VẤN ĐỀ THAI GIÁO

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

Nhân số toàn cầu đến nay đă vượt mức 6 tỉ người.  Giả sử chỉ có 1/10 số phụ nữ mang thai th́ chí ít cũng có đến 300 triệu thai phụ... thường trực trên đời.  Đa số họ thường nghĩ rằng chỉ đến khi sinh xong mới được chính thức kể là... có con, chứ chưa sinh th́... chẳng có ǵ để nói!  Tuy nhiên, y học các nước đều quan tâm khuyên dạy cách giữ ǵn sức khỏe cho thai phụ và thai nhi, nhưng suy cho cùng th́ tinh thần ấy chỉ mới ở vào tầm mức coi con người là sinh vật b́nh thường chứ chưa thực sự coi con người là loài động vật bậc cao.

Trong nền giáo dục ở nhiều nước Á đông, từ xưa người ta đă coi trọng tính cách "thiêng liêng hơn muôn loài" (linh ư vạn vật) của con người nên đă sớm quan tâm vấn đề "thai giáo".  Ư thức này rất đáng trân trọng và rất cần vận dụng cho tốt.

Dân gian ta vốn có câu: "Đặt con vô dạ là mạ đi tu" ngụ ư khi người đàn bà nhận biết ḿnh đă "cấn thai" lập tức phải chấn chỉnh tập quán sinh hoạt theo hướng tốt nhất, phải tuân giữ triệt để những điều nghiêm cấm mà sách Liệt nữ truyện đă nêu cụ thể:

1. Không nên nằm nghiêng.

2. Không nên ngồi lệch.

3. Không nên đứng nhón gót chân.

4. Không nên ăn bậy bạ.

5. Không nên ăn thứ "đầu thừa đuôi thẹo" (cắt ẩu không nên miếng).

6. Không nên ngồi trên chiếu trải chưa ngay ngắn.

7. Không nên nh́n nhan sắc sai quấy (!).

8. Không nên nghe thanh dâm đăng.

9. Ban đêm sai người mù đọc Kinh Thi, nói điều đạo lư chân chính (*)

(Nguyên văn:  Phụ nhân nhâm tử, tẩm bất trắc, tọa bất thiên, lập bất dược, bất thức tà vị, cát bất chính bất thực, tịch bất chính bất tọa, mục bất thị tà sắc, nhĩ bất thính dâm thanh.  Dạ tắc lệnh cổ tụng thi, đạo chính sự... Liệt nữ truyện)

Như vậy, khi "đặt con vô dạ là mạ đi tu", tức là thai phụ phải tuân giữ đến 8 điều răn (bát giới!) so ra nhiều gấp rưỡi con số "ngũ giới" vốn dành cho kẻ đi tu cửa Phật.

Ngoài "bát giới" ấy, thai phụ c̣n phải tuân hành một việc thoạt nghe có vẻ hơi kỳ quặc (đọc sách cho thai phụ và thai nhi nghe) nhưng thực ra th́ ở một số nước như Hàn, Nhật, ngày nay người ta đă áp dụng phương pháp ấy khá thành thục (thai phụ sắm microphone siêu âm để tṛ chuyện với... bụng bầu).

Như vậy tỏ ra người xưa đă khám phá phương pháp dạy thai nhi qua con đường tiềm thức để từ đó mở đường cho việc truyền đạt trí thức qua con đường ư thức sau khi trẻ chào đời.

Cũng theo hướng này, các thai phụ ngày nay đă tỏ ra "nhất trí cao" về một h́nh thức thai giáo đă thấy áp dụng rông răi:  Người ta sưu tầm loại tranh ảnh trẻ em khỏe đẹp để trang trí pḥng ngủ thai phụ mong tạo ra sức ám thị để sinh con theo mẫu đă chọn, đồng thời cũng hi vọng thai nhi sớm biết bắt chước để chào đời với diện mạo, vóc dáng hợp mẫu.

Lẽ ra giới báo học cũng nên thử sử dụng thật nhiều ảnh mẫu khác nhau cho các thai phụ, thai nhi để rút ra kết quả chính xác, bổ sung cho môn thai giáo.

(*) Sai người mù đọc Kinh Thi, nói điều đạo lư chân chính: Ngày xưa ở Trung Quốc có nhiều người mù sinh nhai bằng nghề kể chuyện (sử thoại, sử thi).  Một số tác phẩm lớn của văn học Trung Quốc như Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây sương kư, v.v.... trải một thời gian dài do các nghệ nhân mù ứng tác trên đường du diễn, về sau mới được các tác giả chỉnh lư, biên soạn thành tác phẩm văn học nghệ thuật.

Kinh Thi là tuyển tập những bài ca dao hay thời cổ.  Trong Kinh Thi có nhiều bài diễn tả t́nh yêu nam nữ tương đối lăng mạn nên ngay Khổng Tử cũng nhận ra Kinh Thi có khả năng gây nên "phản ứng phụ" khá nguy hại ấy.  V́ vậy Khổng Tử đă cảnh báo người đọc lẫn người nghe "không nên nghĩ bậy" (Tư vô tà) mà chỉ nên "nói điều đạo lư chân chính" trong đó thôi.

Tác giả Liệt nữ truyện c̣n tỏ ra cẩn thận hơn, khuyên thai phụ chỉ nên nghe người mù đọc cho đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Tháng 11, 2006, Việt Nam

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở, h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org