Tôi có một trí nhớ khá tốt,
những chuyện xảy ra cách đây gần 35 năm
lúc chỉ có 5 tuổi tôi
vẫn c̣n nhớ như in
trong tâm trí tôi…
Ngày đầu tiên đến
trường:
Đó là năm 1971, lúc tôi được 5 tuổi
mẹ tôi quyết định cho tôi đi học
lớp Mẫu Giáo (Ấu Trỉ Viên), mặc dầu các
bạn cùng trang lứa đă đi học từ
trước đó một năm rồi, cho nên tôi đăng
kư học thẳng vào lớp Ấu Trỉ Cao. Hôm đó anh trai tôi (
Vương Vĩnh Minh) dẫn tôi đến
trường Trung Học Khải Minh tại số 13
đường Miếu Bà, Thị Xă Nha Trang, cách nhà tôi
khỏang 500m. Tôi nhớ
pḥng ghi danh nằm ở tay trái tầng trệt pḥng
thứ hai thuộc dăy lầu bên ng̣ai. Khi ghi danh cô phụ trách
đăng kư ghi danh học sinh nhập học hỏi
tên tôi, anh tôi trả lời là Vương Vĩnh
Hiệp. Anh tôi đọc chữ Hiệp không chuẩn
nên cô ghi hỏi lại vài lần, cuối cùng anh tôi
mới giải thích được chữ hiệp
gồm có chữ thập và ba chữ lực. Lúc đó cô ghi danh mới ghi
đúng. Nhưng sau đó
nhiều người vẫn nh́n tên tôi và đọc sai
là lực. Hiện nay khi
người ta hỏi tên tôi, tôi chú thêm hiệp là
hiệp lực,hiệp nghị, hiệp định,
hiệp trợ, hiệp hội… cho đến khi
người ta hiểu chữ hiệp nào…
Ngày chính thức đi học tôi được
mẹ tôi diện một bộ đồ thiệt
đẹp, sau khi tiếng kẻng vào lớp nổi lên
chúng tôi được cô giáo dẫn vô lớp
học. Lần đầu
tiên trong cuộc đời phải ngồi yên trong
khỏang thời gian dài nên vừa khi có tiếng
kẻng báo giờ ra chơi tôi vội phóng ra chạy
khắp sân, chạy nhảy và đi hết khắp sân
trường cho đến giờ vô lớp. Tôi là người vô lớp
cuối cùng, khi chạy đến chỗ tôi ngồi th́
tôi phát hiện một điều quái lạ: Sao chổ tôi ngồi đă có
thằng nhóc nào ngồi rồi, và chỗ để
cặp táp không phải là cặp của tôi?!! Và tôi nh́n
chung quanh lớp, điều tôi hỏang hốt thực
sự là trong lớp chẳng có ai quen cả !!! Lập tức tôi hiểu ngay
ra là tôi đă vô nhầm lớp! Tôi đỏ gay cả
mặt và chạy biến ra khỏi lớp trước
khi cô giáo đến…
Những ngày sau đó đi học việc
đầu tiên là tôi nhận dạng vị trí lớp và
các đặc điểm xung quanh lớp học đó,
và cẩn thận hơn nữa tôi để ư bạn
học ngồi bên cạnh ḿnh là ai và tên ǵ. Cho đến nay tôi vẫn c̣n
nhớ bạn học ngồi bên cạnh tôi trong
những ngày đầu tiên đi học tên là Lâm Thục
Anh. Cô bé này ở nhà c̣n có
tên là Trang là con gái của
Ông Bà Hiệp Thành Lâm Mộc Huy, và tôi c̣n làm dấu
để khỏi bị nhầm lẫn là cô bé
thường hay vận một chiếc váy rất xinh
nền trắng ca rô đỏ, xanh, và để
chắc ăn hơn nữa tôi nhớ cô bé ngồi
ở dăy bàn bên trái tôi rất dễ thương với
mái tóc buộc đuôi gà tên là Hùynh Lệ Na nhà ở 117
đường Lữ Gia.
Sự kiện trọng đại ở
Trường Khải Minh:
Năm 1972 tôi học lớp 1C và tôi bắt
đầu được mặc đồng phục
với áo sơ mi trắng quần sọoc xanh
dương, và số học sinh của tôi là 2722, tôi
rất thích thú với các sách giáo khoa như Quốc
Ngữ, Thường Thức được in màu do
Đài Loan xuất bản, nhưng có bài học cho
đến nay tôi không thể nào học được
đó là các phù hiệu chú âm ( hiện nay tôi chỉ
sử dụng kiểu phanh âm với kư hiệu La Tinh
của Trung Quốc Đại Lục ). Tôi bắt đầu làm quen
được hết các bạn trong lớp,nhất là
các bạn nam,trong đó tôi chơi thân cho đến ngày
rời khởi Khải Minh như Ngụy Chí Phát, Châu
Nại Phúc, anh em Mai Quảng Thành, Mai Quảng Liêm,
Thạch Quốc Trụ, Vương Viễn Kiện…C̣n
các bạn nữ do mắc cở nên chỉ biết
chứ không chơi chung, nhưng có một cô tôi vẫn
nhớ măi với mái tóc ngắn cắt ngang, da trắng
mịn, khuôn mặt bầu bỉnh, cặp mắt to
đen láy, và lúc nào cũng mắc áo sơ mi cài sát cổ áo và học giỏi
nhất lớp, được Cô giáo chọn làm lớp
trưởng cho các lớp sau cho đến khi tôi lên thay
thế. Cô bé đó tên là
Phan Thúy Ưng, sau này tôi được biết nhà ở
số 2 Trưng Nữ Vương ( gần chợ
Đầm).
Năm 1972 trường Khải Minh đăng cai
tổ chức giải vô địch bóng rỗ các
tỉnh Trung Nam bộ và Cao Nguyên. Đây có thể coi là sự kiện quan
trọng nhất từ trước đến nay. Theo kư ức tôi lúc đó nhà
trường chuẩn bị rất kỹ cho sự
kiện thể thao quan trọng này. Đội bóng của trường Khải
Minh mang tên Kiều Thanh tập trung các cầu viên ưu
tú nhất của trường.
Việc có được một tấm vé vô xem
cuộc thư hùng của các đội bóng của các
tỉnh không phải dễ.
May sao Cậu của tôi (ông Lư Giới Dân ) dư một
vé cho tôi đi xem. Lúc đó
tôi chỉ có 6 tuổi có biết xem ǵ đâu? Nhưng
không khí sôi nổi ở trong trường và ng̣ai trường khiến
tôi rạo rực, muốn vô xem thử những ǵ
diễn biến bên trong sân trường. Thưc sự cho đến
nay tôi chỉ c̣n nhớ là đội Châu Đốc vô
địch và đội Kiều Thanh Nha Trang
đứng thứ 4. Mà thông tin đó tôi nghe nói lại
thôi, chứ hôm tôi vô sân chỉ nhớ là thấy Thầy
Lâm Mỹ An có mái tóc xỏa trước trán nhảy tranh
bóng rất đẹp.
Cầu viên của đội Châu Đốc
khiến tôi rất ngạc nhiên về nước da ngâm
đen như người Châu Phi và cao lều
khều…Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu không
nói đến chương tŕnh ca vũ do các học sinh
trường Khải Minh tŕnh diễn. Tôi chỉ c̣n nhớ
đến giọng hát ngọt ngào của Cô Vương
Viễn Khiết khi hát bài Thập Bát Cô Nương
Nhất Đóa Hoa, và nhất là điệu múa của hai nữ sinh (
h́nh như lớp 3 ) được đệm bằng
bản nhạc Vọng Xuyên Thu Thủy ( Trường
Kỳ “Nagasaki” Hồ Điệp Cô Nương ) một
bài hát của Nhật Bản, đến nay tôi vẫn
c̣n nhớ lời bài hát đó mặc dầu hiện nay
các CD hát bằng lời khác. Tôi nghĩ tất cả các sự
kiện diễn ra trong những ngày tổ chức
giải vô địch bóng rỗ ở Trường
Khải Minh là kỷ niệm khó phai trong đời đối
với tất cả học sinh của trường…
Những người bạn học mới và
người Cô giáo tôi nhớ măi trong đời:
Lên lớp 3 th́ từ 3 lớp nhập lại c̣n 2
lớp, tôi học ở lớp 3B, từ lờp 2 tôi
đă chơi thân ng̣ai các bạn đă nói ở trên c̣n có
thêm các bạn Lâm Di Qúy, Sóai Diệc Xuyên, Vương
Văn Minh, Ngô Thanh Minh, Lâm Minh Hoa…Các bạn Quách Hán Minh,
Lư Vỹ Cường, Vân Đại An th́ tôi rất
mến v́ tánh t́nh dễ thương nhưng ít chơi
chung. C̣n các bạn nữ
trong lớp th́ tôi nhớ gần hết: Tôn Tuyết
Phương con của tiệm thuốc bắc Dân Khang
có mái tóc dài đen bóng uốn quăng; Hùynh Lệ Quyên nhà
ở đường Ngô Gia Tự ( Nguyễn Ḥang ) có
cặp mắt to; Ngô Tú
Phụng có nước da trắng hồng nhà ở góc
cua Đào Duy Từ và Độc Lập; Ngô Lệ
Kiều con của nhà hàng Đông Thành có cái lúm
đồng tiền trên má; Mạch Lệ B́nh nhỏ
nhắn xinh xắn; Phan Ái
Liên con của tiệm thuốc bắc Thọ Nguyên
Đường dáng người khỏe khoắn…
Năm tôi học lớp 3 có hai sự kiện
khiến tôi không bao giờ quên:
Một là trong lớp tôi là người duy nhất
được chọn biểu diễn khẩu cầm
( armonica), và điều thứ hai là đại diện
khối 3 phụ trách đọc diễn văn bằng
tiếng Hoa trước ṭan trường. Tôi chưa bao giờ
đụng đến khẩu cầm chứ
đừng nói đến chuyện biểu diễn. Cô Hàn Hồng cô giáo chủ
nhiệm lớp tôi phụ trách dạy tôi thổi khẩu
cầm. Hằng ngày vào
giờ ra chơi Cô Hồng gọi tôi xuống Hiệu
Vụ Xứ ( Pḥng Giáo
Vụ) đến bên bàn làm việc của Cô và Cô
dạy tôi sử dụng khẩu cầm, sau một
thời gian tập luyện tôi đă thổi khá thành
thạo nhưng không hiểu sao chương tŕnh
biểu diễn ca vũ nhạc của trường sau
đó hủy bỏ nhưng nhờ đó tôi được
biết thổi khẩu cầm. C̣n việc đọc diễn văn nhờ
sự nhiệt t́nh giúp đở của Cô Hồng tôi có
một bài diễn văn khá hay đọc trước
hàng trăm khán gỉa. Tôi
vẫn c̣n nhớ mang máng nội dung bài diễn văn
nói về nền kinh tế các nước Đông Nam
Á. Tôi nghĩ kỹ năng
nói trước đám đông của tôi hiện nay
cũng có thể nhờ được huấn
luyện từ đó. H́nh
ảnh Cô Hàn Hồng tôi nhớ măi trong tâm trí, v́ trong
suốt qúa tŕnh học hành của tôi cho đến nay Cô
để lại ấn tượng về sự
dịu dàng, nhân từ, hết ḷng yêu mến dạy
dỗ học tṛ. Tiếng
Hoa của tôi nhập tâm và hiện nay sử dụng nói
nghe như người bản xứ ḥan ṭan là nhờ trong thời gian học
ở Cô tôi tập trung, nổ lực và với căn
bản đó về sau tôi đi sâu hơn về tŕnh
độ tiếng Hoa thuận lợi hơn. Tôi vẫn c̣n nhớ hồi đó
dáng người Cô ốm cao, đôi mắt to, tóc cắt
ngang vai và uốn cong, và qua bài viết này tôi xin
được gởi lời tri ân đến với Cô
và mong ước Cô luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Những bài học rèn luyện nhân
cách và những năm tháng
sau ngày giải phóng:
Chương tŕnh giáo dục của Khải Minh
đă trang bị cho tôi vốn liếng tiếng Hoa khá
vững vàng. Ng̣ai sách giáo
khoa của trường tôi mượn sách, tiểu
thuyết, truyện tranh về xem. Tôi mượn từ các gia đ́nh trong
cộng đồng người Phước Kiến
như: Hiệp Phát, Hiệp Thuận Hưng…và đi thuê
ở hiệu sách trước cửa Thiên Thái ở
gần trường. Lúc
đầu tôi đọc truyện tranh Lăo Phu Tử,
Tiểu Lưu Manh, Tây Du Kư…sau đó tôi đọc cả
tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ
Long, Lương Vũ Sanh;
tiểu thuyết t́nh cảm của Qùynh Dao, Y
Đạt, Từ Tốc…Không hiểu hết tôi cũng
đọc, rồi tra tự điển, ở nhà tôi
hàng ngày hay mở đĩa nhạc phát các bài hát của
các ca sĩ Thanh Sơn, Hùynh Thanh Nguyên, Trương
Tiểu Anh, Đặng Lệ Quân….Tối tối các Cô
tôi ở tiệm Hiệp Thuận Hưng gọi tôi ra
dạy tôi học thêm.
Chị Lâm Bích Trân con của Hiệp Phát kèm tôi thêm (
đáng tiếc chị Trân bị bắn chết năm
1978 khi vượt biên).
Chị Hứa Minh Huệ ở cafê Du Hưng
đường Trần Qúy Cáp dạy thêm tóan cho
tôi…với phương cách được đào tạo
tổng hợp như thế này hiện nay tôi học
tiếng Hoa tiến bộ rất nhanh.
Từ những bài
học đầu tiên nhận mặt chữ như nhân,
thủ, túc, đao, thước, bố…tôi học
được cái lanh trí và b́nh tĩnh của Tư Mă
Quang khi đập vỡ cái lu nước để
cứu bạn; cái thông minh sáng tạo của Tào Xung khi
nghĩ ra cách cân con voi qua chiếc xuồng; cái trung
thực dũng cảm của Washington khi lỡ chặt
gẫy cây táo mà bố ḿnh yêu qúy; cái kiên tŕ nhẫn
nại của vị tướng tên Bruce người
Scotland nh́n con nhện dệt mạng nhện đến
lần thứ bảy và hiểu ra rồi sau đó
đánh bại quân Anh …
Sau những ngày hoang mang, khủng hỏang trong thời
gian đầu giải phóng tôi trở lại nhà
trường học tiếp lớp 4, và tôi hụt
hẩng và buồn rầu suốt mấy ngày liền v́
môt số các Thầy Cô, bạn học của tôi đă
rời xa Khải Minh. Có
thể họ chuyển vô Sài G̣n hoặc vượt
biển đi đến một chân trời khác.. Kể từ đó tôi không c̣n
gặp Cô Hàn Hồng, các bạn như Thạch Quốc
Trụ, Quách Hán Minh, chị em Phan Thúy Ưng, Phan Thúy
Kiều, Mạch Lệ B́nh…Tôi không c̣n mơ ước
chống lớn để được mặc
đồng phục quần dài, áo sơ mi thắt cà
vạt như các anh lớp lớn v́ sau ngày giải phóng
học sinh “được” mặc đồ tự
do, Tôi không c̣n phải lên
hội trường để chào cờ Đài Loan Trung
Hoa Dân Quốc và hát bài Quốc Ca Đài Loan, và tiếp
theo chương tŕnh tiếng Hoa được dạy
như môn ngọai ngữ.
Nhưng trẻ thơ chúng tôi thích ứng ḥan
cảnh rất nhanh, những chữ Hoa giản thể
một thời gian ngắn chúng tôi làm quen không có ǵ khó
khăn. Chủ nhiệm
lớp 4 của tôi là Thầy Xay, tôi không có nhiều ấn
tượng về Thầy, cũng như Thầy Phu khi
lên lớp 5. Tôi chỉ
nhớ không c̣n Phan Thúy Ưng trong lớp, tôi
được bầu làm lớp trưởng. Tôi nghĩ có thể do tôi
biểu hiện xuất sắc môn tiếng Hoa nên
được làm lớp trưởng chứ trong
suốt qúa tŕnh học tôi chưa bao giờ đứng
nhất lớp v́ môn tóan tôi hơi yếu.
Bắt đầu từ lớp 6 ( 1978 ) bạn
học tôi dần dần “biến mất” khỏi
lớp không một lời
từ gĩa. Tôi
được biết họ đi vượt biên
hoặc đi đăng kư.
Tôi rất hiểu t́nh cảnh, tâm trạng của
mọi người lúc đó.
Năm đó Cô Hạnh Em là Chủ nhiệm lớp
tôi, hiện Cô vẫn ở nhà Quán nem Mỹ Hạnh
ở đường Trần Qúy Cáp.
Đầu năm học lớp 7 một
điều khiến tôi buồn rầu suốt cả
tháng trời đă xảy ra:
Nhà trường quyết định tách một
nửa lớp qua trường Xương Huân ( nay là
trường Chu Văn An ).
Theo tôi được biết là tất cả các
lớp trong trường đều bị cắt
một nưả đi trường khác. Đột nhiên trong lớp có
đến một nửa là bạn học lạ tôi
nhất thời không thể quen được môi
trường đó.
Nhiều buổi đi học về tôi lang thang
sang trường Xương Huân xem có gặp
được những đứa bạn học thân
mến của ḿnh từ thời học mẫu giáo hay
không, nhưng cửa cổng đóng im ĺm, và tôi không c̣n
gặp lại những người bạn học
như : Tôn Tuyết
Phưong, Hùynh Lệ Quyên, Ngụy Chí Phát, Ngô Thanh Minh …v́
ngay sau đó hàng lọat người Hoa đăng kư
rời khỏi Việt Nam, lớp tôi ṭan bộ đi
hết khỏang 70 - 80%, gia đ́nh tôi cũng có
đăng kư đi trong chiếc tàu do ông Tiêu Lăm tổ
chức, nhưng là chiếc tàu cuối cùng kẹt
lại, và tôi vẫn c̣n duyên nợ với Nha Trang,
với Việt Nam.
Việc học hành của tôi sa sút, chủ yếu
do việc chuẩn bị rời khỏi Việt Nam,
không khí thời cuộc và không c̣n đám bạn thân
học chung. Thậm chí có
một lần tôi cầm đầu cả lớp
trốn học đi chùa Long Sơn chơi, hôm sau tôi
bị Cô Quân ( Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 7
của tôi, nhà ở đường Thái Nguyên gần ga
xe lửa ) la trách. Tôi c̣n nhớ Cô nói tôi là
lớp trưởng mà không làm gương cho các bạn
khác noi theo. Cuối cùng tôi
cũng rời khỏi Khải Minh, ở nhà chỉ
chờ ngày lên tàu rời khỏi Việt Nam. Sau một
thời gian xác định không thể đi ra
nước ng̣ai được nữa, tôi đâm ra thèm
học, nhớ Khải Minh kinh khủng và tôi lại
đăng kư vô học lại. Nhưng tôi đă sai
lầm, học lại một thời gian ngắn tôi
phát hiện ra tôi không thể nào học được
nửa, đầu óc tôi rỗng tuếch v́ không c̣n
một khuôn mặt thân quen nào ở trong trường. Xác của Khải Minh c̣n
đó nhưng hồn đă không c̣n, hồn của
Khải Minh đă tản mát đi đâu rồi? Ở
Mỹ? ở Canada? ở Úc?
ở tất cả các ngơ ngách trên thế giới?
Cuối cùng tôi không chịu nổi, không đủ
sức chịu đựng việc học ở
Khải Minh và lần thứ hai bước ra khỏi trường,
và bắt đầu việc học đầy gian
truân,khó khăn của tôi không phải ở Khải Minh…
Sau 9 năm ở trường Khải Minh tôi ra
đi không có lấy một mảnh bằng nào cả,
những ǵ tôi học được, lĩnh hội
được, hấp thu được, thấm nhuần
được ṭan bộ nằm trong đầu tôi
nhưng nó có gía trị gấp trăm lần những
tấm bằng dù là của những trường
đại học danh tiếng thế giới hay
nổi tiếng ở Việt Nam mà tôi có
được…
Thay cho lời kết:
Tháng 9 năm 2004 tôi trở lại trường
Khải Minh, mặc dù nhà tôi ở đường Ḥang
Văn Thụ ( Ḥang Tử
Cảnh trước đây ) nhưng gần 25
năm qua tôi không bước vô trường dù rằng
hàng ngày tôi đều có đi qua. Sáng hôm đó tôi đi họp phụ huynh
học sinh cho con trai tôi là học sinh lớp 8 của
trường ( nay gọi là trường Trưng
Vương ), thật trùng
hợp tôi họp ở ngay tại lớp mà
trước đây tôi học lớp 4! Ngồi nh́n chung
quanh thấy không có ǵ thay đổi, vẫn bốn
bức tường đó, vẫn bàn ghế đó, vẫn
cửa sổ đó…Tôi nh́n các phụ huynh khác trong
lớp đột nhiên tôi có ước muốn tất
cả phụ huynh đó đều là bạn học
của tôi thuở xưa… Khi họp xong tôi đi hết
các tầng lầu, đi hết các lớp học: Đây là lớp học tôi
đánh lộn với Tô Kỳ Xương; đây là khu
hành lang Châu Nại Phúc đánh rơi kính cận của
tôi xuống dưới sân trường vỡ tan. Tôi vẫn c̣n nhớ nét
mặt tái xanh v́ sợ của nó; đây là hành lang phía sau
lớp học mà bọn tôi gồm Lâm Du Tường, Lâm
Minh Hoa, Sóai Diệc Xuyên…cậy gạch ra ném nhau chơi!
( hiện nay vẫn không có gạch lát lại ); đây là
thang vịn đi xuống lầu mà tôi ít khi bước
từng bậc thang cấp mà tuột
xuống…Đứng ở sân trường hồi lâu tôi
nh́n về hướng rạp Tân Thanh chợt phát
hiện bậc khán đài đă bị đập bỏ
từ bao giờ. Gốc
sân gần đó là nơi tôi hay nh́n những con ch́nh
biển, con mực mà anh Ngày ( con trai Thầy Trần
Khắc Vân) đi biển đâm về, c̣n bên gốc sân
có cầu thang đi lên nhà tập thể giáo viên là
nơi tôi đă mua hoa tặng cô Phan Tiểu Thanh nhân ngày
nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1976 ), và cuối cùng là gốc sân
nơi trước đây làm Nhi Đồng Lạc
Viên. Có một cây
phượng mà tụi Hùynh Xuân Răng, Vạn Quốc
Cường, Phan Gia Tŕ ném nguyên cái bàn học vào cây
phượng để phá tổ ong …Nh́n ra giữa sân
trường tràn ngập ánh nắng ban mai,tôi
dường như nh́n thấy một cậu bé
khỏang 10 tuổi mặc đồng phục với
áo sơ mi có số hiệu 2722 đang chơi bóng rỗ
bằng trái banh tennis, nh́n sang dăy lớp học tôi
dường như nh́n thấy một chú bé khỏang 5
tuổi đang cuống cuồng chạy đi t́m
lớp học ḿnh …
VƯƠNG
VĨNH HIỆP 王永協 <photo>
Nha Trang, tháng 6 năm 2005
|