Tặng Hàn Quốc Trung, Châu
Quân Vũ và Từ Nguyệt Hoan
Ngồi bó gối hàng giờ trong khoang máy bay cánh
quạt DC, kế đó lại "tu ép xác” trong
chuyến xe đưa đón chật ních chạy cà
rịch cà tang trong giờ cao điểm nữa, v́
vậy khi được trút ở cổng
trường Sư Phạm Qui Nhơn, tôi có cảm giác
hai cái bánh chè không bột không đường của
ḿnh dường như bị gắn nhầm của
ai, muốn tỏ thái độ ù ĺ ngoan cố.
Liếc qua Bảng phân công Hội đồng thi Tú Tài,
tôi thấy ḿnh được xếp làm giám thị
hành lang lầu ba. "Lại là lầu
ba!" Tôi ngán ngẩm càu nhàu với chính ḿnh.
Thế là tôi đành phải mang bộ mặt bơ
phờ uể oải, gieo những bước chân không
hồn, gượng gạo thanh toán dần dần
mấy mớ bậc cấp lầm ĺ kém thiện
cảm của ngôi trường bề thế hoàn toàn
xa lạ ấy.
Dừng chân ở hành lang lầu ba, tôi ghé mạn
sườn ê ẩm tựa vào ban công, đưa
mắt nh́n xuống thành phố Qui Nhơn ẩn
hiện bên dưới.
Trông cũng chẳng có ǵ nhiều: vài gác chuông
cả cũ lẫn mới, một tháp truyền h́nh
sơn đỏ trắng ngạo nghễ chọc...
chẳng tới trời, lác đác đó đây là
những tán lá xa cừ xanh nghịt, chen vào đấy
có những mảng hoa phượng vĩ rực
đỏ. Xa một chút là biển Qui Nhơn lô xô
sóng vỗ. Mùi ngai ngái của các loài sinh thực
vật sống chết với biển thoang thoảng
ḥa vào gió sớm đưa đến tận ban công
để làm quen với khách lạ là tôi.
Thế là tôi đă đặt chân lên một địa
phương từng có một thời quá khứ huy
hoàng giàu chất nhân văn, nơi đây đă từng
rộ lên nhiều thi nhân lỗi lạc, đặt
những bước chân đầy tự tin đi vào
văn học sử nước nhà như Hàn Mặc
Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, ...
Nếu tôi là người địa phương
nầy tất tôi đă say sưa tự hào về
những con người ấy. Họ chính là
những nhân vật phù hợp với đạo lư,
giàu ḷng hướng thiện, có ư thức sâu sắc
về vị trí con người trong vũ trụ
nầy. Họ thiết tha mong muốn và sẵn
sàng khuyến khích đồng loại yêu thương
nhau, cứu giúp nhau, và nhất định tôi chẳng
đời nào thiếu suy nghĩ về hùa bừa băi
kẻ nhân danh khi thế nầy khi thế khác
để xui giục người ta lao vào giết nhau
cho ḿnh tranh giành đất đai hay tước
đoạt cơ đồ của người thân.
Trước lương tâm nhân loại, miền
đất kỳ lạ này đă tiêu biểu cùng lúc cho
hai đối cực Thiện và Ác trong đạo làm
người.
Cái mệt của tôi đă lặng lẽ cắt
cơn. Tôi nảy ư đánh giá lại hoàn cảnh
thực tại theo tinh thần "tự biết
ḿnh" của Socrates lẫn tinh thần "tự
xét ḿnh" của Tăng Tử.
Sự ngán ngẩm lúc năy của tôi khi xem Bảng phân
công, giờ nghĩ lại, tôi thấy ḿnh thật vô
lư, rất đáng chê trách.
Lên xuống các bậc cấp để làm việc
ở lầu ba mà cho là chuyện tệ hại
được sao? Ngay đến trẻ con và
cả những người khuyết tật buộc
phải di chuyển bằng xa lăn đi nữa,
họ vẫn coi đó là môn thể thao thú vị,
đua nhau lập kỷ lục rồi phá kỷ
lục ́ xèo, c̣n tôi th́ lại độc đoán một
cách tiểu nhân, dựa vào cơn mệt mỏi
nhất thời của bản thân mà phủ nhận
giá trị chân chính của môn thể thao đặc
biệt ấy. Rơ ràng là tôi chẳng hề tiếp
thu đạo "thành nhân chi mỹ" của
người quân tử, cái đạo thực sự
ưu việt đă được Tử Sản
thể hiện và Khổng Tử đánh giá cao từ
hai ngàn năm trước.
Hăy thử h́nh dung giữa cái nóng hầm hập của
miền Trung trong mùa thi cử, ḿnh có ưu thế
được thoải mái đủng đỉnh
đi tới đi lui ở hành lang lầu ba, chốc
chốc được Tạo Hóa mơn trớn
vuốt ve bằng một vài ngọn gió mát rượi
từ biển gửi thẳng đến tận
nơi mà không hề bị rơi văi hao hụt do
chốt chận dọc đường.
Sướng đến thế mà phàn nàn nỗi ǵ!
Tôi bảo rằng "thoải mái đủng
đỉnh" là v́ chính mắt tôi đă từng
đôi lần chứng kiến nhiều giám thị hành
lang ở tầng trệt phải trân ḿnh chịu
đựng sự xúc phạm kém văn hóa của
một vài người nhà thí sinh. Tôi cũng
từng chứng kiến các giám thị ấy mồ
hôi nhễ nhại, tóc rối bết trán, sơ mi dán
sát vào lưng, luôn mồm quát nạt, tả xung hữu
đột để ngăn chận những tên côn
đồ hung hăn nhào vào ném thuê bài giải. Trông
họ mệt mỏi phờ phạc chẳng khác ǵ
mấy trật tự viên bất lực của
một khu chợ xép nào đó có quá nhiều "vi
tiểu thương" lưu thông quá ư năng
động. Như vậy, làm giám thị hành lang
trên lầu quả thật gặp may, hưởng
hạnh phúc đúng nghĩa.
Ở phía dưới, sân trường đă
đầy ắp thí sinh khắp tỉnh đổ
về. Cả một biển người màu
nầy sắc nọ chen nhau, giọng Bắc, Trung, Nam
trộn lẫn. Trong pḥng Hội đồng
chỉ c̣n các giám thị I. Họ ở lại nghe
dặn ḍ thêm đôi điều cùng nhận đề
thi, giấy thi. Các giám thị II đều đă
lục tục đến những pḥng họ phụ
trách, rà soát lại số báo danh ghi bằng phấn
trắng trên mặt bàn. Xong việc ấy, họ
thường ra ban công ngắm cảnh, ngắm
người, túm tụm tṛ chuyện.
Tôi dơi mắt theo dọc hành lang, ḷng bâng khuâng như tâm
trạng cậu học tṛ mới. Thế nhưng
chỉ lát nữa thôi, nơi đây sẽ tạm
trở thành "lănh thổ ủy trị" của
tôi. Gần một giờ nữa, đám giám
thị chúng tôi mới lăng xăng tất bật.
Bất chợt có tiếng reo: "Thầy!”
Tiếng reo nghe không b́nh thường chút nào. Có
lẽ hồi xưa ông Archimedes khoái chí reo
"Ơrêka!" cũng chỉ to đến cỡ
ấy là cùng!
Tôi quay đầu nh́n lại phía sau ḿnh thử xem ai
mới là người nhận lời reo mừng
rỡ ấy. Không phát hiện được ǵ,
tôi quay lại nhận ra ở phía cuối hành lang có
một cụm giám thị II gồm hai nữ một
nam.
Nhác thấy tôi, hai cô gái lạ gật đầu chào hơi
điệu. Thoáng nh́n có vẻ tuổi họ
chưa ai quá hăm lăm. Về nhan sắc,
cả cô mặc áo màu hoàng yến lẫn cô mặc áo
màu thiên thanh chắc đều thừa sức lọt
vào ṿng trong của những cuộc thi tuyển
người đẹp địa phương nếu
có tổ chức. Bắt gặp "cái nh́n
biết hát” của người đàn ông lạ, cô gái
áo xanh hơi đỏ mặt nh́n xuống, tay vân vê tà
áo trông thật giàu nữ tính. Tôi đoán
đại rằng cô áo vàng ấy chắc đă có gia
đ́nh riêng.
Người được tôi quan sát trễ hơn vài
tích tắc là một anh chàng cao ráo ưa nh́n, ăn
mặc khá chăm chút, miệng cười thật
cởi mở, đang xăm xăm sải bước
về phía tôi.
Tôi đang c̣n mơ mơ hồ hồ, xáo tung cả
trí nhớ nhưng vẫn không sao nhận ra ḿnh đă
quen biết anh ta ở đâu và vào dịp nào. Quang
cảnh trước mặt bất giác làm cho tôi
nhớ nhanh hai câu thơ của Nguyễn Du:
Chàng
Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e
lệ nép vào dưới hoa...
Nếu nh́n nhận thật rạch ṛi ṣng phẳng th́
cụ Nguyễn Du chỉ cho tôi vay có tám chữ:
"... quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ..."
thôi, nhưng tôi chỉ cần bấy nhiêu cũng
đủ khoái... chết người, những chữ
c̣n lại coi như khi ăn bánh trái, người ta bóc
lá, gọt vỏ, chả việc ǵ phải tiếc
rẻ.
Điều gây băn khoăn lớn nhất cho tôi (và gây
ṭ ṃ cho hai cô gái vàng, xanh nọ?) là tiếng
"thầy” anh dành cho tôi nghe dứt khoát, chắc
nịch, đầy đủ cân lượng chẳng
giống kiểu xưng hô nhẹ tênh, vô thưởng
vô phạt như thiên hạ quen dùng tràn lan trong giao
tiếp khi gọi thay cho con, cháu, vợ, chồng, v.
v...
Tôi dè dặt tiến mấy bước về phía
anh. Thấy đủ tầm, tôi rụt rè
đưa tay ra. Anh chộp nhanh, lắc riết
một hồi, chẳng hề tỏ ư muốn buông ra,
hệt như các VIP trên đời nầy trong
trường hợp tương tự: c̣n phải
chờ ống kính camera hay máy ảnh lưu lại
đầy đủ tinh thần đoàn kết thân
thiện mà họ chứng tỏ.
Bàn tay tôi vừa được giải phóng th́
giọng anh đă oang oang:
- Chui cha! Gặp được thầy ở
đây, em mừng thiệt là mừng!
Tôi vẫn c̣n ngờ ngợ anh ta trông gà hóa cuốc nên
chỉ dám cười mỉm cầm chừng nửa
như có, nửa như không, nếu người ta
nhầm thực thụ th́ ḿnh cũng đỡ dính
chùm! Nh́n qua vai anh ta, tôi nhận ra hai cô gái lạ
dường như cũng bị trí ṭ ṃ thôi thúc,
thầm mong được biết sự thể ngă
ngũ ra sao.
Anh ta cứ nh́n chằm chằm vào mắt tôi, bất
chấp phép lịch sự, xóa luôn sự tôn trọng
hơi quá lố lúc bắt tay tôi. Có lẽ anh
rất thèm khám phá xem tôi có nhận ra anh là ai hay không, và
với cái cách tôi nh́n anh nhưng tia mắt lại phóng
băng qua vai anh rất có thể khiến anh phải
tự giải đáp thắc mắc: "Lạ
quá! Mới lúc năy thấy đôi mắt
"thầy" b́nh thường, té ra ngó kỹ
mới thấy "thầy" hơi lé!"
Rốt cuộc, sự thật cũng lộ nguyên h́nh
qua chất giọng ấm và vang của anh ta:
- Hôm em vào trong ấy chờ xem được kết
quả công bố th́ đă cạn giờ, em phải
theo xe ra sân bay cho kịp chuyến, thành thử không làm
sao đến cảm ơn thầy
được. Hôm nay em xin thầy thông cảm...
Trời đất! Th́ ra anh ta chính là cái
người đă đang tâm đoạt mất
giấc ngủ trưa vàng ngọc của tôi hồi
sáu tháng trước? Tôi chưa muốn "thông
cảm" tí nào! Bộ dạng của tôi hôm
ấy chắc chẳng giấu được ai nên
anh ta "xài” hết ơn là xong, chẳng thiết
cất công đi "cảm!” Tôi coi đấy là
chuyện ṣng phẳng.
Thật t́nh th́ hôm ấy tôi quá căm (vừa dạy
suốt năm tiết, về đang ngủ lơ
mơ) không có th́ giờ nh́n kỹ diện mạo anh ta
v́ cả hai ngồi cùng phía nh́n vào tờ giấy tôi
đang vẽ đủ dạng đường cong,
đường thẳng, đường găy,
đường chéo, đường dọc,
đường ngang, và mỗi lần mở miệng
tôi toàn dùng thứ giọng khàn khàn ngái ngủ lại
hơi xẳng. Ai dè trong cái dở lại giấu
cái hay: chính cơn bực dọc của tôi đă
làm tăng cường độ tiếp thu của
anh.
Nguyên anh ta vào Nha Trang dự kỳ thi nhập ngạch.
T́m đến tôi, anh ta chẳng cần biết tôi có
sẵn ḷng hay không, cứ việc "nhập
đề trực khởi", năn nỉ tôi giúp cho
vài "chiêu" để anh ta... thượng đài
giành điểm thi thực hành. Anh mở ra cho tôi
một nghề tạm gọi là
cố-vấn-trôi-nổi (măi ngày nay khoản thu
nhập chủ yếu của tôi hăy c̣n nhờ việc
ấy, tuy khá bấp bênh v́ dân ta vốn hiếu học
nhưng lại thù lao rất tệ cho kẻ có
học, rất hậu cho kẻ không học!)
Xét cho cùng, người hại tôi nhiều nhất
lại chính là người tôi tôn kính nhất,
người ấy là... Khổng Tử! Cái
câu: "Có bạn từ xa đến, chẳng
phải là cũng vui đấy ư!" (Hữu
bằng tự viễn phương lai, bất diệc
lạc hồ! - Luận ngữ)
Sách Từ Nguyên định nghĩa "đồng tâm
là Bằng, đồng chí là Hữu.” Vậy anh ta
thi nhập ngạch tức là "đồng tâm”
với tôi rồi, không coi anh là "bằng" th́
đầu óc tôi quá ư ngu muội! C̣n cự ly
Qui Nhơn - Nha Trang, lẽ nào không coi là "viễn
phương" cho được? Như
vậy, tôi mà không "vui" th́ c̣n biết ăn nói
làm sao với hương hồn cụ Khổng
đây? Mà cụ, khi phát biểu như vậy có
nghĩa là dễ làm cho tôi mất tiêu giấc ngủ
trưa không? Thánh nhân cũng có lúc vô t́nh làm điều
"ác" như chơi!
Sở dĩ anh ta hành hạ bừa băi một kẻ
lạ hoắc như tôi, chẳng qua v́ thi nhập
ngạch vốn ít tổ chức thường xuyên,
việc tuyển chọn lại tương
đối gắt gao nên người đỗ
thường rất ít. Xét cho cùng, t́nh trạng
ấy bị chi phối bởi hiệu ứng nhân
quả liên hoàn: Ít đỗ nên người ta
ngại ôn luyện, rồi v́ ngại ôn luyện nên ít
đỗ. Vả lại thời ấy thí sinh
phải tự học là chính, không ê hề đủ
thứ ḷ luyện như thời nay.
Anh ta lại nắm tay tôi. Lần này anh dùng cả
hai bàn tay, chắc anh coi đó là cách chuyển tải
ḷng thành hữu hiệu nhất. Giọng anh nghe
thật thiết tha làm tôi quên béng mọi bực bội
cũ:
- Em chịu ơn thầy nhiều lắm. Đă
mấy lần em định gởi thơ cảm
ơn thầy nhưng em thấy cách ấy hời
hợt khiếm nhă nên cứ trù trừ măi.
Thiệt may là hôm nay được gặp thầy
ở đây. Thiệt cảm ơn thầy
hết sức!
Tôi đáp bằng câu có sẵn trên đời:
- Ơn với huệ ǵ! Tôi giúp anh có đáng là bao!
H́nh như tôi vô ư, gây tổn thương cho thịnh
t́nh của anh. Giọng anh nhuốm vẻ trách móc:
- Thầy nói vậy thêm tội cho em. "Đáng"
lắm chứ ạ! Thầy biết không? Em
đă hỏng... đến hai lần rồi đó!
Tôi nói đưa đà:
- Vậy à?
Thật là hết biết! Tôi chưa từng
thấy một ai thi hỏng hai lần mà dám
"mặt trơ trán bóng", bô bô cái giọng
đầy tự hào như vậy? Nào ai có
khảo mà ḿnh lại xưng? Lăo nầy ngó vậy
mà dại hết thuốc chữa! Bộ lăo ta quên
phứt rằng sau lưng ḿnh không xa, có đến
hai... đài quan sát đang theo dơi động tĩnh hay
sao?
Giọng anh ta trầm lại:
- C̣n lần nầy th́... thủ khoa lận!
Úi dào! Có thế chứ! Th́ ra anh ta đâu
phải là kiểu người ruột để ngoài
da, buột mồm nói dại đâu? Cả một
mưu cơ hoàn hảo được anh vận
dụng khôn ngoan tận cả ngữ khí ngữ
điệu cũng được đo đến
hẳn hoi! Chính tôi "dại hiểu" chứ
nào phải anh "dại nói".
Anh ta đă vận dụng hữu hiệu phép tiệm
tiến của khoa Tu từ học và thể hiện
nó dưới dạng phương tŕnh một phán
ứng hóa học:
Hỏng 1 + Hỏng 2 ==> Thủ khoa
Phép tiệm tiến ấy đă tạo nên ấn
tượng rất đắt! Nếu không
thủ sẵn trong lưng cái thủ khoa, nhất
định là chẳng đời nào anh dám ném bừa
hai cái Hỏng ra trước mặt thiên hạ!
Anh đă cài số lùi cho uy tín ḿnh rồi bất
thần sang số nhấn ga! Lẽ thường
là vậy: từ dưới hang sâu bay vút lên
trời mới ngoạn mục hơn cất cánh
từ mơm núi chứ! Chính Nguyễn Huệ cũng
vận dụng phương cách ấy cho việc
ăn nói khi vào diện kiến vua Lê Hiển Tông
bằng cách tự xưng là "Hang núi" đấy
thôi! Nếu không ư thức rằng sĩ phu Bắc
Hà đang bở vía trước uy danh của ḿnh,
Nguyễn Huệ tất chẳng dùng cách xưng hô
đó. Nói cách khác, tác giả sách Hoàng Lê nhất
thống chí sẽ không gán cho Nguyễn Huệ lối
xưng hô đó nếu không ư thức toàn bộ vấn
đề.
Tuy nhiên, có một điều h́nh như anh ta chưa
lường hết, ấy là tính "bóng loáng"
của câu chuyện. Anh càng "đánh bóng" cho
uy tín của anh nhiều chừng nào th́ làm cho uy tín
của tôi "loáng" ra nhiều chừng nấy.
Thử nghĩ mà xem? Thầy của thủ khoa, dù
chỉ là hạng trôi nổi, thời vụ, không công
đi nữa, cũng đâu phải là thứ vớ
đâu đụng đấy, hễ cần là có?
Chính anh ta cũng đă phải... tầm sư
học đạo đấy thôi!
Thế nhưng tôi đâu có ham "loáng?” Tôi
đang bị "choáng” khá nặng đây!
Người ta bảo rằng phi cơ chiến
đấu Mig của Nga khi cần xuất phát nhanh,
người ta phải xài bệ phóng. Phi cơ
khởi động máy trên bệ, nhoáng một cái,
bị phóng vút lên không, phi công bị xây xẩm
đến hết tầm phóng th́ kịp tỉnh
lại để cầm cần lái, đạt ngay
vận tốc chiến đấu.
Anh ta đă "phóng" tôi như thế. Tôi
cũng đang bị xây xẩm đến tê dại
toàn thân đây. Anh ta một hai thầy thầy em
em riết, làm tôi cảm thấy ḿnh già khấc khi
bị anh "phóng" tận mây xanh như
vậy. Tôi bay lên thượng giới uy nghiêm
ấy mà làm quái ǵ trong khi hạ giới lắm kẻ
nầy người nọ, lắm cái đẹp đẽ
hay ho? Anh ép tôi phải gồng ḿnh để
đạo mạo đúng vai "thầy của
thủ khoa" th́ c̣n... làm ăn nỗi ǵ? Tôi
phải tự giải thoát mới được!
Tôi vỗ vai anh ta:
- Thủ khoa lận kia à? Sướng quá
nhỉ! Xin mừng anh bài thơ nhé!
Anh ta vỗ túi sơ mi:
- Em chép được chứ ạ?
Tôi xua tay:
- Khỏi! Anh thuộc ḷng ngay thôi. Thơ
rằng:
- Đỗ thủ khoa!
Sướng cả nhà!
Mọi sướng khác!
Kém thua xa!
Cứ đọc đến chữ đầu câu và
cuối câu, tôi lại giơ cao bàn tay chém vào không khí
theo kiểu ra đ̣n của vơ sĩ karate - do.
Sẵn tốt trớn, tôi ào ào xông lên thêm mấy
điệp khúc nữa, chẳng tốn công mất
sức ǵ bao nhiêu: Tôi lặp lại (điệp
khúc mà) với điều kiện thay hai chữ
"cả nhà" ra quá ta, thấy bà (!), tối đa,
thấu da, hết ga, v. v... Tính ra, tôi sản xuất
bừa phứa kiểu ấy dôi lên ngót vài chục câu
nhăng cuội. C̣n tṛ gơ nhịp, tôi cũng linh
động biến tấu theo cơ chế riêng, khi th́
xỉa bằng bàn tay, khi th́ nện bằng nắm
đấm, lúc sang phải, lúc sang trái, lúc đấm
xuống, lúc vung lên, tóm lại lấy nhợn làm
gốc.
Cái thứ được tôi lạm gọi là thơ
ấy vốn là món sở trường của tôi trong
thời "sướng lắm chứ" (theo
nhận định của các ông Trần Trọng Kim,
Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận nêu trong sách giáo khoa)
tức là thời chăn trâu. Đấy thực ra là
đồng dao không hơn không kém.
Loại thơ… trời ơi đến thế, ai
ngờ anh ta lại khoái chí tử mới ngộ!
Nghe mấy khổ đầu, anh c̣n bặm môi nén
cười, rồi khi tôi tuôn ra ào ào như nước
lũ, tay vung loạn xạ th́ anh không sao ḱm giữ
nỗi nữa, ph́ ra cười như đập
thủy điện chợt mở cống xả
lũ. Cắt được con lũ
cười, anh ta tự đét vào mông ḿnh rồi
nhảy nhổm, reo như trẻ con:
- Hay lắm! Gọn lắm! Vui nhộn
lắm! Cảm ơn thầy.
Tôi cũng ph́ cười cái lối tán thưởng
thành loạt như thế. Sau lưng anh ta, hai cô
gái lạ chẳng rơ th́ thầm b́nh phẩm ra sao
với nhau mà cô áo vàng th́ gập ḿnh vào vai bạn,
đấm thụp thụp lưng áo xanh khiến cô
nầy phải hốt hoảng chụp nhanh một bên
kính suưt rớt. Mặc dù vậy, tôi vẫn không
nghe tiếng cười nào phát ra. Lẽ nào gái Qui
Nhơn mắc phải hội chứng Bao Tự?
Lấy lại vẻ nghiêm túc, anh ta hạ giọng:
- Mời thầy trưa nay dùng cơm với em
nhé! Đạm bạc thôi ạ. Bảo
đảm buổi chiều thầy cũng làm việc
tốt như buổi sáng mà! Thầy nhận
lời nhé!
Thật khó cho tôi! Mới lúc năy đây, tôi hăy c̣n
chưa nhận ra anh và đến lúc nầy tôi vẫn
c̣n chưa biết tên anh ta! "Chăm phần
chăm" thế quái nào được? Tôi thoái
thác:
- Rất tiếc! Xin lỗi! Lúc năy tôi vừa
nhận lời người bạn xong. Gần
bảy năm nay chúng tôi mới gặp lại nhau...
Anh ta toan nói thêm điều ǵ th́ bị phá đám ngay
bằng tiếng chuông reng inh ỏi khắp
trường. Thí sinh nhốn nháo ùa lên lầu, chen
chúc ở các hành lang, cứ như những mảnh
bằng Tú Tài mà họ háo hức đă được
cài đặt đâu đấy, chậm chân là
chẳng sao vồ kịp.
Các giám thị II bỏ dở các cuộc tṛ chuyện
tản về trấn các cửa pḥng, sẵn sàng cho...
công đoạn "soát vé".
Buổi thi bắt đầu. Trật tự các
pḥng khá ổn định. Chẳng thể nào có
chuyện thí sinh trên lầu lại lấm lét tḥ
đầu nhóng cổ cầu cứu bên ngoài.
Tôi lững thững bước xuống tầng
dưới t́m thăm người bạn cùng khóa.
Đă mấy mùa chấm thi diễn ra, măi mùa nầy chúng
tôi mới gặp nhau cùng một hội
đồng. Tạm gọi tên anh ta là X.
Ban Việt Hán chúng tôi hồi ấy có hơn phân
nửa đă tấp tểnh "mài bút". Có
người dốc tiền dành dụm tự in
tập thơ của ḿnh, có người gởi vài ba dịch
phẩm đến "trùm mền" ở các nhà
xuất bản. Có người c̣n chủ biên
cả một tạp chí nữa. Nói chung th́ không ít
người cảm thấy ḿnh đă tiến rất
gần cột mốc đại gia trên con
đường văn học. Điều ấy
khiến t́nh trạng "văn nhân tương
khi" (văn nhân khinh lẫn nhau) của thành ngữ
Trung Quốc khá nghiệm đúng.
X. và tôi cùng ở trong đám "hơn phân
nửa" ấy, có nghĩa là bấy giờ chúng tôi
"tương khi" thoải mái. Tuy nhiên,
mấy năm ngồi cạnh nhau cọng với
mấy năm vắng tin nhau, "t́nh" dường
có phôi pha ít nhiều nhưng "nghĩa" có vẻ
như đằm thắm thêm lên. Những
"tương khi" xưa cũ ấy nhiều lúc
trở thành nguồn gợi nhớ cồn cào kỷ
niệm. Chúng tôi đă "ngộ"
được câu thơ kỳ quặc
"Được giận hờn nhau, sung sướng
bao nhiêu!" (Xuân Diệu - Xa Cách)
X. mời tôi dự bữa cơm thân mật của
người d́ anh đăi mừng cuộc đoàn tụ
d́ cháu anh ta. Tôi hớn hở nhận lời v́
từ lúc thoái thác với anh chàng thủ khoa nọ, tôi
cứ lấn cấn, tâm hồn không sao thanh thản
như trước được. Anh ta nhiệt
t́nh quá khiến tôi hơi xiêu, may nhờ tiếng chuông
tạo cơ hội cho tôi thoát khỏi t́nh trạng khó
xử.
Tôi trở lên "lănh thổ ủy trị" của
ḿnh đúng vào lúc chuông reng hết giờ thi. Các
giám thị lăng xăng tất bật, thí sinh lũ
lượt ra về, căi nhau chí chóc, có lẽ c̣n
mạnh miệng tự cho điểm bài ḿnh, coi giám
khảo chúng tôi như một hạng... chả có ǵ
đáng nói!
Tôi xuống tầng dưới t́m X. rồi cùng
lững ra quán giải khát. Cứ tưởng chúng
tôi mặc sức hàn huyên cả giờ, té ra mới
hơn mươi phút đă cạn đề tài.
Khóa ấy ban chúng tôi chỉ tốt nghiệp
mười bốn mống, chẳng có nhiều chuyện
để gợi lại hay dám gợi lại.
Chúng tôi lang thang ngắm phố xá một lúc, cuối
cùng về nhà người d́ của X. ở ven thành
phố.
D́ của X. có dáng người thấp đậm, tóc
nhiều muối hơn tiêu, gương mặt
đầy đặn có khá nhiều dấu hiệu
một thời xuân sắc.
Chào hỏi và giới thiệu qua quít, bà giục cháu
đưa bạn ra nhà sau... tham quan(!)
Khi chúng tôi quay lại nhà trước th́ bàn ăn đă
bày xong. Chỉ có bốn bộ chén đũa.
Nh́n ra hiên, tôi thấy tà áo thiên thanh đang tha
thướt tiến vào. Nàng lí nhí chào mọi
người rồi kín đáo ném riêng tôi một cái nh́n
đầy ắp kinh ngạc.
Chúng tôi ngồi vào bàn. Bà chủ nhà lịch
thiệp giới thiệu đôi bên. X.
được bà giới thiệu là giáo sư Quốc
Học (ngôi trường mẹ của nhiều nhân
vật nổi tiếng) và tôi, chỉ được
giới thiệu là... bạn của X. Thâm ư bà ta
bộc lộ khá rơ: Bà muốn "chấm" ai
cho ai. Với bà, X. phải là "cái đinh"
của buổi chiêu đăi (tôi hiểu rằng ḿnh
phải biết an phận đóng vai… chầu
ŕa!). Rơ ràng là bà đă bị hớp hồn bởi
cô giáo duyên dáng xuất hiện đều đặn
hàng tuần trong vai tṛ d́u dắt Ca đoàn học sinh
của chương tŕnh ti vi thành phố Qui Nhơn.
Có lẽ X. nhận ra bao nhiêu "niềm đau
nỗi khổ" nổi lềnh bềnh đầy
mặt mũi của tôi nên thương t́nh d́u tôi
lại gần trung tâm cuộc tṛ chuyện.
Một lần như vậy, anh gọi đùa tôi là...
Khổng Tử.
Nàng áo xanh trố mắt:
- Sao lại gọi là Khổng Tử?
Do ngồi đối diện nên X. cho rằng lời
thắc mắc ấy nhắm vào anh nên X. đăm chiêu
chuẩn bị cách trả lời thế nào cho...
khỏi đụng hàng! Tôi hiểu trọn
vẹn ư của nàng là: "Tếu táo
như... nhà ngươi mà gọi là Khổng
Tử th́ nghe "chỏi" quá! Chẳng lẽ
thời đi học, người khéo nhập vai... con
gái nhà lành?"
Quan sát tấm kính cửa tủ sau lưng chỗ nàng
ngồi, tôi nhận ra nụ cười nửa
miệng của X. Đó là dấu hiệu anh ta
sắp phát ngôn. Tôi bấm mạnh đùi anh, tranh
phần trả lời. Ít ra tôi cũng phải...
làm ăn một chút ǵ chứ! Tôi bắt
đầu đánh thức sự chú ư của mọi
người, kể cả X.:
- Làm sáng tỏ ư nghĩa nầy kể hơi dài ḍng v́
liên quan nhiều lĩnh vực...
Ngồi cạnh nhau mấy năm trời nên X. có
thừa kinh nghiệm về cái tṛ rề rà ấy
của tôi. Kiểu rề rà ấy thường
gây ra những khó chịu bất ngờ. Anh xoay
người nh́n thẳng vào mắt tôi, ngụ ư đe
ngầm:
- Nhớ là có mặt d́ người ta đấy nghe!
Cà rỡn, lếu láo là chẳng xong đâu đấy!
Tôi mỉm cười trấn an rồi quay sang hỏi
cô nàng áo xanh:
- Chắc cô c̣n nhớ nghĩa chữ "khí
khổng" đấy chứ?
Tôi rất khoái phương pháp "đở
đẻ tư duy” của Socrates, và quả nhiên cô nàng
hưởng ứng ngay:
- Là lỗ thoát khí CO2 và hơi nước có
trên mặt lá chớ ǵ? Nhưng dính líu ǵ
đến Khổng Tử?
- Có đấy! Khổng là "lỗ nhỏ”,
Tử là "chết.” Khổng Tử là
"lỗ chết nhỏ”, cô biết "lỗ
chết” chứ?
Cô ta lắc đầu:
- Chịu!
Tôi gợi ư:
- Danh từ Thiên văn học ấy mà!
Cô ta nghi tôi nói xạo nhưng cũng cố...
rượt tới cùng, hi vọng tóm gáy
được tṛ xạo nhưng đành bó tay:
- Cũng chịu luôn!
Tôi giảng giải đầy nhiệt t́nh:
- Theo Thiên văn học, các tinh cầu trong không gian
cứ cắm đầu cắm cổ quay cho đă đời
rồi già cỗi suy yếu, mờ dần đi,
tắt ngấm, trở thành những "lỗ
đen” tức là "sao chết" hay… "lỗ
chết.” Hồi đi học, lớp chúng tôi
rất nhiều sao, trong đó X. là "minh tinh”, c̣n tôi
là "Khổng Tử”…
Cô ta cười khúc khích, đôi mắt lúng liếng:
- Có thiệt không đó?
Tôi lại dắt cô ta đi ṿng ṿng trong mớ giải
thích cố ư gây rối rắm:
- Theo cô, cái thật với cái có lư, tạm coi là một
cũng được chứ?
Nàng ngần ngừ mấy giây rồi đáp lại:
- Cho là vậy cũng tạm được!
Tôi tiếp:
- Về sự có lư, đại gia Pascal từng có
một nhận thức mang tính kinh điển trong Tâm
lư học, đại khái là cái có lư ở nơi nầy
có khi lại là cái vô lư ở nơi khác. Do đó suy
ra, điều mà sinh viên Huế coi là thật, cô giáo
ở Qui Nhơn cho là không thật... cũng tạm
được!
Tôi cố ư nhấn dài ba tiếng cuối để
nhái lời cô đáp lúc năy.
Nàng hơi cúi mặt, má ửng hồng, táy máy đùa
nghịch đôi đũa vừa buông. Tôi cho
rằng nàng đă hiểu ư tôi mà tôi cũng đă
hiểu ư nàng. Chà! Thế là "ư hợp"
rồi chớ ǵ nữa? Đă "ư hợp” th́
"tâm đầu” chỉ là... chuyện nhỏ!
X. che miệng, rót vào tai tôi:
- Đồ… Ba hoa, Ba xạo, Ba que, Ba trợn, Ba lăng
nhăng, Ba…
Tôi phải bấu mạnh đùi anh ta để
tốp bớt, v́ kho từ ngữ có tiếng Ba xem
chừng c̣n nhiều, anh chưa động đến
các từ Ba gai, Ba búa, v. v... Bên kia bàn là nữ giới
của hai thế hệ, mà phàm là nữ giới
thường rất kỵ việc nam giới th́
thầm với nhau trước mặt họ.
Khi cùng X. tiễn nàng ra cổng, nàng hé lộ một
thông tin quan trọng: Tháng sau nàng sẽ vào Nha Trang
thăm bố làm việc ở bệnh viện quân y.
Tôi khấp khởi mừng như trúng số
độc đắc… quốc tế! "Khi nên
trời cũng chiều người..." chính cụ
Nguyễn Du đă cho là thế đấy thôi! Tôi
hớn hở chóp thời cơ:
- Vậy ư? Rất mong gặp lại nhé!
Nàng mỉm cười gật đầu.
Đó là h́nh ảnh cuối cùng tôi nhớ được
về nàng. Bệnh viện quân y, nơi bố nàng
làm việc đột nhiên xảy ra sự cố Hà
Thúc Nhơn (một bác sĩ quân y, giải quyết mâu
thuẫn ǵ đó, bắn chết một thiếu tá
rồi chiếm bệnh viện, tử thủ
nhiều ngày).
Tôi không nhớ rằng ḿnh đă mong đợi hết
bao nhiêu cái "tháng sau". Tôi cũng chẳng
tiện ḍ hỏi ai v́ chuyện nào đă có ǵ
đâu? Không hiểu trong "mười hai
bến nước", cô Trưởng đoàn của
Ca đoàn học sinh ấy đă ghé bến nào chưa.
Tôi chỉ thầm mong có nhiều nhiều ngoại
lệ cho qui luật "hồng nhan bạc
mệnh"...
Tin tức ơi! Chúng mày trôi biệt đi đâu
từ bấy đến nay?
Giáo
Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师 <photo>
Việt Nam, Tháng 11, 2006
|