MỸ QUỐC DU KƯ  (KỲ 5) -–  BẠN CŨ

 

 

010 - Photography Courtesy of Mr.  Hiep Vinh Vuong

 

 

请阅读王永协作品 *  Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Vương vĩnh Hiệp. 

 

 

 

Ngày 19/12/2005 Philadelphia, Washington D. C.

 

Trước năm 1800 Philadelphia là thủ đô của Mỹ, cho nên có thể gọi Philadelphia là Cố đô.  Tháng 6 năm 1776 tại thành phố này đă thành lập một Uỷ Ban Chuyên Thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập.  Thomas Jefferson là uỷ viên của uỷ ban này, và ngày 4 tháng 7 năm 1776 bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ đă được thông qua.  Trong bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Mỹ có một câu nổi tiếng nhất mà chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đă sử dụng cho bản tuyên ngôn độc lập trong ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ( 02/09/1945 ):  “Con người sinh ra đều b́nh đẳng.”

 

Chúng tôi đi thăm Independence HallLiberty Bell, là những di tích lịch sử thời kỳ Philadelphia là thủ đô và trong thời kỳ khai sinh Hợp Chủng Quốc non trẻ và vừa xây dựng đất nước vừa chống giặc ngoại xâm từ Anh, Pháp và Tây Ban Nha.  Tôi hẹn gặp Tôn Tuyết Phương ở ngoài Liberty Bell.  Đứng từ xa tôi đă nhận ra Tuyết Phương, cùng đi c̣n có La Thuư Phượng ( con gái của Thầy La Hy Đức 罗希德 ).  Từ năm 1979 chúng tôi đă không gặp nhau và chỉ mới liên lạc được cách đây vài tháng, chúng tôi phải cảm ơn nhiều nhất ở Web KHAIMINH.ORG.  Nếu không nhờ trang Web của trường th́ chắc chắn bạn học chúng tôi không cách nào gặp lại nhau.

 

Thật không ǵ diễn tả nổi vui mừng được gặp lại bạn học sau hơn 26 năm.  Tuyết Phương và Thuư Phượng đều là bạn học với tôi từ hồi học mẫu giáo tại Trường Trung Học Khải Minh.  Chúng tôi kéo nhau vô quán café trong một siêu thị gần đó tṛ chuyện.  Tuyết Phương vẫn c̣n giữ được nét vẻ từ thuở học tṛ, khuôn mặt không thay đổi mấy, vẫn mái tóc đen óng ả uốn quăng nhưng được cắt ngắn hơn xưa kia, vẫn đôi mắt đen láy và trong sáng, vẫn nét vẻ xinh xắn, khả ái nhưng hiện nay thấy c̣n hoạt bát hơn xưa.  Tuyết Phương hiện là Giảng Viên của trường Đại học ở Philadelphia và đă lấy bằng Thạc Sĩ ( Master).  Có thể nói trong số bạn học cùng lớp hiện nay Tuyết Phương là người có học vị cao nhất.  C̣n Thuư Phượng th́ đă lập gia đ́nh lâu rồi và hiện nay mở một tiệm Hair Salon ở gần nhà Tuyết Phương.  Chúng tôi say mê tṛ chuyện đến quên cả thời gian, đến khi giật ḿnh nh́n lại đồng hồ: đă đến giờ trở về xe theo giờ hẹn.  Chúng tôi gặp nhau không đến 30 phút, chính xác là 26 phút .  26 năm cho 26 phút ! làm sao kể cho nhau hết những kỷ niệm tuổi học tṛ, những kỷ niệm chỉ có niềm vui không bao giờ có nổi buồn.  Chúng tôi chụp vài tấm h́nh kỷ niệm và đến giờ phải chia tay và hẹn ngày gặp lại.  Không biết khi nào gặp lại, có thể sang năm hay 5 năm10 năm nữa, tôi cũng không dám chắc.

 

Ngồi trong xe trên con đường đi Washington D. C., tôi cứ nghĩ miên man về cuộc gặp mặt lúc năy.  Mở túi xách Tuyết Phương tặng cho tôi, trong đó ngoài hai hộp trà nhân sâm c̣n có nước uống, kẹo, chewing-gum ( Cô nàng thật chu đáo, suốt đường đi tôi nhờ có kẹo, chewing-gum và nước uống mà đỡ buồn ).  Nhưng tôi quư nhất là tấm thiệp Giáng Sinh, quyển sổ tay và cây bút.  Đây là những món quà đầu tiên tôi nhận được từ người bạn học suốt bao năm nay.  Tôi sẽ rất trân trọng món quà v́ nó mang bao kỷ niệm của tuổi học tṛ.

 

Washington D. C. là nơi có nhiều kiến trúc tiêu biểu quốc gia của Mỹ.  Khu Thương Mại Quốc Gia ( National Mall ) là một khu rộng lớn ngoài trời ở trung tâm của thành phố với nhiều tượng đài kỷ niệm các nhà lănh đạo của Mỹ.  Đó cũng là đường nối giữa Nhà Trắng và những toà nhà của điện Capitol.  Đặt trang trọng giữa khu trung tâm là Đài Tưởng Niệm Washington.  Các kiến trúc đáng chú ư khác gần đó là Đài Tưởng Niệm Jefferson, Đài Tưởng Niệm Lincoln, Đài Tưởng Niệm Franklin.  D.  Roosevelt, Đài Tưởng niệm Thế Chiến Thứ II, Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Triều Tiên, Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam, Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh của Quận Columbia và Đài Tưởng Niệm Albert Einstein.  Lúc tham quan xong các kiến trúc của Thủ Đô Washington th́ trời đă tối, khi đi qua Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam, gió lạnh như cắt, cảm giác ghê rợn từ các tượng chiến binh toát ra.  Vượt qua nữa ṿng trái đất các chàng trai người Mỹ đă ngă xuống một đất nước h́nh chữ  S.  Đối với người Mỹ các anh là anh hùng; đối với Chính Phủ Việt Nam các anh là quân xâm lược, nhưng  các anh có tội hay có công đó chẳng qua là đánh giá từ góc nh́n của mỗi bên.

 

Lúc chiều khi tham quan căn pḥng mà Tổng Thống Lincoln nằm sau khi bị ám sát tại Nhà hát ở đối diện, tôi không khỏi thương cảm cho một đấng vĩ nhân.  Khi c̣n nhỏ tôi được biết tên của A.  Lincoln qua tên dịch âm của tiếng Hoa là Lâm Khẳng trong bài học ở trường Khải Minh.  Và được biết ông là anh hùng dân tộc về giải phóng nô lệ da đen, cứu văn sự toàn vẹn của liên bang và đặt nền tảng cho việc xây dựng nước Mỹ hưng thịnh ngày nay.  Trước khi ông bị ám sát 2 năm, tức vào mùa thu năm  1863, tại nghĩa trang Gettysburg, trong một nghi thức kỷ niệm, Tổng Thống Lincoln đă đích thân đến dự và đọc một bài diễn văn nổi tiếng.  Trong câu cuối cùng của bài diễn văn này ngày nay biết bao quốc gia trên thế giới học theo và áp dụng:  “Một chính phủ của dân, do dân cai trị, do dân hưởng thụ, sẽ vĩnh viễn không bao giờ biến mất trên mặt địa cầu này.”  A.  Lincoln hưởng những ngày thái b́nh sau cuộc nội chiến chỉ được 5 ngày, nhưng cho đến ngày nay tài năng của ông không ai phủ nhận.  Và câu nói bất hủ của ông đă sống măi trong tâm khảm của những người dân trong đất nước tự do dân chủ, là kim chỉ nam cho những đấng minh quân cai trị đất nước.

 

 Tối về  khách sạn Hilton ở Maryland nghỉ.  Buổi ăn tối ăn món  Mễ Tây Cơ hết 11 USD mà chẳng ngon lành tí nào, có thể khẩu vị không hợp.  Dù đói bụng nhưng mệt quá ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

 

( Xin mời đón đọc kỳ 6 trong những ngày sắp tới… )

 

 

Vương Vĩnh Hiệp  王永協  <photo>

Nha Trang, Việt Nam, 03 Tháng 10, 2006

 

 

 

CẢM TÁC

 

Ghé đến "Phi thành" (Philadelphia) viếng Tuyết Phương,

Thăm luôn Thúy Phượng trước cùng trường.

Chiều đi thủ phủ, Điện Lâm Khẳng (Lincoln),

Cơm Mễ ăn sao vị chán chường…

 

Ngô Đa Nhơn  吴多仁

Connecticut, U.S.A., 9/20006

 

 

 

 

Thuyết minh ảnh:

 

010.  từ trái Vĩnh Hiệp, Ngọc Mỹ, Thuư Phượng, Tuyết Phương ( đứng )

011.  từ trái Vĩnh Hiệp, Ngọc Mỹ, Thuư Phượng, Tuyết Phương . 

012.  chụp với Tuyết Phương

013.  chụp với Thuư Phương

 

 

011

 

012

 

013

 

 

Photography Courtesy of Mr.  Hiep Vinh Vuong

 

*