Giáo Sư Ngô Văn Lại  <photo>

 

NHỚ ÂN SƯ VƯƠNG HỒNG SỂN (Phần III)

 

 

 

 

 

 

(Tiếp Phần II)

 

Tôi đứng lên.  Quan sát vẻ mặt cụ rất "Bao Thanh Thiên" quả t́nh tôi cũng hơi chợn.  Phải mấy giây sau tôi mới t́m ra tín hiệu an toàn.  Và tôi sớm đoán ra điều cụ sẽ nói nên tôi giở tṛ lém lỉnh vờ găi găi cái tai vô sự của ḿnh một cách khổ sở:

- Thưa cụ, con... trót dại ạ!

Những người khác có vẻ ngơ ngác, chưa biết chuyện ǵ.  Họ chỉ hiểu ra mọi sự khi cụ cười h́ h́:

- Không hề ǵ!  Anh trót dại nhưng biết giữ vệ sanh...  Anh có trót dại thêm nữa tui cũng chịu.  Tui cho bài anh mười bốn điểm lận!

Cả pḥng rộn lên.  Kẻ này hít hà, giả bộ "thèm muốn chết" cốt để trêu tôi, kẻ kia th́ hầm hơi cười nén một cách vô duyên.

Đề thi của cụ phảng phất đề thi tốt nghiệp cấp hai ngày nay, không hề có bộ dạng cố ư "hoành tráng hóa" cho đáng mặt một đề thi văn chương Việt Nam.  Chính bài làm của thí sinh mới có bổn phận phải đáp ứng yêu cầu hệ trọng đó.  Đề ra như sau:

Hăy b́nh giảng bài thơ sau đây:

 

Vịnh Thúy Kiều

Mười mấy năm trời nợ trả xong,
Sông Tiền đường đục hóa ra trong.
Mảnh duyên b́nh lăng c̣n nồng nă,
Chút phận tang thương luống ngại ngùng.
Chữ hiếu ít nhiều trời đất biết,
Gánh t́nh nặng nhẹ chị em chung.
Tấm ḷng thiên cổ thương mà trách,
Chẳng trách chi Kiều, trách hóa công...

Tôn Thọ Tường

 

Từ trước đến nay, so với tập Kiều, lẩy Kiều th́ thơ vịnh Kiều có lẽ lôi cuốn nhiều tác giả vào cuộc nhất:  nào Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Chu Thấp Hi, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. v.v.. và rất nhiều tác giả chỉ coi đó là cơ hội bày tỏ thái độ, lập trường của ḿnh về đạo lư, về chính trị, và bài này đáng coi là tuyệt tác trong xu hướng kể trên.  Nói đúng ra th́ trong số thơ vịnh Kiều, tôi "cảm" bài này hơn cả.  Nó khái quát cảnh ngộ đời Kiều hoàn hảo hơn hết và kết luận về đời Kiều rất có tính nhân văn nhưng vượt lên tất cả là Tôn Thọ Tường đă dùng nó để ngầm ví với thân phận ḿnh rất chuẩn xác, rất mực thần t́nh!.

Trong bài làm của ḿnh, tôi mạnh dạn xác định thời điểm sáng tác bài thơ nọ là năm 1877, vào lúc Tôn Thọ Tường biết ḿnh khó bề đẩy lui nổi bệnh sốt rét và trớ trêu thay!  Đấy cũng đúng là lúc tác giả đă làm việc cho Pháp tṛn trịa 15 năm (1862 - 1877) vừa khớp với thời gian luân lạc khổ ải của nàng Kiều!  Điều này tôi chỉ nhận ra đúng vào lúc làm bài, c̣n trước đó nhiều năm th́ h́nh như chưa có ai đề cập, kể cả tôi.  Quả là ở đời thực sự có trường hợp "phước đến ḷng thiêng" (phúc đáo tâm linh - Ngạn ngữ).

Vào thời ấy, cứ hễ nhắc đến cái tên Tôn Thọ Tường là ai nấy đều nhất trí gọi là "tên Việt gian bán nước".  Lắm cây bút hung hăng c̣n kèm theo những lời nguyền rủa thô bạo nữa.  Tôi thẳng thắn phê b́nh cách nhận định quá ư hời hợt và bất công ấy.  Tôi viện dẫn ḷng quân tử của Tôn đối với giới sĩ phu địa phương như Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, nhắc đến ḷng thương dân thực sự khi Tôn ra sức can thiệp với nhà chức trách thực dân để bảo lănh cho hàng trăm nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực chẳng may bị Pháp bắt.  Việc làm ấy khiến ông bị cảnh cáo bằng văn bản và chính họ Tôn từng nhắc rơ "Ví bằng vật ấy c̣n noi dấu - đâu quản thân nầy chịu dễ ngươi? -  Tự thuật" (Tất cả tôi đều dựa theo tự liệu rất đáng tin cậy của nhà nghiên cứu Chim Hải Yến) và rồi tôi c̣n bạo gan đặt vấn đề:  Nếu chức Tri phủ Tân b́nh buổi đầu không phải do Tôn Thọ Tường "Chiu chít thương bầy gà mất mẹ - Chỉ là gắng gỏi dám khoe khoang"  (Tự Thuật) mà thay vào đó là Huỳnh Công Tấn, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, v.v... th́ t́nh h́nh sẽ ra sao?  Chẳng lẽ người đời phải gọi họ là... siêu Việt gian ư?

Nói chung là tôi ra sức biện hộ cho Tôn Thọ Tường bất chấp nhan nhản luận điệu quy chụp bấy lâu nay của những kẻ cố t́nh dùng lối nhận định a dua, dối ḿnh dối người, bất chấp uẩn khúc của tâm kư tác giả.

Và cụ Sển đă "đánh giá cao" thứ lập luận "liều ḿnh như chẳng có” ấy của tôi.

Rồi khi gọi tôi lên thi vấn đáp, cụ đưa cuốn sách của Huỳnh Tịnh Của bảo tôi đọc bài thơ Răng Cắn Lưỡi trong sách.  Đọc xong, cụ hỏi:

- Anh có biết giai thoại tương tự nào trong lịch sử văn học Trung Quốc không?

- Thưa cụ, con có biết ạ!

- Có nhớ không?  Nhắc lại coi?

Tất nhiên tôi đọc theo trí nhớ và có cảm giác như bay trong mây cùng bài thơ của Tào Thục thời Tam Quốc.  Tôi c̣n "đính kèm" luôn cả bản dịch gọn gàng của Phan Kế Bính nữa.  Gặp dịp "trúng tủ" đến thế, tôi chắc rằng mọi thí sinh trên đời này dẫu may mắn nhất cũng chỉ có được một vài lần như thế thôi.

Hơn mười năm sau, đọc trên báo Bách Khoa văn học của Ngô Văn Phú, t́nh cờ thấy cụ kể rằng ḿnh cộng tác viết bài cốt để kiếm nhuận bút mua bánh cho cháu nội.  Tôi nhờ ṭa soạn chuyển hộ đến cụ bức thư thăm hỏi và chúc sức khỏe cụ.  Trong thư, tôi vô t́nh "đùa ác” một câu:

- Cụ ơi, con nghe nói cụ không có con kia mà, làm sao có "cháu nội" được?  Gần đây đọc báo, con thấy Trung Quốc có Vương Hồng Văn nổi đ́nh đám lắm, cụ lại từng kể là ngày xưa có mấy lần đi Trung Quốc, vậy liệu cụ có... chịu trách nhiệm ǵ không ạ?

Theo lời một người bạn đáng tin cậy cùng làm việc ở ṭa soạn tạp chí nọ, th́ khi đọc xong tại chỗ bức thư ấy của tôi, cụ Sển giận tái mặt, vẫy vẫy lá thư, giọng rít lên:

- Cái thằng NVL nó dám viết như vầy th́ thiệt là xấc xược quá thể!

Tôi vốn không đọc cuốn "Hơn nửa đời hư" của cụ nhưng có nghe rằng cụ dám kể cả hậu quả tệ hại thời ăn chơi bừa băi của ḿnh.  Tuy nhiên, tôi chỉ mượn cái tên Vương Hồng Văn cốt để đùa tếu cụ chứ đâu dám ám chỉ ǵ quá đáng đến mức phạm vào... tử huyệt cuả cụ như vậy?

T́nh ngay ư gian, tôi định viết thư xin lỗi cụ cho phải lẽ, nhưng cái tin cụ giận tôi, đến khi tôi biết được th́ chuyện đă qua đi từ nhiều năm, có khi chính cụ đă quên béng cả chuyện lẫn người gây chuyện mất rồi, nay đem ra hâm nóng lại là quá ư thất sách, rất dễ làm cụ giận thêm lần nữa.  Việc ấy chỉ có thể thực hiện khi có dịp may gặp cụ trực tiếp mà cũng phải là lúc cụ có tâm trạng đang vui nữa kia.  Tiếc thay tôi chẳng t́m được dịp nào như thế nữa!

Đọc bài viết của Mai Nguyễn, những kỷ niệm cũ trong tôi chợt sống lại hoàn toàn tươi mới, những ǵ người con nuôi của cụ gây ra cho cụ, tôi đă từng nghe đâu đó vài ba lần và cũng lường được tất cả.  Ḷng trắc ẩn cồn lên làm tôi muốn rưng rưng.  Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cụ bà đă chia xẻ cùng cụ Sển những đắng cay bao năm trong việc nhận con người ta về làm "quư tử" cứ tưởng là sẽ được an ủi tuổi già!

Ân sư ơi!  Nếu thức sự cụ có cuộc sống của linh hồn sau khi chết (như người đời thường nghĩ) th́ xin cụ ngậm cười nơi chín suối, xí xóa cái điều con đă đem Vương Hồng Văn ra đùa cụ, xin cụ đại xá coi đó chỉ là cái vuốt ve ngu ngơ của chú lừa Lă Phụng Tiên thôi nhé!  Cầu nguyện cụ tiêu dao thanh thản!

Viết nhân lần giỗ thứ 10 (1996 - 2006) cụ Vương Hồng Sển.

 

T.T.L.

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  <photo>