đặc biệt là Nho giáo đă ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn hoá tinh thần của xă hội Việt Nam.

- Nho giáo được truyền vào Việt Nam từ đời Đông Hán, đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) Nho giáo ở nước ta cực thịnh. Những người đỗ Tiến sĩ được khắc lên bia đá để ở Văn Miếu. Việc học Nho và chế độ thi cử cứ duy tŕ măi,   đến đầu thế kỷ XX th́ chấm dứt (ở Bắc Kỳ vào năm 1915,  ở Trung Kỳ vào năm 1918).

- Nho giáo truyền vào Việt Nam cũng tuyên truyền những nội dung cơ bản của học thuyết Nho giáo như: Tam cương,  ngũ thường,  ngũ luân. Việc giáo dục của Nho giáo ở Việt Nam cũng được thể hiện qua các tác phẩm kinh điển của Nho giáo là Tứ Thư: Luận Ngữ,  Mạnh Tử,  Đại Học,  Trung Dung; và Ngũ kinh: Kinh Dịch,  Kinh Thi,  Kinh Thư,  Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.

 

2- Ảnh hưởng của Nho giáo ở xă hội Việt Nam ngày xưa

 

- Nho giáo đă truyền vào Việt Nam trên dưới 2000 năm lịch sử,  nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn hoá,  lối sống của xă hội Việt Nam.

- Lễ đă được coi trọng: ăn th́ dễ,  giữ lễ th́ khó,  trên kính dưới nhường,  kính già yêu trẻ,  tiên học lễ,  hậu học văn... nhờ đó mà các quy tắc lễ nghi,  tập quán được giữ ǵn,  để cho con người tôn trọng thuần phong mỹ tục,  thuỷ chung,  hiếu thảo,  trọng việc nghĩa và việc trung.

 - Ngoài nhân, lễ,  con người Việt Nam cũng rất coi trọng nghĩa. Người Việt Nam luôn trọng t́nh,  trọng nghĩa,  sống với nhau có t́nh,  có nghĩa; xây dựng t́nh làng nghĩa xóm...

Tuy nhiên Nho gíao cũng ảnh hưởng những tư tưởng ở con người và đất nước Việt Nam. Trước hết là tư tưởng thiên mệnh đă thấm sâu vào con người Việt Nam,  làm cho con người luôn tin vào “mệnh trời”,  tin vào ma quỷ ở trên trời.  Trời là tối cao,  là linh thiêng luôn chi phối con người: Trời có mắt,  không có trời ai ở với ai.Tư tưởng số mệnh cũng đă ăn sâu trong con người Việt Nam

-Tư tưởng tam cương của Nho giáo cũng đă góp phần vào sự phân chia xă hội thành đẳng cấp,  thứ bậc trên dưới,  mà trong đó luôn bắt bề dưới phải phục tùng bề trên một cách mù quáng. Việc phân chia xă hội theo thứ bậc không chỉ ở vua quan trong triều đ́nh,  mà cả trong từng gia đ́nh,  làng xóm,  cho đến toàn xă hội đă làm cho tư tưởng gia trưởng,  độc đoán chuyên quyền,  trọng nam khinh nữ ngự trị.

- Xă hội Việt Nam c̣n chịu ảnh hưởng tiêu cực của cả Lễ. Chính lễ đă ràng buộc con người trong mọi quy tắc,  lễ nghi,  cũng như tôn tri trật tự của xă hội phong kiến.

- Người phụ nữ Việt Nam c̣n bị cột chặt bởi Tam ṭng và Tứ đức. Ngày nay những tư tưởng gia trưởng,  độc đoán,  chuyên quyền,  trọng nam khinh nữ ở một mức độ nhất định vẫn c̣n ảnh hưởng rất nhiều trong xă hội.

 

3- Ảnh hưởng của Nho giáo ở xă hội Việt Nam ngày nay và tương lai về sau:

 

- Một trong những nội dung giáo dục thành công nhất,  có ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo ở Việt Nam là giáo dục chữ hiếu. Đây là mối quan hệ hai chiều,  có đi có lại; trách nhiệm đi liền với nghĩa vụ,  phù hợp với t́nh người,  cũng như đạo lư làm người,  của t́nh phụ tử và t́nh mẫu tử.Chính v́ vậy mà chữ hiếu ở Việt Nam rất thiêng liêng và cao cả,  nó là lẽ sống của con người,  và nó đă thấm sâu vào trong từng gia đ́nh,  cũng như ngoài xă hội; nó góp phần xây dựng truyền thống đạo đức và văn hoá của con người.

 

Xă hội Việt Nam ngày nay vẫn c̣n ảnh hưởng của Nho gíao rất nhiều, và chắc chắn vẫn được xă hội ta chấp nhận về sau:

 

Ngũ luân: quân thần-nhân, phụ tử - nghĩa, phu thê -lễ, huynh đệ- trí, bằng hữu -tín.

 

Khổng Tử nói: “ḿnh mà chính đáng( ngay thẳng, đàng ḥang), dù không ra lệnh, dân cũng theo, ḿnh không chính đáng, tuy ra lệnh dân cũng chẳng theo.”ở đây ư muốn nói quân (tức người cầm quyền)để xứng đáng làm người trị dân, để cho thực hợp với danh, phải sửa ḿnh, tự trách ḿnh, phải học.Ngày nay các cấp chính quyền vẫn nên theo lối dùng nhân đức làm gương, hết long phục vụ nhân dân, như vậy dân mới có ḷng tin, mới yên tâm lao động sản xuất v́ sự giàu đẹp của đất nước.Nếu bản thân trị dân mà không có đạo đức tốt, tư cách không đàng ḥang, có lối sống đi ngược luân thường đạo lư th́ làm sao dân nể?

 

Muốn cho người khác tin ḿnh th́ phải thận trọng lời nói, lời nói phải hợp với hành động:” người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà làm không được.”Hai đức tín và hành thường cho đi kèm nhau, Nho giáo rất xem trọng, thử hỏi không giữ chữ tín với dân th́ làm sao dân tôn trọng ḿnh?

 

Khổng Tử nói : “ Ta muốn các người ǵa được an vui, các bạn bè tin lẫn nhau,  các trẻ em được săn sóc vỗ về “ ( lăo gỉa an chi, bằng hữu tín chi, thiếu gỉa ḥai chi ).Đó là mục đích ngày nay ḷai người vẫn theo đuổi.

 

Nếu ai có ḷng muốn tu tỉnh, xin học ông th́ dù dĩ văng không tốt, ông cũng thu nhận, tức như trường hợp một thanh niên làng Hổ ( một làng dân có tiếng là ác nghịch ) lại xin học, môn sinh có người không muốn ông nhận, ông bảo : “ Người ta tiến bộ th́ ḿnh tán thành, hà tất phải nghiêm khắc thái quá.người ta tự tinh khiết mà mong được tiến bộ th́ ta tán thành long tinh khiết của họ bây giờ, chứ không kể tới dĩ văng của họ”.Đây là một đức tính mà ngày nay chúng ta cần phải học hỏi.

Có câu chuyện một chủ doanh nghiệp nhận một công nhân vô làm, sau đó có người khác báo đó là một phạm nhân mới ra tù v́  trước đây có thành tích bất hảo và đề nghị người chủ doanh nghiệp đó cho hắn nghỉ việc .Nhưng người chủ  vẫn giữ lại và nói : “ Người ta đă đến xin việc làm tức là có ư hướng thiện th́ ta nên mở cho họ một con đường mới mà đi, nếu ta mà đuổi họ và các doanh nghiệp khác cũng làm như vậy th́ vô h́nh trung ta lại đẩy hắn về lại con đường tội lỗi khi bị thất nghiệp, mà hắn biết đi xin việc làm là một biểu hiện ḷng muốn hướng thiện rồi “.Và qủa nhiên người công nhân đó làm việc rất tích cực và ḥan thành xuất sắc mọi công việc được giao.

 

Lễ của nho giáo gồm có lục lễ: gia quán lễ – tức lễ thăng chức, phong chức tước hoặc tuyên dương lập công lớn cho triều đ́nh; hôn lễ – tức lễ cưới hỏi ; táng lễ – tức lễ chôn cất; tế lễ – tức lễ cúng trời đất qủy thần ;hương lễ – lễ cúng đ́nh làng và cuối cùng là tương kiến lễ – tức lễ chào đón, gặp mặt, ra mắt.Các h́nh thức lễ nói trên có cái vẫn tồn tại và duy tŕ về sau v́ nó đă ăn sâu vào phong tục tập quán và nếp sống người Việt Nam.Hôn lễ dù cho đơn giản đến đâu cũng phải có lễ cúng vái ông bà tổ tiên và tối thiểu có các lễ vật như : trầu cau, rượu trà…Táng lễ dù cho tiết kiệm đến đâu cũng phải có bàn thờ để thắp nén hương tưởng nhớ người đă khuất và khâm liệm chôn cất tử tế. Khổng Tử đă từng nhắc nhở : “ lễ mà qúa xa xỉ th́ kiệm ước c̣n hơn ; tang mà quá chú trọng nghi tiết th́ thương xót c̣n hơn ”.

 

Khổng Tử có nói : “ Cung kính mà không biết lễ th́ khó nhọc, cẩn thận mà không biết lễ th́ nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ th́ lọan động, ngay thẳng mà không biết lễ th́ gắt gao, mất long người.” dù tích cực hay tiêu cực, ngày nay lễ vẫn có mục đích tập cho ta khắc kỷ để tu thân..V́ lễ rất cần thiết cho sự tu thân, nên Khổng Tử nói là không học lễ th́ không biết lập thân và không biết cách xử sự, và ông nói học lễ cũng là để lập chí, theo ông người có học th́ phải ràng buộc bằng lễ, như vậy mới không trái với đạo lư.

 

Với chữ tín là phải biết sáng suốt yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét, đề bạt người chính trực, bỏ người cong queo.Nhân trí dũng,  ba đức đó dân tộc nào thời nào cũng  cho là cần thiết cho sự tu thân – nhân để luyện t́nh cảm, trí để luyện trí tuệ, dũng để rèn nghị lực – liên quan mật thiết với nhau.

 

Con người mà thiếu đức tín th́ sẽ không thể nào đứng vững được trong đời.Thà bỏ lương thực và binh bị chứ không thể bỏ chữ tín, có thể thời nay vẫn phải vận dụng v́ nếu dân không tin chính quyền th́ chính quyền phải đổ ( dân vô tín bất lập ).Các nhà nho giáo nói : “ người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được”,  thực tế điều này vẫn phải áp dụng cho thời nay và về sau.

 

Tam Cương,  Ngũ thường: quân thần,  phụ tử,  phu thê và quân thần hữu nghĩa,  phụ tử hữu thân,  phu phụ hữu biệt,  trưởng ấu hữu tự,  và bằng hữu hữu tín.

 

Trong xă hội ngày nay chúng ta có thể hiểu quân thần tức là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, và mối quan hệ nay phải có t́nh có nghĩa, cấp dưới mới nể phục và trung thành với cấp trên và cấp trên mới qúy mến cấp dưới.Cái t́nh cái nghĩa ở đây bao gồm những điều nhân đức như : ngay thẳng, không gỉa dối; nghiêm trang, cẩn thận trong công việc, thận trọng trong lời nói và mau mắn trong việc làm.

 

Chuyện sinh con trai hay gái ngày nay và có thể một thời gian dài vẫn c̣n ảnh hưởng khá lớn đối với một số đối tượng bao giờ cũng có ư nghĩ cần có con trai để nối dơi tông đường, nhưng không phải là v́ sợ mang tội bất hiếu mà là nghĩ đến bản thân ḿnh nhiều hơn.Ngày nay t́nh thân giữa cha mẹ và con cái có những nét khác xưa rất nhiều, con cái có điều kiện th́ mong muốn ra riêng, không muốn sống chung với cha mẹ ǵa, và coi trọng vợ con hơn là cha mẹ, có thể về sau sẽ không bao giờ có những chuyện như trong Nhị thập tứ hiếu như: Dương Hương đánh hổ cứu cha,  hay là Đổng Vĩnh bán thân chôn cha, hay là Vương Tường nằm trên băng để bắt cá về nấu canh cho mẹ kế ăn…

Cho nên Tam hiếu thời xưa : đi xa không liên lạc với cha mẹ,  không làm quan, và không có con nối dơi không c̣n ảnh hưởng đến người Việt Nam bao nhiêu, cái chính là vẫn phải duy tŕ đức tính nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ và làm tṛn đạo làm con, phụng dưỡng cha mẹ ǵa đến cuối đời.

 

Ngày xưa Phu xướng phụ tùy tức là chồng bảo ǵ phải nghe theo, không được làm trái gần như không c̣n ảnh hưởng ở Việt Nam.Người phụ nữ Việt Nam sống trong chế độ mới với tư tưởng nam nữ b́nh đẳng đă được giao trả lại quyền con người vốn có của ḿnh, tự ḿnh có tiếng nói trong gia đ́nh và xă hội.Tuy nhiên bản tính dịu dàng và siêng năng đầy trách nhiệm của người phụ nũ Việt Nam vẫn giỏi việc nước đảm việc nhà một cách tự nguyện vui vẻ, điều đó cho thấy ảnh hưởng của nho giáo vẫn c̣n gắn liền ở xă hội Việt Nam.Hai vợ chồng cùng đi làm việc như nhau, khi về nhà người chồng ngồi đọc báo hoặc xem truyền h́nh c̣n người vợ th́ lập tức xăn tay áo vô bếp nấu ăn, giặt giũ…

 

Việc người con trưởng phải lo cho cha mẹ và phụ trách từ đường, lo việc cúng kiếng, đám giỗ vẫn c̣n tồn tại ở một số nơi nhất là ở nông thôn.Nhưng ngày xưa khi chia gia tài th́ cha mẹ không tính cho con gái, c̣n ngày nay theo luật pháp phải chia đều cho tất cả con cái nếu không có di chúc chia theo hướng khác.Điều náy cho thấy vai tṛ của huynh trưởng không c̣n đậm nét như xưa, nếu huynh trưởng có tài và giỏi giang th́ các em sẽ nghe theo, nếu chẳng may huynh trưởng không có đạo đức th́ làm sao những người em nghe theo? cho nên em luôn luôn phải vâng lời nghe lời chỉ dạy của huynh trưởng sẽ không nhất thiết xảy ra.

 

Bạn bè ngày nay kết thân nhau ng̣ai sở thích giống nhau c̣n có người quan niệm phải “ môn đăng hộ đối ”, ở đây không nói chuyện dựng vợ gă chồng mà là nói những người bạn giàu có th́ t́m quen và chơi thân những bạn cũng giàu có, thử hỏi có người bạn nào đi chơi với chiếc xe trị gía hàng trăm triệu đồng mà t́m người bạn đi xe đạp đi chơi chung ? một người bạn ăn vận bộ đồ hang hiệu cả triệu đồng lại đi chơi với người bạn không có bộ đồ đáng gía vài mươi ngh́n đồng, không có đồ trang sức ? Bạn bè thân với nhau bằng chữ tín, bằng tấm chân t́nh,  và gíup đỡ nhau trong lúc họan nạn h́nh như bị mai một, v́ bản thân người bạn nghèo khổ, thấp hèn tự cảm thấy tự ti và tự xa lánh những người bạn giàu có.Bản thân những người làm chung một cơ quan cũng ít khi có ḷng gíup đỡ lẫn nhau mà thường là ganh tỵ, soi mói nhiều hơn.

 

T́nh đồng nghiệp, t́nh bạn học, t́nh bạn bè cần phải có một quan niệm sống : rộng lượng, bao dung, nhân từ mới bền chặt và tiếp nối hững truyền thống tốt đẹp của nho giáo.

 

Tam ṭng: tại gia ṭng phụ, xuất gía ṭng phu, phu tử ṭng tử. Tứ đức: công dung ngôn hạnh.

 

Ở nhà th́ phải theo cha, điều đó là hiển nhiên, nhung khi con cái đă lớn, đă thành niên th́ con có quyền quyết định về con đường ḿnh đi.Khi lấy chồng phải theo chồng,  việc này vẫn c̣n ảnh hưởng ở một số bậc cha mẹ về quan niệm con gă xong là phải theo chồng .nhưng nếu chẳng may gặp phải người chồng đầy bạo lực và gia đ́nh chồng tàn nhẫn th́ người phụ nữ cam chịu và sống đau khổ tủi nhục hết cả cuộc đời sao?  Và nếu chẳng may chồng chết sớm th́ phải ở vậy nuôi con, và ở với con suốt cả đời?, người phụ nữ có quyền lựa chọn con đường của ḿnh; khi đến tuổi thành niên tự chọn ngành hoc hoặc việc làm theo ư ḿnh, lấy chồng như thế nào ăn ở ra sao tự quyết định, và trong tương lai vai tṛ tự do b́nh đẳng người phụ nữ càng được khẳng định thêm.

 

Người phụ nữ nếu biết nấu ăn, may vá, dệt vải th́ tốt, nhưng nếu không biết làm những điều đó mà giỏi quản lư hoặc kinh doanh th́ càng tốt hơn.Về tướng mạo, duyên ăn nói và tánh t́nh th́ bắt buộc phải co.Thử tưởng tượng một người phụ nữ khuôn mặt lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, ăn nói đốp chát, hỗn hào và tánh t́nh xấu xa, ganh tỵ, đâm thọt mọi người…th́ có ai chấp nhận không? người phụ nữ Việt Nam có truyền thống giỏi giang, dịu dàng,  nết na thùy mị, siêng năng th́ cần phải duy tŕ và phát huy những đức tính đó.

 

Trong hơn hai ngàn năm, tất cả các nhà nho chân chính ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, hữu danh cũng như vô danh, từ Đổng Trọng Thư đến Đào tiềm, Vương Dương Minh, Chu Văn An, Nguyễn Trăi, Nguyễn Khuyến đến các ẩn sĩ, các thầy đồ đều giữ được truyền thống KhổngMạnh, tự gây ra một uy tín rất lớn trong dân gian, gặp thời th́ ra giúp nước, tận trung mà liêm khiết, không gặp thời th́ lui về, độc thiện kỳ than ;nước gặp nguy th́ không do dự, xă thân v́ nghĩa, qua cơn nguy rồi th́ mặc ai tranh giành danh lợi;họ không có một chút đặc quyền, cao thượng mà vẫn b́nh dân, chỉ giúp đồng bào chứ không màng phú qúy;họ không có tổ chức mà giai cấp họ lại chặt chẽ, trường tồn, v́ không tranh với ai, một giai cấp kỳ dị không giống một giai cấp nào trong lịch sử nhân loại:Văn minh nhân loại ngày nay không sao tạo nổi giai cấp đó nữa.Ngày nay các nhà giáo làm sao có được uy tín với học tṛ như các cụ đồ hời xưa.Lâu lâu chúng ta đọc báo thấy nào là có học tṛ đánh thầy giáo của ḿnh trọng thương,  nào là học tṛ hăm dọa cô giáo, đánh cô giáo, mắng chửi thầy cô…c̣n đâu chữ tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư bán tự vi sư,  nhất nhật chi sư chung nhật chi phụ? Ngày nay sinh viên tốt nghiệp ra trường đều chọn hoặc chạy chọt chỗ làm việc nhàn hạ, lương cao,  có cơ hội được nhận của đút lót hoặc tham nhũng .Thử hỏi có bao nhiêu sinh viên mong muốn làm việc nào đó lương thấp mà sẳn sàng hết ḷng giúp dân, thương dân, v́ dân, phục vụ dân, tận tụy v́ dân? Khổng tử từng nói : “ ăn gạo xấu, uống nước lă, co cánh tay mà gối đầu, trong cảnh ấy cũng có cái vui.nhung làm điều bất nghĩa mà được giàu sang th́ ta coi như mây nổi” và ông khuyên môn sinh đừng v́ bổng lộc, chỉ nên cầu đạt đạo, chứ không cầu chuyện bổng lộc, chỉ nên lo không đạt đạo chứ không lo nghèo ( ưu đạo bất ưu bần ).

 

Ở Việt Nam hiện nay, giai cấp nho giáo không c̣n nữa, con cháu của giai cấp đó c̣n lại một ít, nhưng trong số đó c̣n giữ được nếp nhà th́ khá hiếm, nếu c̣n giữ được bản sắc đó th́ ta rất dễ nhận ra : thường họ không ham danh lợi, chăm nom sự dạy dỗ con cái, yêu nước, thích văn chương, chuộng dạy học và rất có khiếu dạy học.Ngày nay xă hội chúng  ta c̣n giữ được vài nguyên tắc của nho giáo : nhà cầm quyền phải có đạo đức, phải thương dân, được long dân ;xă hội phải có trật tự công bằng ; chăm nom sự giáo dục dân ngang với nuôi dân ;phải giữ chữ tín tuyệt đối không lừa gạt dân.Không ngừng bồi dưỡng đức nhân ( t́nh cảm đôn hậu, khoan dung ), rèn luyện đức dũng để tự chủ,  giữ được liêm sĩ thắng được những cám dỗ khiến con người sa đọa và sa sút đạo đức và cuối cùng là không ngừng nâng cao  đức trí trong việc quản lư con người và xử sự mọi việc.

 

 

Người thực hiện: VƯƠNG VĨNH HIỆP

LỚP CAO HỌC KINH TẾ 2005

Trích bài tiểu luận thi môn triết học

 

 

 

 

 

 

 

 

VƯƠNG VĨNH HIỆP 王永協   <photo>