Gơ những ḍng chữ này, sau
khi đọc bài viết cuả Vương Vĩnh
Hiệp gởi đến từ Nha Trang sau chuyến
Mỹ du nửa năm về trước…
Với tui Nha Trang ngày về
có lẽ lâu lắm, không biết đến bao
giờ. Nếu có, Nha
Trang ngày về của tui chắc chắn sẽ
lủi thủi trên băi khuya.
Bắt tui đi t́m cơn gió năm xưa
hay h́nh ảnh cũ năm nào chắc khó. Xây dựng lại mộng
mơ năm cũ th́ càng khó hơn mà cũng không dám. Nói thiệt. Buồn, mắng
nhiếc tui chịu.
Tui lỡ thất hứa với Nha Trang rồi Nha
Trang biết không!!! Không phải biển Nha Trang của
bạn với ḷng biển sâu mà rơ ràng là hai
đứa không c̣n ngồi gần nhau nữa. Buồn chứ chơi.
“Đêm xưa biển này, người yêu trong cánh
tay;
Đêm nay c̣n cát trắng, đêm nay c̣n tiếng sóng.
Đêm nay c̣n trăng soi, nhưng rồi chỉ c̣n tui.
Trên băi đêm khóc người t́nh.” (*)
Có đi th́ có về. Vậy mà tui đi một lèo
gần 30 năm không một lần ngoảnh
lại. Về
gặp lại, chắc có c̣n ch́ chiết nhau ? Th́
thôi mượn nơi này xem như một lời
tự thú.
Chiều 28/04/1975 già Xít , tui, và
một già xứ đất đỏ Ban Mê họ Hoàng
đang ngồi quán cà phê Cố Đô
trên đường Trần Hưng Đạo
gần nhà người bạn, cùng quê không cùng họ, bàn
chuyện di tản và nghe ngóng tin tức
gia đ́nh. Già Xít, tay
"b́nh luận nhan sắc phái nữ độc đáo”
tuyên bố chắc nịch với giọng
điệu em hiền như masoeur vừa từ
tốn, vừa chậm răi :
- Sài G̣n không thể
mất. Mỹ không thể
mất mặt tại Việt Nam. Cuối cùng Sài G̣n cũng mang số
phận như Đài Loan.
Tụi ḿnh cũng gặp lại gia đ́nh thôi, lo
chi!
Riêng già Ban Mê hỏi thăm cô
em cùng xóm, người láng giềng không hàng tường
vi:
- Mày có nghe tin tức ǵ không?
- Tin tức ǵ? Tui giả đ̣
không biết, hỏi ngược lại.
Cuối cùng già Ban
Mê tự thú: “Nhỏ
láng giềng ở ngă ba Trần Hưng
Đạo & Nhiêu Tâm đó!” Trong bụng tui rủa thầm: Tao biết hết trơn
hết trọi, tao biết từ lâu rồi mày
ơi… Tui tiếp tục
ghẹo nó:
- Tao chỉ là thằng cùng xứ
khác họ thôi, biết ǵ mà nói cho mày đây. Lúc đó, trông cu cậu
buồn lắm, mắt nh́n xa vắng…
Vừa lúc đó, phố xá
bỗng nhiên xáo trộn hẵn lên. H́nh như người dân
lúc bấy giờ nghe được một tin ǵ quan
trọng lắm .
Nhiều người túa ra đường, bỏ
hết mọi công việc dở dang
mưu t́m phương tiện để về
với gia đ́nh.
Trời đất ơi,
người đâu mà nhiều như vậy nè. Lúc ấy bọn tui không
một lời chia tay.
Tui băng qua đường đón xe
buưt không được, một mạch chạy
bộ từ Chợ Lớn về Sài G̣n. Nơi đầu tiên tui
đến sẽ là nhà người quen cùng xóm
để đ̣i lại "Tờ Biên Nhận
Năm Xưa" mà tui lỡ viết . Trên đường chạy
về, linh tính cho tui biết tui sẽ không đ̣i
lại được tờ biên nhận.
“Cười người
chớ có cười lâu , cười người hôm
trước hôm sau người cười.” Tui chỉ
mới cười già Ban Mê không đầy mấy tiếng
đồng hồ mà đă quả báo. Vừa tới nơi, thấy
nhà người quen cùng xóm cửa chốt then cài, nh́n qua
khe cửa sắt thấy nhiều dấu vết bỏ
đi và tui biết tui xa nàng từ
dạo ấy.
Trên đường về
nhà, tui rủa cái thằng
tui đần độn vô cùng thậm tệ
về chuyện "Tờ Biên nhân.” Có
ai đời mời bạn
gái ăn ốc, ăn xoài, ăn kem
, đi xi nê đèn mờ rồi ghi
sổ để đ̣i lại!!! “Bắt
thang lên hỏi ông trời, tiền mà cho gái có đ̣i
được không?” Không phải tui không biết ga
lăng với gái, chẳng qua lỡ dại nghe
thằng bạn nào đó đă nói: Thà ăn cơm hẩm cháo heo, c̣n hơn nàng
đá lông nheo địa tiền. Nhiều đêm ngẫm nghĩ, ông
trời cũng oái oăm.
Tui đ̣i, nàng không trả, th́ tui
làm được ǵ nàng.
Phải chăng ông tơ bà nguyệt đă cột
hai đứa tui… từ muôn kiếp trước.
Tuổi trẻ ham vui và mau
quên. Mặc dầu bên ngoài
đời sống lúc bấy ǵờ với đao
phủ h́nh cụ làm ho hen biết bao cảnh
đời. Như bao
người dân lúc bấy giờ tui trở về quê
cũ, giă từ Sài G̣n náo nhiệt làm đời
học tṛ dài lưng tốn vải nơi khác.
Mùa Thu Hoa Cúc pha
vàng áo,
Tháng chín chao ôi
buổi tựu trường. (**)
H́nh ảnh người hàng xóm
cũng phôi phai theo ngày tháng.
Tui làm học sinh Duyên Hải, Nha Trang với
vết sẹo Nguyễn Thị Phương Oanh ngang tim. Nàng người gốc
Thành. Nếu không nhớ
lầm, Thành là quê hương cuả già Xim đó. Rồi tui bỏ
trường....
Ba năm sau tui đến
Mỹ, gặp lại người hàng xóm. Tui có đ̣i lại "Tờ
Biên Nhận Năm Xưa", nàng không trả mà c̣n theo
tui tới tận bây giờ!
Bạn Vương Vĩnh
Hiệp đă về lại Nha Trang, về với gia
đ́nh. Riêng tui c̣n ở
lại. H́nh như đó là
lư do tại sao tui chưa có Nha Trang Ngày Về…
Tui
Ngô Di 吳怡
09/10/06 Trưa
nắng toé khói
(*)
Nha Trang Ngày Về:
Nhạc Phạm Duy
(**) Thơ Linh Phương, tác
giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em được
Phạm Duy phổ nhạc.
|