TRỤ CỘT GIA
ĐÌNH
Người ta hay nói
người cha là trụ cột gia đình,
điều đó hoàn toàn đúng. Người cha không những là trụ
cột về ý nghĩa vật chất mà còn là ý
nghĩa tinh thần. Thu
nhập của các gia đình đại đa số
từ người cha.
Những khi trong nhà có việc khó khăn, nặng
nhọc hoặc thậm chí những lúc nguy ngập,
chỉ cần có bóng dáng người cha là mọi
việc được giải quyết êm xuôi. Những đứa bé
mới tập nói, lời nói đầu tiên bật ra
là chữ Papa ! Khi
đứa trẻ ra ngoài đường bị
những đứa cùng trang lứa hoặc lớn
tuổi hơn ăn hiếp, đúa trẻ đều
đưa người cha ra để được bảo
vệ, mặc dù có thể lúc đó cha không có mặt,
nhưng hình ảnh người cha hiện ra trong
đầu sẽ giúp trấn tĩnh tinh thần và
doạ ai dám đụng đến nó là sẽ biết
mặt, cha nó sẽ không bỏ qua cho đâu.
Người cha đóng vai
trò trọng yếu trong gia đình, vai trò đó sẽ
quyết định con đường học
vấn, con đường sự nghiệp của
những đứa con.
Trong cơn bão Chanchu vừa qua xảy ra ở
miền trung Việt Nam đã quét sạch và nhấn
chìm hàng trăm ngư dân.
Bao nhiêu gia đình đã mất hẳn bóng dáng
người cha sau lần đi đánh cá đó. Với những người
mẹ người vợ suốt ngày chỉ biết
nuôi con, đột nhiên mất đi trụ cột gia
đình, nguồn sống duy nhất trong gia đình,
cả chiếc tàu –- phương tiện kiếm
sống duy nhất của gia đình –- cũng bị
biển cả nuốt chửng, chắc chắn
sẽ lao đao trong một thời gian dài . Hàng đàn trẻ nhỏ ngày
ngày cứ đứng trên bãi cát nhìn ra khơi xa ngóng
trông hình bóng người cha trở về…thật
đau lòng, thật bi thương. Chỉ vì những sự ngu xuẩn, trình
độ kém cỏi, vô trách nhiệm của vài
ngươi trong Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng
Thuỷ Văn Trung Ương mà đã làm cho hàng
trăm trẻ em mồ côi cha vĩnh viễn. Trong khi đó Hải Quân Hoa
Kỳ, Hongkong và Nhật Bản đã sử dụng
hệ thống dự báo thời tiết rất
hiện đại nhưng miễn phí và rất có
hiệu quả và đã tránh được cơn
bảo tràn qua.
Sự kiện bão Chanchu
gây nên thảm hoạ ở miền trung Việt Nam
khiến tôi nhớ đến một bài học
Quốc Ngữ tiếng Hoa lúc tôi học tiểu
học ở trường Khải Minh: Trời tối đen
mịt mù, gió thổi kinh hồn, người cha đi
đánh cá, sao giờ này vẫn chưa về? Nguyên văn: 天那么黑,风那么大,爸爸捕鱼去。为什么还不回家?Đàn con lo âu, sợ hãi chờ cha về trong một
đêm tối mưa gió bão bùng. Cô giáo dạy đến đoạn đó
giọng nói cũng nghèn nghẹn, cả lớp học
có đứa cũng rơm rớm nước mắt
khóc theo tình tiết bài học.
Đến đoạn cuối đàn con reo lên
trong niềm vui hân hoan: Ba
đã về, Ba đã về, Ba mang theo về rất
nhiều cá… Nguyên
văn: 爸爸回来了,爸爸回来了,带回来许多鱼…
Niềm hạnh phúc
của những đứa con mong mỏi người
cha và người cha đã về trong tiếng reo
mừng rỡ khiến tôi cũng vui lây, và bài học
đó vẫn còn ám ảnh tôi suốt bao năm tháng
nay. Nhưng với
những đứa con ở miền trung Việt Nam
trong cơn bão Chanchu vừa qua cũng có một số
người cha trở về và một số
người cha đã mãi mãi ở lại biển
cả.
Rồi đây những
đứa con mồ côi cha sẽ sống ra sao ? Người mẹ suốt
cuộc đời chỉ biết làm công việc
nội trợ, cả nhà chỉ trông chờ vào
chiếc tàu và những con cá người cha mang
về. Rồi đây ai
sẽ dẫn con đến trường đi thi ?
Rồi đây ai sẽ chỉ bài cho con trong những
đêm trăng sáng ? Rồi đây ai sẽ dẫn con
đi xem đá banh?
Rồi đây ai sẽ dẫn con đi tắm
biển ? Rồi đây
ai sẽ bênh vực con khi con bị người ta
ăn hiếp ? Rồi đây ai sẽ chỉ dạy
những bước đi đầu tiên khi con vào
đời ? … và khi trụ cột gia đình đã
sụp đỗ thì người mẹ và những
đứa con côi cút có đủ sức chống
chọi và vực dậy hay không ? nếu có thì trong
đó chắc chắn sẽ có một sức mạnh
vô hình tiếp sức từ hình bóng người cha
vĩ đại suốt cuộc đời đã âm
thầm hy sinh vì gia đình, vì con cái.
Vương
Vĩnh Hiệp 王永協
Nha Trang, Việt Nam -
06/2006
|