MỸ QUỐC DU KƯ    NÚI VÀNG (KỲ 3)

 

 

H́nh Chụp Tại Viện Đại Học Stanford University Lừng Danh Thế Giới

 

 

 

请阅读王永协作品 *  Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Vương vĩnh Hiệp. 

 

 

 

Ngày 16/12/2005 Hayward, San Francisco ( California )

 

Gia đ́nh Cậu tôi di dân sang Mỹ từ năm 1986.  Cậu Mợ có năm người con:  Ba trai và hai gái.  Cả năm người đều đă học hành đến nơi đến chốn và có công việc làm ổn định.  Cậu tôi đă qua đời từ năm 2000.  Hiện nay, 3 người con ở riêng và 2 người ở chung với Mợ tôi.  Nhà Mợ tôi ở Hayward, một thành phố khá yên tĩnh và xinh đẹp, cách San Francisco khoảng 30 phút chạy xe. 

 

Cellphone Việt Nam của tôi vẫn có thể liên lạc.  Nhưng v́ cước tính quá cao, nên điều đầu tiên khi ra phố sáng nay là tôi nhờ Hồng Phát chở tôi đến hăng Cingular mua simcard của Mỹ để tiện việc liên lạc.  Sau khi ghé siêu thị mua trái cây và hoa, chúng tôi đến nghĩa trang Oak Hill thăm mộ Cậu.  Trong số các đứa cháu, tôi là đứa được Cậu thương yêu nhất.  Đến Mỹ điều tôi hối tiếc nhất là không bao giờ được gặp lại Cậu nữa. 

 

Rời khỏi Oak Hill, Hồng Phát chở tôi đến tham quan trường Đại Học Stanford, một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất của Mỹ và của thế giới, nơi ước ao của biết bao sinh viên được vô đây học.  Chúng tôi đi tham quan hết Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật của trường, nơi đây có một pḥng chuyên trưng bày h́nh ảnh các thành viên gia đ́nh Stanford.  Năm 1885, ông Stanford, một nhà cự phú đường sắt đă xây ngôi trường này dành tặng cho con trai ông ta.  Thực sự th́ lúc đó ông ta cũng không nghĩ rằng trong tương lai trường sẽ nổi tiếng như bây giờ. 

 

Sau đó chúng tôi đi thăm thành phố San Francisco.  Đây là một trong những thành phố nổi tiếng nhất bên bờ Tây cuả nước Mỹ .  Ngày 14/01/1848, một tuần trước khi Mỹ kư hoà ước với Mexico và tiểu bang California được sáp nhập vô nước Mỹ, những người công nhân xưởng cưa ở khu vực San Francisco ngày nay đă phát hiện ra mỏ vàng.  Từ sau phát hiện đó cư dân từ khắp nơi trên nước Mỹ và từ các châu lục trên thề giới đổ xô đến đào vàng, và người Trung Hoa gọi San Francisco là Cựu Kim Sơn. 

 

Đầu thập niên 80 thế kỹ trước, khi tôi học Anh văn với Thầy Hà Như  Hy, tôi được biết Golden Gate Bridge ( Cầu Kim Môn ) qua bài học trong sách English For Today, Book 2.  Ngày nay đứng trước kỳ quan thế giới này, dù hiện nay trên thế giới đă có nhiều cầu treo hiện đại hơn, nhưng tôi vẫn  không tránh khỏi ḷng tràn đầy xúc cảm và tự hào là đă đặt chân lên cầu.  Thời tiềt khá lạnh ở gần cầu, có thể nhiệt độ xuống đến 10º C ( 50º F ).  V́ không chuẩn bị đủ đồ giữ ấm nên ngắm cầu được không lâu tôi vội vă quay trở lại xe đi về Hayward. 

 

Tối cả đại gia đ́nh nhà Mợ tôi gồm cả dâu rễ dẫn vợ chồng tôi đi ăn nhà hàng, coi như tẩy trần và chào đón tôi đến nước Mỹ.  Nhà hàng Sunflower của người Hoa làm chủ, hôm đó rất đông thực khách.  Tôi vẫn chưa thích nghi được việc thay đổi múi giờ, ăn cơm xong về ngủ sớm v́ ngày mai c̣n phải bay đi bờ Đông.  ( lại tiếp tục dịch về phía đông 3 múi giờ ! )

 

( Xin mời đón đọc kỳ 4 trong những ngày sắp tới… )

 

 

Vương Vĩnh Hiệp  王永協  <photo>

Nha Trang, Việt Nam, 7/2006

 

 

CẢM TÁC

 

Cháu ghé sang thăm Cậu mất rồi,
Kim Môn xúc cảm kỳ quan ơi!

Viếng trường Stanford danh lừng lẫy,

Kim Sơn nhiều vàng lóe mắt chơi…

 

 

Phan Tiên Sinh  潘正書先生

Tháng 8, 2006 – Palm Spring, California, U.S.A.

 

 

 

 

 

H́nh chụp ở Cầu Kim Môn, Một Kỳ Quan Cuả Thế Giới.

 

 

 

*