MỸ QUỐC DU KƯ    LÀM VISA  (KỲ 1)

 

 

Bryce Canyon National Park, Utah, U.S.A.  -  Photography by Newton S. Han  韩曙定

 

 

 

请阅读王永协作品 *  Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Vương vĩnh Hiệp. 

 

 

 

Đối với hầu hết người dân miền Nam Việt Nam được đi Mỹ là một ước mơ, nhất là vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Nhiều người đă phải trả giá bằng cả gia tài sản nghiệp của cuộc đời ḿnh.  Nhiều người phải trả giá bằng sinh mệnh của ḿnh.  Với tôi cũng không ngọai lệ, năm 1979 không đi xuất cảnh được.  Giấc mơ được đến Mỹ đối với tôi là những ǵ xa xăm… vời vợi.   Tôi cứ ngỡ rằng suốt cả cuộc đời tôi sẽ không bao giờ đi Mỹ được. Vậy mà tháng 10 năm 2005 tôi đưa ra quyết định cùng với Ngọc Mỹ (vợ tôi) thực hiện  một chuyến đi thăm viếng đất nước Hợp Chủng Quốc, một đất nước hùng mạnh nhất thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự và cả văn hóa, giáo dục, thể thao, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật…

 

Tôi bắt đầu lên mạng t́m hiểu thông tin về việc xin visa nhập cảnh.  Theo thông tin tôi được biết th́ có thể đến hai tháng sau khi nộp hồ sơ mới được thông báo phỏng vấn, cho nên tháng 10 là tôi đă chuẩn bị xong hồ sơ ( v́ tôi dự định đi vào dịp cuối năm). Thật bất ngờ sau khi đóng lệ phí phỏng vấn 100USD tại Citi Bank ở Sài G̣n, hai ngày sau tôi được thông báo đến Lănh Sự Quán Mỹ tại số 2 Lê Duẫn, Quận 1 để phỏng vấn.  Như mọi người tôi chuẩn bị hồ sơ và mang theo cả giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe, giấy phép kinh doanh, giấy tờ ngân hàng…Khi tôi đến nơi đúng hẹn th́ gần như tôi là người cuối cùng đến và tôi nhận số chờ đến gần 12 giờ trưa.   Trong khi chờ được gọi, tôi quan sát thấy mọi người đều ăn mặc rất sang trọng, h́nh như có bao nhiêu đồ trang sức đều đeo cả vào người.  Đàn bà th́ áo dài nhung, váy đầm; đàn ông th́ cravate chỉnh tề…chỉ trừ vợ chồng tôi ( có thể v́ thiếu thông tin hướng dẫn về kinh nghiệm làm visa đi Mỹ) mặc cái áo pull quần tây đơn giản.  Tôi nghĩ thầm trong bụng: Người Mỹ sợ người Việt Nam ở lại luôn nên mọi người cần phải tỏ ra giàu có sang trọng để chứng minh đi Mỹ chỉ là đi chơi chứ gia tài kết sù c̣n ở Việt Nam ai thèm ở lại.  Trong thời gian đợi gần 4 tiếng đồng hồ tôi chứng kiến khoảng 60% người xin visa bị từ chối v́ việc chứng minh sẽ về lại Việt Nam không đủ thuyết phục mấy người của Lănh Sự Quán Mỹ.  Có người tức tối chửi rủa tại chỗ, có người buồn bă cuối đầu ra về, dáng vẻ quư phái từ đầu không c̣n nữa, 100USD nộp lệ phí phỏng vấn coi như đi tong .

 

Khi loa phóng thanh gọi số thứ tự của tôi, tôi nhủ thầm:  Nếu Mỹ từ chối cho tôi đi th́ tôi sẽ vĩnh viễn không thèm xin đi nữa, trên thế giới thiếu ǵ chỗ đi du lịch.  Thật bất ngờ, sau bốn câu hỏi về con cái, người thân ở Mỹ, công việc và thu nhập của tôi, anh chàng người Mỹ gật đầu nói “Good!” và hẹn tôi đầu tuần sau đến lấy visa, thậm chí anh ta không thèm xem giấy tờ tôi mang theo.

 

Bước ra khỏi Lănh Sự Quán Mỹ tôi thở phào nhẹ nhỏm, và trong đầu chuẩn bị hoạch định cho chuyến đi dự định kéo dài 22 ngày qua hơn 10 thành phố lớn nhỏ từ bờ Tây sang bờ Đông của đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

( Xin mời đón đọc kỳ 2 trong những ngày sắp tới… )

 

 

Vương Vĩnh Hiệp  王永協  <photo>

Nha Trang, Việt Nam, 7/2006

 

 

CẢM TÁC

 

Cùng người xin Mỹ cấp visa,

Lắm kẻ lụa là đến mắt hoa;

Đơn giản “già” (1) vào để phỏng vấn,

“Bốn câu” đă đủ “Good!” cho qua…

 

Tuyết Sơn Tùng 雪山松

California, U.S.A., 07/2006

 

 

(1)  Già:  Một lối xưng hô thân thiện giữa bạn bè.

 

 

 

San Francisco Bay Bridge - Photography by Newton S. Han  韩曙定

 

 

*