MỸ QUỐC DU KƯ  (KỲ 7)  -–  GẶP GỠ

 

 

 

H́nh chụp ở China Town  San Francisco

 

 

请阅读王永协作品 *  Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Vương vĩnh Hiệp. 

 

 

 

22/12/2005    San Francisco. 

23/12/2005   San Jose. 

 

Sáng nay Hồng Cường ( con trai út của Mợ tôi ) chở chúng tôi đi San Francisco chơi.  Khi chúng tôi đến nơi th́ trời đổ mưa, đường phố khá vắng lặng.  Dạo quanh Fisherman Wharf một ṿng và mua sắm, sau đó chúng tôi đến China Town kiếm tiệm phở ăn.  Đến Mỹ cả tuần rồi mới được nếm thử phở Mỹ:  tô phở to gần bằng cái thau nhỏ !  Có thể bằng gấp 2-3 lần ở Việt Nam.  Mấy tháng trước bạn tôi về Việt Nam ăn một lần 2 tô phở, tôi nghĩ thầm:  ăn ǵ mà dữ vậy, bây giờ tôi mới hiểu.  Tô phở Việt Nam hoàn toàn không đủ đô cho American.  Nhưng ở Việt Nam mà các cô nàng ăn một lần hai tô th́ chắc cả quán phở sẽ tập trung nh́n cho đến khi ra khỏi quán, nhưng không sao ḿnh là foreigner chẳng ai biết ḿnh cả. 

 

Hẹn với Huỳnh Lệ Quyên và Phan Ái Liên 7 giờ tối đi ăn cơm, nhưng kẹt xe liên tục khiến tôi sốt ruột vô cùng.  Lệ Quyên và Ái Liên đều là bạn học với tôi từ Mẫu giáo ở Trường Khải Minh, hơn 26 năm không gặp mà lần đầu tiên hẹn bị trễ khiến tôi rất ngại.  Cá tánh tôi không thích người ta đợi ḿnh và cũng không thích ḿnh đợi người ta.  Không biết American lady có thông cảm những trường hợp này hay không. 

 

Đến Nhà hàng Macaroni của Ư trễ mất 20 phút.  Khi tôi bước vào cửa nhà hàng tôi thấy và nhận biết ngay Lệ Quyên và Ái Liên.  Cả hai không thay đổi nhiều, vẫn khuôn mặt ấy, vẫn kiểu tóc ấy.  H́nh như từ nhỏ ai thích kiểu tóc nào th́ lớn lên ít có thay đổi nhiều.  Ngồi chung một lớp học hơn 8 năm trời th́ đặc điểm, những nét vẻ không thể nào quên được.  Thời c̣n đi học với khuôn mặt khả ái và dáng người thon cao,  Ái Liên là một đối tượng được để ư của khá nhiều anh chàng trong lớp,h́nh như trong đó cũng có tôi.  Lệ Quyên hiện nay cũng có công việc rất thành đạt, tôi thật sự ngạc nhiên về tính năng động, hoạt bát,thông minh và  cởi mở của cô nàng.  Có thể nền giáo dục Mỹ đă đào tạo nên những con người của thời hiện đại nhằm bắt kịp những tiến bộ không ngừng của xă hội.

 

Gặp lại nhau sau nhiều năm cách biệt thật sự là nói không hết nỗi vui mừng của chúng tôi.  Trên đời c̣n có t́nh cảm bạn học nào đáng quư hơn t́nh cảm thời học phổ thông.  Lệ Quyên gọi nhiều món ăn mà chúng tôi ăn không hết, phần v́ câu chuyện nói liên tục, phần v́ nỗi vui mừng mà ăn hết vô.  Chúng tôi chia tay nhau và hẹn khi tôi từ Nam California trở về sẽ gặp nhau lần nữa. 

 

Tối hôm đó tôi ngủ ở nhà Hồng Thắng ( con trai trưởng của Mợ tôi ) ở San Jose.  Chia tay Lệ Quyên và Ái Liên đă là hơn 10 giờ tối, chúng tôi chuyện tṛ với vợ chồng Hồng Thắng đến gần nửa đêm mới đi ngủ.  Sáng hôm sau anh Huỳnh Hữu Tài  ( anh trai của Lệ Quyên ) và anh Tống Dương Quốc đến mời đi ăn sáng.  Anh Tài và anh Quốc là bạn học của anh Vĩnh Thành ( anh trai tôi ).  Từ khi c̣n học ở Khải Minh tôi hay đi theo chơi chung với các anh, đạp xe đạp dạo chơi dọc theo đường biển, đi ăn kem ở bên hông rạp Tân Quang… mới đây mà đă thắm thoát hai mươi mấy  năm. 

 

Hẹn với anh Tạ Quốc Hưng là 6 giờ tối đến nhà Mợ tôi, và chở tôi đi ăn cơm gặp mặt các Thầy và các anh chị của trường Khải Minh tại nhà hàng Flourishing ở San Jose.  Trên đường đi xe ghé lại nhà Phan Ngọc Linh chở đi chung luôn.  Cùng đi c̣n có em gái của Ngọc Linh là Phan Như Hồng.  Như Hồng nguyên là nhân viên pḥng kế toán của Công ty tôi hồi ở Việt Nam, Như Hồng qua Mỹ mới khoảng hơn hai năm mà thấy đă khác trước nhiều.  Nét tự nhiên và tự tin thể hiện qua phong thái và hiện trên khuôn mặt thanh tú, có thể cũng nhờ sống ở môi trường mới. 

 

Đến nhà hàng Flourishing th́ thấy mọi người đă đến đầy đủ.  Có ông Lê Châu – là chủ xưởng tiện Chí Thành trước kia ở đường Quốc lộ 1 Nha Trang, có Thầy Mao Kỳ Bàng – Thầy đă khác xưa nhiều, chắc Thầy không thể nào nhớ được Thầy đă từng phạt một cậu học tṛ lớp 3 vào năm 1974 v́ mua quà vặt, và cậu học tṛ đó đang tươi cười đứng trước mặt Thầy.  Nay thấy Thầy rất vui vẻ hoà nhă, không một chút nào của ông Thầy nổi tiếng nghiêm khắc ở trường Khải Minh trước năm 1975.  Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là Thầy Châu Quân Đ́nh chính là Thầy chủ nhiệm lớp 4 năm 1976 của tôi.  Thời đó tôi không biết tên Thầy, chỉ theo mọi người gọi là Thầy Xay.  Nay tóc Thầy đă bạc cả nhưng tôi vẫn nhận ra nét thân quen của người Thầy năm xưa. 

 

Mọi người vừa ăn cơm vừa tṛ chuyện.  Câu chuyện chủ yếu xoay quanh việc thành lập lại trường Khải Minh.  Hiện nay ở Nha Trang vào năm 2003 tôi đă khởi xướng thành lập một Trung Tâm dạy tiếng Hoa.  Nhưng Trung tâm này chỉ dạy dạng lớp ngoại ngữ và dạy vào buổi tối.  Học viên sau một thời gian học có thể thi lấy chứng chỉ quốc gia A, B, C của Sở Giáo Dục Đào Tạo cấp.  Trung tâm này hoàn toàn không phải là trường học phổ thông nên không thu hút được nhiều học sinh, v́ ban ngày học sinh c̣n phải đi học ở các trường học.  Đến ban đêm một số học sinh tranh thủ đi học thêm để trang bị thêm vốn ngoại ngữ cho bản thân.  Hiện nay với 3000 người Hoa ở Nha Trang và chỉ có khoảng 200 người là lứa tuổi đi học ở các trường tiểu học và trung học.  Cho nên từ một số nguyên nhân khác nhau,  việc thành lập trường học chính quy dạy tiếng Hoa có thể hiện nay chưa thích hợp nhưng cũng nên giữ măi quyết tâm đó dù là ngày tháng rất xa vời…

 

 

( Xin mời đón đọc kỳ 8 trong những ngày sắp tới… )

 

 

 

Vương Vĩnh Hiệp  王永協  <photo>

Nha Trang, Việt Nam, 11 Tháng 11, 2006

 

 

 

CẢM TÁC

 

Bến tàu (1) lúc đến gặp cơn mưa,

Tô phở nh́n qua đă muốn… chừa.

Cơm tối cùng Thầy, dăm bạn cũ,

Luận bàn tái thiết lớp, trường xưa.

 

 

Tuấn Phong 俊峰

2006, Bắc California, U.S.A.

 

 

(1) Bến tàu: Fisherman Wharf.

 

 

 

 

H́nh chụp ở Fisherman Wharf
 

 

Từ trái:  Vĩnh Hiệp, Lệ Quyên, Ái Liên, Ngọc Mỹ

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2005, 2006 KHAIMINH.ORG   |   Website Disclaimer