ƯU THẾ 1

 

 

 

 

 

TỰ BẠCH

 

Tuổi về chiều, điều thú vị hơn cả có lẽ là hồi tưởng quá khứ đời ḿnh bằng một tâm hồn trong sáng vô tư.

 

Những kỷ niệm trong quá khứ chính là những chiếc gối bông êm ái mà mỗi người trong chúng ta đều có lúc muốn ngả đầu lên để t́m những phút giây nhẹ nhơm tâm hồn sau bao nhiêu hứng chịu những ê chề của cuộc sống.

 

Ngoài ra, nhắc đến những ǵ trong quá khứ đời ḿnh cũng là chọn ra những món quà "cây nhà lá vườn" để ân cần biếu tặng những ai thực sự quan tâm đến phía khuất của vầng trăng cuộc đời một kẻ mà họ ít nhiều băn khoăn hoặc v́ thiện cảm, hoặc v́ hiếu kỳ.

 

Đấy là nguyên do h́nh thành Tạp Bút 3 nầy của Thái Trọng Lai.

 

 

TG

 

 

 

 

 

 

Hôm ấy, anh bạn đồng nghiệp ở VT đến t́m tôi, mặt hớn hở như mới lănh tiền trúng số!  Anh hạ giọng trầm cho riêng tôi:

 

- Tao mới quen một em hàng sách xinh lắm.  Để ngụy trang cho cuộc tán tỉnh, tao đă mất tiền mua cả thảy ngót vài chục cuốn rồi.  Đi với tao để góp cho vài ư tỉnh táo nhá, tao th́ mê đặc mất rồi!  Không chừng tao sẽ làm một cái ǵ đó cũng nên!  Có điều là phải nhớ kỹ:

 

- Mầy "chỉ được phép" chọn sách rẻ hơn, và c̣n phải mua ít hơn tao!  Lộn xộn là chẳng yên đâu!

 

Để cho tôi hiểu đến nơi đến chốn hai tiếng "chẳng yên" sặc mùi ngang ngược ấy, sẵn đang ôm eo tôi, anh chọc hai ngón tay làm gọng ḱm, kẹp vào mạng mỡ tôi, lôi ra một phát đau quắn cả người rồi giật giật luôn mấy cú nặng có nhẹ có.

 

Tôi sửa trị ngay cái thói ngang ngược ấy bằng cách cho anh lộn ruột một phen:

 

- Xời!  Chuyện "chim trời cá nước", ai tóm được là toàn quyền rô ti, băm chả hay chiên xù, nấu lẩu mặc sức, cơn cớ chi mà ông bày đặt giao với hẹn nầy nọ nhỉ?  Chẳng yên là chẳng yên thế nào?  Chịu khó ôn lại câu "Chim chích mà ghẹo bồ nông,  đến khi nó mổ lạy ông xin chừa!" đi chứ!  Ǵ th́ ǵ, tôi rất sẵn ḷng "chẳng yên" cho ông đủ năm cú tôi chỉ đổi một!  Dám không?

 

Giọng sau lưng tôi chắc nịch vẻ tự tin:

 

- Chuyện đó để bàn sau.  C̣n hôm nay, hễ tao tán th́ mầy phải… tắt máy!  Nhớ chưa?  Hăy vờ chọn sách hay làm cái quái ǵ đó, lảng xa xa cho tao nhờ.  Cấm cái tṛ xun xoe bố láo!  Không được quên!

 

Là dân Hà Nội gốc, lại ra trường trước tôi mấy năm, vẻ đỉnh đạc thanh lịch ở anh quả là có thừa, đă thế, anh ta c̣n là "một cây" khiêu vũ khét tiếng nữa.  Những ưu thế của anh ta chẳng ai dám coi thường, dù đám bạn đồng thanh khí của anh trong tầng lớp thượng lưu.

 

Chuyển từ một trường thị xă xa xôi nọ, về dạy Nha Trang, anh ta có vẻ thoải mái như chim, cá vừa được phóng sinh (có lẽ cho rằng "như rồng gặp mây" cũng được nhưng tôi sợ mang tiếng quá nịnh!)

 

Nha Trang khá nổi tiếng với hai đám quần tinh rực sáng, đó là hai trường đào tạo sĩ quan Không quân và Hải quân.  Cả hai trường ấy đều coi khiêu vũ là môn học chính khóa, thành thử có chém chết đi nữa th́ ban tổ chức lễ măn khóa cũng không bao giờ quên làm một dạ hội cho thật ra tṛ!  Kiếm huân chương chiến công (!) cầm chắc mà không đổ máu mới giỏi!  Dù sao kiếm chúng trong loại công việc này nghe cũng oai hơn loại huân chương anh dũng (!) của mấy anh sĩ quan ôm gà chọi theo pḥ sếp lớn đi trường gà Ngọc Hội.  Vào những dịp lễ lạc ấy, thành phố chợt như vơi hẳn đi v́ vô số nam thanh nữ tú nườm nượp cuốn về vùng đất đồi pha cát mà ngày xưa vốn là khu rừng chi chít mai vàng.  C̣n giờ đây là hai quân trường đào tạo nọ. Và những dịp ấy, anh luôn được mời, luôn có cơ hội làm nổi đ́nh đám.

 

Lướt trên sàn nhảy, phong độ người chốn Tràng An thanh lịch của anh chỉ kém giới quí tộc châu Âu thời xưa chiếc mũ cao và tấm áo đuôi tôm truyền thống.  Mỗi khi anh thi triển một động tác bay bướm đều nhận được những tràng pháo tay tràn trề… sức lính tráng.  Đă hơn một lần anh hănh diện khoe với tôi điều đó.

 

Anh ta quả không hề nói ngoa.  Cô hàng sách xinh thật!  H́nh dung cảnh họ từng d́u nhau lả lướt quay theo điệu valse, người tôi như muốn nổi đầy rôm sảy v́ ganh tị.  Xinh thế ấy th́ những lời đe nẹt của anh ta dành cho tôi trên đường đến đây quả là đầy đủ lư lẽ.

 

Anh giới thiệu thật qua quít cho phải phép rồi xăm xăm bước về phía các giá sách, rút ra cuốn nầy cuốn nọ xem lướt vài trang, ra cái điều là anh t́nh cờ tạt vào đây hoàn toàn chỉ v́ nhu cầu tao nhă của trí tuệ chứ không cốt tán tỉnh vu vơ tầm thường thô thiển như đám khóa sinh.

 

Anh ta vừa quay đi chứng tỏ thứ bản lĩnh ưu việt ấy của ḿnh th́ cô nàng đă "líu lo" ngay:

 

- Em biết thầy rồi đó nghen!  Em có đứa em học lớp của thầy mà!

 

Giọng xởi lởi của cô ta khích thích tiềm năng dũng cảm ở tôi, tôi mỉm cười tinh nghịch:

 

- Vậy hả?  Sao không thử một lần bảo "Em xê ra… cho chị học một tí" nhỉ?

 

Cô ta tủm tỉm rồi lườm một phát thật khéo, phải tinh mắt… như tôi mới kịp nhận ra:

 

- Thầy… dễ sợ thiệt đó!

 

Câu nói ấy bám riết trí nhớ tôi măi tận ngày nay, nhưng công lao bu bám ấy lại thuộc về một cô học tṛ thứ thiệt.  Mỗi khi lườm tôi để nói câu ấy, nàng thường nghịch ngợm kéo dài ra nhưng chẳng chịu tra cho đủ dấu ngă và dấu nặng cho hai chữ "dễ sợ" khiến nghe hơi khó chịu một cách thú vị, gần gần với ngây ngất.

 

Th́nh ĺnh lưng tôi nhận một cái vỗ nhẹ, anh ta như lù lù dưới đất chui lên, đặt phịch lên quầy trước mặt tôi cuốn sách khá dày, b́a màu mè sặc sỡ, hất hàm bảo:

 

- Mầy đọc cuốn này chưa?

 

Tôi gật đại để kịp lảng xa ra theo mật ước độc đoán mà có lúc tôi đă hơi quên.  Cái vỗ nhẹ của anh thật ra chỉ giống của thiên hạ ở phần đầu, c̣n phần đuôi anh chấp thêm một cái véo đau điếng, ít ra cũng gấp đôi sức chịu đựng của tôi.

 

Tôi gồng ḿnh nén đau rồi lảng nhanh, chẳng thiết ǵ việc chọn sách mà là "làm cái quái ǵ đó" như anh đă giao hẹn lúc mới ra đi.  "Cái quái" ấy là tôi chỉ nh́n vào mặt kính quầy sách để ngầm quan sát hai cái bóng in vào đó lúc mờ lúc tỏ.

 

Mặt kính mách cho tôi biết là anh đă lập lại quan hệ b́nh thường.  Tuy chỉ nghe loáng thoáng nhưng tôi cũng kịp nhận ra là họ thích thú nhắc lại những vũ hội họ đă dự và sẽ dự.  Họ đă giải được phép toán t́m… mẫu số chung.  Anh đă "hất" tôi văng qua bên lề cho đường thông thoáng.

 

Tôi lảng xa dần, xa dần.  Mắt tôi vẫn dán vào các gáy sách bày sau lớp kính nhưng ḷng lại nhằm ư đồ chẳng giống ai, thậm chí có cho là bất lịch sự đi nữa tôi cũng khó ḷng phủ nhận, vô phương bào chữa.  Ư đồ ấy là lắng tai thu trọn cuộc đối thoại, thử xem bản lĩnh anh, ả dày mỏng ra sao.  Cứ như thế, tôi "lảng" gần giáp ṿng tự hồi nào chẳng biết, "lảng ra" giờ đây hóa thành "lảng vảng" sờ sờ.  Không khéo tôi sắp phải nhận lại món "vỗ-véo" đáng nhớ đời như lúc năy mất thôi!  Nếu anh ta vẫn… giữ vững tay nghề th́ cầm chắc là tôi phải lănh đủ v́ rơ ràng là lần này tôi rơi vào thế thuận tay cho anh hơn, lại vào lúc anh tăng phần căm tức tôi ngoan cố tái phạm!  Giảm thọ mất thôi!

 

Lúc nầy tôi đă đối diện chênh chếch với nàng.  C̣n với anh ta, tôi đă ngầm lập khu "phi quân sự" tạm thời bằng trí tưởng tượng đơn phương của ḿnh.

 

Tay anh có nối dài thêm, may ra mới chạm đến tôi được.

 

Bất chợt tôi nhận ở nàng một câu hỏi, giọng hơi cao như muốn reo:

 

- Thầy L. ơi!  Thầy đă đọc truyện ngắn của thầy rồi chớ!  Sách ra cả tháng nay rồi mà!

 

tiếp kỳ trước…

 

Tôi ngơ ngác hỏi dồn:

 

- Làm ǵ có?  Mấy tháng nay tôi có viết, có gởi truyện ngắn nào đâu?  Chắc cô nhầm rồi!

 

Giọng cô ôn tồn mà kiên quyết:

 

- Nhầm sao được?  Rơ ràng tác giả Trọng Lai mà!

 

Tôi bán tín bán nghi, căi nước đôi:

 

- Th́… cha - chài - chú - chóp nào trên đời nầy làm "Trọng Lai" mà chẳng được?  Ngay đến cái thứ tôi mà cũng… Trọng Lai được nữa là ai?

 

Cô hàng sách bật cười thành tiếng.  Có lẽ cô ta không biết rằng mấy tiếng "cha chài chú chóp" mà cô thấy mới toanh ấy là lời tôi mượn của thầy cũ, một nhà thơ đă được Hoài Thanh… đóng dấu chất lượng, c̣n mấy tiếng "cái thứ tôi" th́ tôi cải biên từ "cái thằng tôi", chữ dùng của Tú Xương.  Trong ngôn ngữ, dường như loại của đánh cắp dễ tiêu thụ hơn.

 

Chẳng thèm đôi co với một kẻ khó bảo, cô ta nhanh tay kéo chiếc ghế cao lại gần rồi thoăn thoát leo lên.  Tôi hành động theo phản xạ, vói tay qua khỏi quầy, giữ chặt nấc thang ghế.

 

Cô vơ mấy cuốn trao xuống cho tôi:

 

- Thầy t́m đi!  Nhất định là có trong đó!

 

Cô vơ thêm mấy cuốn nữa rồi chậm răi xuống thang, sém chút nữa là giẫm vào tay tôi.  Vừa bày sách vào giá, cô vừa giải thích:

 

- Số này mới đ̣i họ gởi thêm đấy ạ!  Học tṛ mua mạnh lắm!

 

Rồi cô cười h́ h́:

 

- Kể ra th́ ông trời đâu phải lúc nào cũng bất công đâu hỉ?  Cũng có lúc tṛ chấm văn thầy đó chớ!  Công bằng quá c̣n ǵ!

 

Rơ ràng là nàng ám chỉ tôi, thế nhưng đă chắc đâu là tôi?  Biết đâu cô ta nhầm thật th́ sao?  C̣n nếu cô ta không nhầm th́ tôi phạm hai khuyết điểm cùng một lúc:

 

Khuyết điểm thứ nhất là khả năng đọc sách thua cả đến cô hàng sách, khuyết điểm thứ hai là lơ là số phận "những đứa con tinh thần" của ḿnh.  Tôi không biết nên van vái cho cô nhầm hay tôi nhầm.  Nếu cô nhầm th́ tôi thỏa măn tính hiếu thắng của bản năng loài người nói chung chứ không chỉ riêng ǵ tôi, nhưng nếu tôi nhầm th́ mất mặt cho tôi quá!  Thầy dạy văn chương mà tŕnh độ chỉ được vậy th́ đâu có… ngon lành ǵ!

 

Thấy tôi c̣n đang loay hoay ḍ mục lục chưa xong (xong thế quái nào được khi đầu óc khó tập trung đến thế!) cô vớ ngay cuốn sách, lật trang thoăn thoát tới tấp rồi gí ngón tay thon thon vào hai chữ Trọng Lai.  Tôi bồi hồi như nàng gí vào trán ḿnh.  Th́ ra đúng là truyện ngắn tôi viết từ mấy năm trước, lúc tôi c̣n chưa ra trường.  Giáo sư Toan Ánh đă chọn nó làm bài đọc thêm cho giáo tŕnh Văn minh Việt Nam của Đại học Văn Khoa Sài G̣n.

 

Tôi trút hết phân vân:

 

-  Đúng là truyện tôi viết đă lâu.  Thành thử tôi mới thật sự bất ngờ!

 

Cô ta ngước nh́n tôi:

 

- Ông ấy không trả nhuận bút cho thầy à?

 

- Không.  Bản quyền đă thuộc về tạp chí mà ông ấy trích.

 

Rồi tôi giở tṛ…khiêu vũ bằng mồm:

 

- Giả sử ông ấy chơi đẹp, tặng sách cho những người ông trích mà bỏ sót tôi, tôi vẫn cảm thấy an ủi v́ truyện ḿnh được lọt mắt xanh của ông chứ không phải người khác. Trong ba nhà văn đồng quê hiện đang sáng giá th́ Sơn Nam hơi thô, Phi Vân hơi điệu, chỉ có ông là chững chạc.  Tôi thích đọc ông ta từ lâu, nay ông thích chọn tôi, kể cũng là tri kỷ…

 

Đă đến lúc "rốn ngồi chẳng tiện", chúng tôi bấm nhau cáo từ.

 

Mới khuất vào chỗ quanh, anh ta đă nện ngay tôi một thụi… đau thấy ông vải!  Thế nhưng ghi đông chỉ hơi loạng choạng mấy giây.  Có lẽ linh tính đă sớm mách tôi chuẩn bị chịu đựng món đ̣n khó thoát nầy.  Mà cũng có lẽ là xưa nay chưa xảy ra hiện tượng… vơ sĩ hạng ruồi lại hạ gục nổi vơ sĩ hạng bán nặng cũng nên.

 

Tôi toan nạt anh mấy tiếng cho hả tức th́ giọng anh đă rít lên bên tai:

 

- Đ. M.!  Mầy giết "ông" trắng trợn!  Sao tôi lại ngu… u… thế… ế cơ chứ!

 

Chửi thề th́ anh xài đúng kiểu Hà Nội, tức là tiếng đầu ít tục hơn, c̣n tiếng rít nếu đem cân, có lẽ nó làm liệt hết mọi loại cân thương mại.

 

Tôi không có tật "đổ dầu vào lửa" nên cố nín một lúc cho anh cắt cơn giận rồi mới dàn ḥa có lẽ hơi vụng về:

 

- Phở gà nhé!

 

Sau lưng tôi cất lên tiếng lạ hoắc, nghe thiểu năo như giọng kẻ ốm nặng:

 

- Khỏi!  Chắc tao "no" cũng ba ngày nữa cơ!

 

"Chơi chữ" hóm hỉnh như thế, tôi đoán là anh đă nguôi cơn giận vô duyên, thế nhưng tôi vẫn cho xe chạy thẳng chứ không quẹo hướng Cầu Đá để ghé tiệm phở gà trứ danh mà một "ông tướng nhà trời" hâm mộ hết ḿnh, bởi v́ trong thực tế, có những núi lửa tắt nhiều chục năm vẫn có thể bùng nổ đột ngột đấy thôi!  Tôi chả dại!

 

Anh ta không mời "tài xế" vào uống cà phê như mọi lần.  Tôi quay xe, chạy theo tốc độ thư giăn rồi nghĩ ngợi miên man.  Lạ thật! véo có, thụi có, chửi thề cũng có, thế mà tôi không thiết phản kích, lại c̣n cảm thấy thinh thích.  Chao ôi!  Nguy to mất rồi!  Lẽ nào tôi mắc bệnh "a-zô-khít" hay sao? (asochism - dạng tâm thần của kẻ thích chịu đựng bạo hành)

 

Từ trong tiềm thức, ḷng tôi ngầm bảo:

 

- Tâm thần à?  X́, chuyện nhỏ!

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Việt Nam, Tháng 02, 2007

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org