HAPPY FATHER’S DAY

 

 

MỪNG LỄ PHỤ THÂN

2007

 

 

 

 

 

DÁNG LƯNG

 

 

Bố con tôi không gặp lại nhau có đến hơn hai năm nay.  Tôi không tài nào quên được bóng dáng cái lưng của ông.

Một ngày mùa đông năm nọ, bà nội tôi ĺa đời, chỗ làm của bố tôi cũng đă bị trao cho người khác, thật đúng là một ngày họa vô đơn chí.  Tôi rời Bắc Kinh đi Từ Châu định cùng bố tôi về lo tang lễ.  Đến Từ Châu, tôi gặp lại bố, thấy khắp khu nhà, mọi thứ bề bộn ngổn ngang, lại làm tôi nhớ bà nội, nước mắt tuôn lă chă.  Bố tôi bảo:  "Chuyện đă như vậy, con đừng nên quá xót xa, cũng may mà trời không nỡ dứt lối con người!"

Về nhà, bán chác cầm cố hết mọi thứ, bố tôi trắng tay.  Lại c̣n phải xoay tiền lo liệu tang lễ nữa.  Mấy ngày ấy, quang cảnh trong nhà thật thảm đạm, một phần v́ lo việc tang một phần v́ bố tôi lâm cảnh vô công rỗi nghề.  Khi tang sự xong xuôi, bố tôi phải đi Nam Kinh kiếm việc, c̣n tôi phải về lại Bắc Kinh lo học hành.  Chúng tôi bèn cùng lên đường.

Đến Nam Kinh, bạn bè chèo kéo đi chơi đây đó, cầm chân hết một ngày, sáng hôm sau tôi phải lên đ̣ đi Phố Khẩu, buổi chiều đáp xe về phương Bắc.  Bố tôi bận việc, bảo là không đi tiễn tôi nên gọi một anh bồi bàn thạo việc đưa tôi đi.  Ông dặn đi dặn lại anh ta thật tỉ mỉ nhưng rốt cuộc vẫn sợ anh ta sơ suất nên có chút trù trừ.  Thật ra tôi đă hai mươi tuổi, lui tới Bắc Kinh cũng đă vài ba lần rồi nên chuyến đi đó cũng chẳng có ǵ căng lắm, thế nhưng ông trù trừ một lúc, cuối cùng lại quyết định đích thân đưa tôi đi.  Tôi đă mấy lần can ông chẳng cần ǵ phải thế, nhưng ông vẫn nằng nặc:  "Không sao đâu, giao người khác không xong".

Chúng tôi qua đ̣ rồi thẳng tới nhà ga.  Tôi lo mua vé c̣n ông trông nom việc dời hành lư.  Hành lư khá nhiều nên phải trả ngoại chút ít cước phí cho đám phu bốc vác mới đi thoát.  Lúc ông đang kỳ kèo mặc cả, tôi thấy ḿnh phải trổ tài v́ ông nói năng hơi kém trôi chảy, ḿnh không ra mặt góp lời e chuyện không xong.  Thế nhưng cuối cùng ông cũng trả tiền xong rồi đưa tôi lên xe.  Ông chọn cho tôi chỗ gần cửa.  Tôi trải chiếc áo lông màu tím lên chỗ ngồi.  Ông dặn tôi dọc đường phải để ư để tứ mọi việc, ban đêm phải tỉnh táo cảnh giác, giữ đừng để cảm lạnh.  Ông lại gửi gắm tôi cho người bồi pḥng trà trông nom.  Tôi thầm cười ông nghĩ ngợi viển vông, với họ chỉ biết có tiền, gởi gắm kiểu ấy cầm bằng gởi không.  Vả lại tôi lớn ngần nầy, chẳng lẽ không tự lo liệu cho ḿnh được hay sao?  Giờ đây nghĩ lại, bấy giờ tôi thật là thông minh! (1)

Tôi bảo:  "Bố về đi, bố ạ!"  Ông bước ra khỏi toa xe, nh́n lướt một ṿng rồi nói "Bố đi mua mấy quả quít đây.  Con ngồi đấy, đừng đi đâu nhé!"  Tôi thấy ở hiên sân ga có mấy người bán hàng đang mong khách.  Đến sân ga, c̣n phải băng qua đường ray, rồi nhảy xuống, lại leo lên.  Bố tôi bụng đă hơi phệ nên đi như thế khá nhọc, tôi vốn đă đ̣i đi nhưng ông không cho, đành phải nhường cho ông đi vậy.  Tôi nh́n theo, ông đội chiếc mũ vải đen, mặc chiếc áo chẽn đen rộng phủ ngoài chiếc áo bông dài xanh thẫm, thất thểu bước về phía đường ray, ông tụt xuống chầm chậm không khó khăn mấy.  Nhưng ông c̣n phải băng qua đường ray, lại phải trèo lên sân ga, chẳng phải là chuyện dễ dàng.  Ông giơ cao hai tay bấu lấy mặt sân, co hai chân đu lên, lách cái bụng bự nhích qua một tí rồi cố sức trườn lên.  Bấy giờ tôi thấy rơ dáng lưng của ông, nước mắt tôi trào ra rất nhanh, tôi vội lau đi, sợ ông nh́n thấy, mà cũng sợ người ta nh́n thấy nữa.

Lúc tôi nh́n lại ra ngoài, thấy ông đă ôm về bọc quít màu son đỏ đi qua chỗ đường ray.  Tôi vội bước ra khỏi xe chạy xuống đón ông.  Ông với tôi cùng trở về toa xe, đặt bọc quít lên chỗ trải chiếc áo da rồi phủi phủi chỗ đất bụi bám trên áo, cảm thấy ḷng ḿnh nhẹ nhơm hẳn ra.  Một lát sau tôi nói:  "Con đi bố nhé!  Đến đấy con sẽ viết thư về ạ!"

Tôi nh́n theo ông rời toa xe.  Ông đă đi được mấy bước, quay đầu nh́n tôi, bảo:  "Con vào đi!  Bên trong không có ai."  Đợi cho dáng lưng của ông lẫn vào đám người qua qua lại lại, không c̣n nhận ra nữa, tôi bèn quay về chỗ, nước mắt tôi lại ứa ra.

Mấy năm gần đây, bố con tôi đều bận rộn ngược xuôi.  Cảnh nhà mỗi ngày mỗi sa sút.  Ông đă ra đi kiếm sống từ thời trai trẻ, một ḿnh gồng chịu gánh nặng gia đ́nh và cũng đă làm được không ít điều to tát, dè đâu về già suy sụp đến thế!  Trông ông thật đau ḷng, nỗi niềm chẳng dễ ǵ nguôi khuây mà cứ dồn nén măi vào trong, tất nhiên phải bung ra ngoài.  Những chuyện vặt vănh trong nhà thường chạm vào nỗi bực dọc của ông.  Ông đối xử với tôi dần dà không như ngày trước, chỉ v́ hai năm nay không gặp nhau nên rốt cuộc ông đă quên sạch những chuyện không hay của tôi mà chỉ c̣n nhớ nhung tôi và các con tôi thôi. (2)

 

Sau khi tôi trở lại Bắc Kinh, ông có gởi cho tôi một bức thư, trong đó có câu:  "Bố vẫn b́nh yên, chỉ có hai cánh tay đau nhức quá thể, cầm đũa cầm bút cũng đều bất tiện, có lẽ ngày hẹn của chuyến đi lớn không c̣n xa vậy"  Đọc đến đây, tôi như thấy rơ trong những giọt lệ ḿnh đang sáng lên dáng lưng của cái bụng bề thế, chiếc áo dài bông vải nhuộm xanh cùng chiếc áo chẽn vải đen.  Ôi!  biết bao giờ bố con tôi mới gặp lại nhau đây!


Nguyên tác:   Chu Tự Thanh  
朱自清, Bắc Kinh, 10/1925
Chuyển ngữ:  Tuyết Sơn Tùng
雪山松, California, ngày Tạ Ơn cha 2007


(1) Họ Chu ám chỉ tính hiếu thắng của thanh niên (một nhà tư tưởng viết:  "Từ 20 đến 35 tuổi, con có quyền nghĩ rằng con giỏi hơn bố.  Từ 35 tuổi đến 50 tuổi, con có thể nghĩ là con giỏi bằng bố, nhưng từ 50 tuổi trở đi th́ con phải nghĩ rằng con kém bố...")

(2)  Đoạn này rất thâm thúy, ngầm ca ngợi bố ḿnh là người có tâm hồn quân tử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài vở xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2005 - 2007 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer