正氣歌
- 文天祥
|
|
Giáo Sư
Ngô Văn Lại Dịch <photo>
|
(並序)
余囚北庭,坐一土室,室廣八尺,深可四尋,單扉低小,白間短窄,污下而幽
暗。當此夏日,諸氣萃然﹕雨潦四集,浮動床幾,時則為水氣;涂泥半朝,蒸漚歷
瀾,時則為土氣;乍晴暴熱,風道四塞,時則為日氣;檐陰薪爨,助長炎虐,時則
為火氣;倉腐寄頓,陳陳逼人,時則為米氣;駢肩雜遝,腥臊汗垢,時則為人氣;
或圊溷、或毀尸、或腐鼠,惡氣雜出,時則為穢氣。疊是數氣,當之者鮮不為厲。
而予以孱弱,俯仰其間,於茲二年矣,幸而無恙,是殆有養致然爾。然亦安知所養
何哉?孟子曰:「吾善養吾浩然之氣。」彼氣有七,吾氣有一,以一敵七,吾何患
焉!況浩然者,乃天地之正氣也,作正氣歌一首。
天地有正氣,雜然賦流形。下則為河岳,上則為日星。於人曰浩然,沛乎塞蒼冥。
皇路當清夷,含和吐明庭。時窮節乃見,一一垂丹青。在齊太史簡,在晉董狐筆。
在秦張良椎,在漢蘇武節。為嚴將軍頭,為嵇侍中血。為張睢陽齒,為顏常山舌。
或為遼東帽,清操厲冰雪。或為出師表,鬼神泣壯烈。或為渡江楫,慷慨吞胡羯。
或為擊賊笏,逆豎頭破裂。是氣所磅礡,凜烈萬古存。當其貫日月,生死安足論。
地維賴以立,天柱賴以尊。三綱實系命,道義為之根。嗟予遘陽九,隸也實不力。
楚囚纓其冠,傳車送窮北。鼎鑊甘如飴,求之不可得。陰房闐鬼火,春院閟天黑。
牛驥同一皂,雞棲鳳凰食。一朝蒙霧露,分作溝中瘠。如此再寒暑,百沴自闢易。
嗟哉沮洳場,為我安樂國。豈有他繆巧,陰陽不能賊。顧此耿耿在,仰視浮雲白。
悠悠我心悲,蒼天曷有極。哲人日已遠,典刑在夙昔。風檐展書讀,古道照顏色。
|
CHÍNH KHÍ CA
- VĂN
THIÊN TƯỜNG
|
|
GIỚI THIỆU
|
A- TÁC PHẨM
Chính Khí Ca là bài
thơ làm theo thể hành, dài 60 câu, do Văn Thiên
Tường, người đời Tống sáng tác trong
khi bị giam giữ tại nhà ngục quân Nguyên Mông.
Tác phẩm này được người Trung Quốc
mệnh danh là Thiên cổ hùng văn (anh hùng ca ngh́n
đời). Thậm chí người ta c̣n tin rằng
sức mạnh của tác phẩm làm kinh động
đến cả quỷ thần nên gặp lúc canh khuya,
nếu phải đi qua nơi vắng vẻ rợn
người , chỉ cần đọc rơ tiếng
bản văn này th́ ma quỷ yêu tinh ǵ cũng đều
không dám xúc phạm.
Nhận định một cách khoa học th́ Chính Khí Ca
tập trung một số điều kiện khách quan
để trở thành kiệt tác v́:
- Tác giả sẵn có tài năng văn chương
xuất chúng (thi đỗ Trạng Nguyên).
- Tác giả sáng tác trong lúc bị giam giữ ốm đau,
khốn đốn cùng cực (người Trung Quốc
có nhiều kinh nghiệm để tin vào quy luật
"cùng nhi hậu công" của giới sáng tác).
- Về hoàn cảnh sáng tác th́ vào thời Tống, nền
văn học Trung Quốc đạt đến tầm
cao của lịch sử. Trong số 8 tác giả
lớn thời Đường Tống (Đường Tống
bát đại gia) th́ 317 năm trị v́ của họ Lư
nhà Đường chỉ đóng góp có hai đại gia, c̣n
sáu đại gia kia là phần đóng góp của 336 năm
trị v́ của họ Triệu nhà Tống. Có
khả năng rất lớn là Văn Thiên Tường
hấp thụ tinh hoa trong môi trường dồi dào
dưỡng chất văn học ấy.
B- TÁC GIẢ
Văn Thiên
Tường (1236 - 1282) người huyện Cát Thủy
(Giang Tô) tên tự là Tống Thụy, tên nữa là Lư
Thiện, hiệu Văn Sơn. Ông thi đỗ
nhằm thời nhà Tống suy vong, quân Nguyên Mông đă
chiếm hầu hết miền Bắc, lập triều
đ́nh (Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hăn lên ngôi từ
năm 1206), rộng răi th́ giờ để củng
cố lực lượng ồ ạt tiến xuống
miền Nam. Văn Thiên Tường được
vua Đoan Tông nhà Tống phong làm Hưu thừa tướng,
cầm đầu một phái đoàn đi cầu ḥa.
Nguyên quân bấy giờ đă hùng hổ chinh phục
khắp Âu Á (diệt nước Yên năm 1215,
nước Hồi năm 1222, nước Kim năm 1234,
đánh tan liên quân Nga, bắt sống vua Nga năm 1237,
đánh Cao Ly năm 1247, diệt Đại Lư rồi chiêu hàng
Thổ Phồn năm 1253, đánh Nhật Bản năm
1280, đánh Myanmar năm 1282. Cùng năm này, nhà Nguyên
đưa Trần Di Ái về làm vua nước ta nhưng
không thành, tiến đánh Chiêm Thành rồi chiếm
được vào năm sau).
Trước t́nh h́nh đó, việc cầu ḥa để
hoăn binh là thủ đoạn ấu trĩ mang tính cách khiêu
khích và kết quả đă nhận ra ngay từ
đầu: Văn Thiên Tường bị bắt giam
ở Trấn Châu. Ông trốn thoát về phục
mệnh, được phong làm Tả thừa
tướng (tương đương Thủ
tướng ngày nay). Ông đích thân cầm binh
chống giặc. Tướng Nguyên là Trương Hoằng
Phạm phá tan cứ điểm cuối cùng của quân
Tống ở Nhai Sơn (Quảng Đông). Nhà Tống
bị diệt vong năm 1279.
Văn Thiên Tường thoát được, dốc
hết gia sản chiêu mộ nghĩa binh tổ chức
chống Nguyên, vợ con ông bị giặc giết
hại, bản thân ông bị bắt giam. Hốt
Tất Liệt (Nguyên Thái Tổ) đích thân dụ hàng
suốt ba năm không lay chuyển được chí ông
bèn sai chém đầu (Tương truyền Hốt Tất
Liệt than: "Thật xứng đáng là trang nam
tử!");
Chính Khí Ca đáng coi là một hồi quang rực rỡ
tâm hồn yêu nước thiết tha của Văn Thiên Tường
vậy.
C- VIỆC DỊCH
THUẬT
Bản dịch này
không duy tŕ văn thể ngũ ngôn của nguyên tác mà
chuyển thành thể ngâm văn cho phù hợp với sự
cảm nhận của người đọc (Trong
văn học Việt Nam đă từng có Chinh Phụ Ngâm,
Cung Oán Ngâm, Ai Tư Văn, v.v.. vốn đă tạo được
sự ngậm ngùi sâu lắng, đạt được
sự cảm thông giữa người viết và
người đọc).
Với Chính Khí Ca, thể ngâm văn có một nhược
điểm là đánh mất cách bố cục của
nguyên tác. Tuy nhiên, nhược điểm này không
ảnh hưởng quá lớn đến mục đích
cảm thụ nghệ thuật.
Về cách dịch, chúng tôi không câu nệ từng từ
ngữ mà chỉ nhằm lột tả ư tưởng
của tác giả, cốt tạo điều kiện
thuật lợi nhất cho người đọc ngày nay
tiếp cận tác phẩm cổ văn.
D- VIỆC CHÚ
GIẢI
Với Chính Khí Ca,
việc chú thích ư nghĩa từ ngữ không thể
thỏa măn được nhu cầu t́m hiểu mà c̣n
phải tiến hành giải thích ư tưởng nữa.
Là áng văn cổ hơn 700 năm, người
đọc ngày nay dẫu có v́ ḷng trân trọng một tác
giả anh hùng mà chấp nhận áng hùng văn ấy th́
trí tuệ vẫn không dễ ǵ tiêu hóa trọn vẹn
được, do đó dễ sinh tư tưởng
"Kính nhi viễn chi" và như thế, tác phẩm
không phát huy được giá trị giáo dục
đầy minh triết của một... nhân vật
đầy nhiệt t́nh yêu nước, nếu sống măi
đến nay th́ đă đạt 770 tuổi.
Khoảng cách quá lớn về thời đại
chẳng dễ ǵ cho người nay lănh hội lời
lẽ người xưa.
Trong hoàn cảnh nghèo tư liệu, lắm chỗ
điển cố không c̣n nhớ rơ và khó thể tra
cứu nên đành phải thả nổi, dành cho
người đọc tự bổ sung vậy.
Người dịch
|
天地有正气,杂然赋流形。
下则为河岳,上则为日星。
于人曰浩然,沛乎塞苍冥。
皇路当清夷,含和吐明庭。
时穷节乃见,一一垂丹青。
在齐太史简,在晋董狐笔。
PHIÊN ÂM:
Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu h́nh.
Hạ tắc vi hà nhạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
Ư nhân viết hạo nhiên,
Bái hồ tắc thương minh.
Hoàng lộ đương thanh di,
Hàm ḥa thổ minh đ́nh.
Thời cùng tiết nải hiện,
Nhất nhất thùy đan thanh.
Tại tề Thái sử giản,
Tại Tấn Đổng Hồ bút.
|
DỊCH
NGHĨA:
Trời đất có chính khí
1,
Pha trộn sẵn, lưu thông thành h́nh dáng.
Dưới th́ làm sông, núi,
Trên th́ làm mặt trời, sao.
Ở người gọi là khí hạo nhiên 2,
Tràn lấp từ trời xanh đến tận chốn u
minh.
Đường làm vua nhằm hồi thanh b́nh, vừa ư,
Nó ngậm lẽ thái ḥa 3 ụa vào sân chầu 4
sáng suốt.
Lúc cùng khốn khí ấy mới hiện ra ở tiết
tháo,
Mỗi mỗi đều buông rũ vào sử sách.
Là thẻ tre quan Thái sử nước Tề 5,
Là cây bút của Đổng Hồ 6 nước
Tấn.
DỊCH THƠ:
Trong trời đất có
đầy chính khí,
Xen lẫn vào mọi mặt sẵn ḍng.
Dưới này là núi, là sông,
Trên kia sao sáng cùng ông mặt trời.
Là hạo nhiên khi người nhận nó,
Khí ứ tràn nghẽn cả đất trời.
Nước nhà yên ả, thảnh thơi,
Khí ḥa vũ trụ trút nơi triều đ́nh.
Khi vận nước ngửa nghiêng, cùng quẫn,
Khí phả vào, danh rạng sử xanh.
Thẻ Tề, Thái sử nêu danh,
Đổng Hồ bút Tấn, quyền thần vô
phương.
|
在秦张良椎,在汉苏武节。
为严将军头,为嵇侍中血。
为张睢阳齿,为颜常山舌。
或为辽东帽,清操厉冰雪。
或为出师表,鬼神泣壮烈。
或为渡江楫,慷慨吞胡羯。
PHIÊN ÂM:
Tại Tần
Trương Lương chùy,
Tại Hán Tô vũ tiết.
Vi Nghiêm tướng quân đầu,
Vi Kê Thị trung huyết.
Vi Trương Thư dương xỉ,
Vi Nhan Thưởng sơn thiệt.
Hoặc Vi Liêu đông mạo,
Thanh tháo lệ băng tuyết.
Hoặc vi xuất sư biểu,
Quỷ thần khốc tráng liệt.
Hoặc vi độ giang tiếp,
Khảng khải thôn Hồ Yết.
|
DỊCH
NGHĨA
Là cây chùy
của Trương Lương 7 đời
Tần,
Là cờ tiết của Tô Vũ 8 đời Hán.
Làm cái đầu của tướng quân họ Nghiêm 9,
Làm máu quan Thị trung họ Kê 10.
Làm răng của họ Trương ở Thư
dương 11,
Làm lưỡi của họ Nhan ở Thưởng
Sơn 12.
Hoặc làm măo ở Liêu đông 13,
Tiết tháo trong suốt nghiên túc như băng tuyết.
Hoặc làm bài biểu ra quân 14,
Quỷ thần khóc v́ sự tráng liệt.
Hoặc làm cây chèo vượt sông 15,
Khảng khái nuốt sống quân Hồ Yết 16.
DỊCH THƠ
Chùy
Trương Lương đánh Tần phục hận,
Cờ sứ thần Tô Vũ chẳng rời.
Tướng Nghiêm thà chịu đầu rơi,
Họ Kê đem máu tô ngời Thị trung.
Thư dương vỡ, răng Trương cũng
mất,
Chốn Thưởng sơn, giặc cắt lưỡi
Nhan.
Hào hùng chiếc măo Liêu đông,
Sáng trong tiết tháo sánh cùng tuyết băng.
Xuất sư biểu viết bằng máu nóng,
Tráng liệt thay, rúng động quỷ thần!
Mái chèo hăm hở vượt sông,
Diệt quân Hồ Yết, quyết không dung t́nh.
|
或为击贼笏,逆竖头破裂。
是气所磅礴,凛然万古存。
当其贯日月,生死安足论!
地维赖以立,天柱赖以尊。
三纲实系命,道义为之根。
磋余遘阳九,隶也实不力。
PHIÊN ÂM:
Hoặc vi kích
tặc hốt,
Nghịch thụ đầu phá liệt.
Thị khí sở bàng bạc,
Lẫm liệt vạn cổ tồn.
Đương kỳ quán nhật nguyệt,
Tử sinh an túc lôn. *
Địa duy lại dĩ lập,
Thiên trụ lại dĩ tôn.
Tam cương thực hệ mạng,
Đạo nghĩa vi chi căn.
Ta dư cấu dương cửu,
Lệ dă thực bất lực.
|
DỊCH
NGHĨA
Hoặc làm cái
hốt 17 đánh vào giặc,
Đầu kẻ nghịch thần 18 vở toang.
Vẻ bàng bạc của thứ khí ấy,
C̣n lẫm liệt măi muôn đời.
Đang khi nó sáng xuyên cả nhật nguyệt,
Chuyện sống chết đâu đáng bàn?
Góc đất 19 nhờ nó mà đứng vững.
Cột trời 20 nhờ nó mà tôn nghiêm,
Tam cương 21 nhờ nó buộc vào tính mệnh
thực sự,
Nó là rễ bám của đạo nghĩa,
Ôi, ta gặp hồi vận xui 22,
Kẻ nô lệ thực sự bất lực.
DỊCH
THƠ
Hốt là vật
nhẹ tênh, vài tấc,
Dồn căm hờn đập nát đầu thù.
Một ṿng chính khí rộng sâu,
Tạo nên lẫm liệt dài lâu muôn đời.
Khi khí ấy bốc mờ nhật nguyệt,
Chuyện tử sinh chẳng thiết mảy may.
Đất nhờ có nó vững thay,
Trời nhờ có nó càng đầy tôn nghiêm.
Buộc Tam cương nhờ thêm chính khí,
Đạo nghĩa bền do đấy mà thôi.
Ta lâm dương cửu, than ôi!
Đành cam bất lực chịu đời vong nô.
|
楚囚缨其冠,传车送穷北。
鼎镬甘如馅,求之不可得。
阴房冥鬼火,春院閟天黑。
牛骥同一皂,鸡栖凤凰食。
一朝蒙雾露,分作沟中瘠。
如此再寒暑,百沴自辟易。
PHIÊN ÂM:
Sở tù anh kỳ
quan,
Truyến ** xa tống cùng bắc.
Đỉnh hoạch cam như di,
Cầu chi bất khả đắc.
Âm pḥng điền [ khuất ] quỉ hỏa,
Xuân viện bí thiên hắc.
Ngưu kư đồng nhất tạo,
Kê thê phượng hoàng thực.
Nhất triêu mông vụ lộ,
Phân tác câu trung tích.
Như thử tái hàn thử,
Bách lệ tự tịch dịch.
** Chữ truyền ở đây đọc thành truyến.
|
DỊCH
NGHĨA
Người tù
Sở 23 cột dải vào mũ của y,
Xe trạm 24 đưa đến tận cùng
miền Bắc 25.
Đỉnh vạc ngọt như kẹo,
T́m lại nó không thể được 26.
Pḥng tối vắng lửa quỷ 27,
Buồng xuân bít bùng trời đen.
Trâu với ngựa kư 28 cùng một chuồng,
Phượng hoàng 29 ăn với gà đậu
mặt đất.
Một hôm dầm hơi mù, sương móc,
Thân phận kẻ gầy c̣m trong ng̣i mương 30.
Như vậy mất vài mùa lạnh nóng 31,
Trăm thứ ác khí tự ư tránh ra 32.
DỊCH
THƠ
Phận tù Sở, buộc tua mũ Sở,
Giải xe thư măi tới Bắc cùng.
Ngọt bùi là miếng đỉnh chung,
C̣n ǵ đâu nữa mà mong hở trời?
Trong ngục tối, ma trơi vắng lửa,
Như buồng xuân đóng cửa tối đen.
Ngựa hay nhốt với trâu hèn,
Phượng hoàng cùng mổ thức ăn của gà!
Có khi ốm, nền nhà ẩm thấp,
Gầy xác ve, nằm mọp kênh mương.
Mấy mùa mưa nắng tai ương,
Bao nhiêu bệnh hoạn t́m đường lánh [ lảng ] xa.
|
哀哉沮洳场,为我安乐国。
岂有他谬巧,阴阳不能贼!
顾此耿耿在,仰视浮云白。
悠悠我心忧,苍天曷有极!
哲人日已远,典刑在夙昔。
风檐展书读,古道照颜色。
PHIÊN ÂM:
Ai tai tự như
trường,
Vi ngă an lạc quốc.
Khởi hữu tha mâu xảo,
Âm dương bất năng tặc.
Cố thử cảnh cảnh tại,
Ngưỡng thị phù vân bạch.
Du du ngă tâm ưu,
Thương thiên hạt hữu cực.
Triết nhân nhật dĩ viễn,
Điển h́nh tại túc tích,
Phong thiềm triển thư độc,
Cổ đạo chiếu nhan sắc.
|
DỊCH
NGHĨA
Đau
đớn thay! Chỗ ẩm thấp này,
Là nước yên vui của ta ư!
Há có được mánh khóe dối trá khác,
Âm dương 33 không có khả năng hại
được.
Ngoảnh lại cảnh huy hoàng c̣n ở đấy 34,
Ngửng nh́n lên mây trắng 35 nổi trôi.
Ḷng ta buồn mênh mang,
Trời xanh sao có sự tột độ này?
Triết nhân 36 ngày càng xa rồi,
Mẫu mực c̣n lại từ xưa,
Dưới thềm gió, giở sách đọc,
Đạo xưa rọi vàng sắc mặt.
DỊCH THƠ
Cảnh ngộ ta nghĩ mà đâu đớn,
Nhận băi lầy làm chốn yên vui.
Phải chi khéo léo hơn người,
Đủ tài biến báo đẩy lùi âm dương.
Ngoảnh nh́n lại, sáng trưng là thế,
Ngửng trông lên, mây trắng nổi trôi,
Mênh mang ta luống ngậm ngùi,
Trời xanh sao nỡ gieo xui tột cùng?
Ôi triết nhân mịt mùng xa vắng
Chuẩn mực từng nêu sẵn xưa xa.
Trước thềm lộng gió giở ra,
Từng trang sách vẫn chói ḷa đạo xưa...
|
CHÚ GIẢI:
1- Chính Khí:
Tố chất cao quí kích thích con người nẩy sinh
hành vi phi thường, oanh liệt, hợp đạo lư,
đồng thời tạo ra muôn sao, mặt trời, sông,
núi trong vũ trụ.
2- Hạo nhiên: Khí chất lớn lao đúng
đắn vốn có sẵn ở con người.
3- Thái ḥa: Sự hài ḥa lớn lao trong thiên nhiên.
Người xưa quan niệm mọi vật trong vũ
trụ đều hài ḥa với nhau v́ vậy bốn mùa
cũng liên quan với con người v́ "nhân thân
tiểu thiên địa" nên mùa xuân gây hớn hở,
mùa thu gây u buồn. Mặt khác, ăn uống một
loại nội tạng của loài vật cũng bồi
bổ nội tạng tương đương ở
con người, v.v... Do đó, một khi việc cai
tri gặp thuận lợi, khí hạo nhiên của từng
cá nhân ngấm đậm tinh thần thái ḥa trong tự
nhiên (Hàm ḥa) dội vào những vua sáng tôi hiền.
4- Sân chầu: Ám chỉ bộ máy cai trị phong
kiến.
5- Thái sử nước Tề: Thái sử, gọi
tắt chức Thái sử lệnh, viên quan lo việc chép
sử. Thời Xuân Thu, tướng quốc
nước Tề là Thôi Trừ giết vua Tề
để đoạt ngôi. Viên Thái sử lệnh
chép ngay sự kiện ấy vào thẻ tre (gián). Thôi
Trừ đến sử quán rút thẻ ấy ra bẻ
găy, buộc phải viết lại theo ư Thôi. Viên Thái
sử lệnh viết lại y như cũ rồi
sẵn sàng chịu chết khiến Thôi nhượng
bộ, lập lại ḍng vua cũ.
6- Đổng Hồ: Sứ quan nước Tề
thời Xuân Thu. Khi tướng quốc Triệu
Thuần sợ Linh Công giết hại, bỏ trốn
khỏi kinh thành, em Triệu Thuần là Triệu Xuyên ra tay
giết vua Linh Công, Triệu Thuần trở về
giữ lại chức cũ, sứ quan Đổng Hồ
chép vào thẻ là Triệu Thuần giết vua. Xem
thẻ, Triệu Thuần phân trần: "chuyện
xảy ra vào lúc ta không c̣n ở kinh đô, sao nhà
ngươi dám viết càn như vậy? Đổng
Hồ căi: "Ngài làm Tướng quốc tự ư
rời bỏ kinh thành. Khi trở về lại không
trừng trị thủ phạm, vậy phải coi là chính
ngài đă giết vua". Triệu Thuần
đuối lư bèn ra lệnh giết Đổng Hồ và quy
cho tội danh chép sử không đúng sự
thật. Hai người em Đổng Hồ lần
lượt thay thế đều cùng bị ghép vào
tội ấy v́ không ai chịu viết theo ư Triệu
Thuần. Triệu Thuần đành nhượng
bộ để tránh tiếng hiếu sát, bất nhân,
ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài
(chức Thái sử lệnh được thế
tập, truyền cả cho con gái nếu được
vua chỉ định).
7- Chùy Trương Lương: Chùy (vũ khí h́nh
cầu có cán hoặc xích sắt để cầm),
Trương Lương tức Trương Tử Pḥng,
có cha và anh lần lượt giữ chức Thừa
tướng nước Hàn (một trong 7 nước
lớn c̣n lại vào cuối thời Chiến Quốc) khi
Tần Thủy Hoàng diệt nước Hàn, Trương
Lương thuê lực sĩ dùng một loại chùy
nặng 120 cân (72kg) để trả thù cho nước Hàn.
Họ phục kích ở Bác Lăng sa, nơi Tần Thủy
Hoàng đi qua. Chùy đập vỡ xe đi
đầu, nhưng chỉ là chiếc xe không
người. Cả hai trốn kịp. Về sau
nghe tin Lưu Bang dấy nghĩa binh, Trương
Lương t́m đến giúp đỡ tận lực,
bày mưu tính kế và quan trọng nhất là t́m nhân tài làm
bộ khung ưu tú lập nên nhà Hán. Khi đạt
thắng lợi hoàn toàn, ông khước từ mọi ban
thưởng, rời khỏi kinh đô không rơ đi
đâu. Hán Cao tổ Lưu Bang đành phong cho ông
tước Lưu hầu (chỉ có tính chất kỷ
niệm!).
8- Tô Vũ: Sứ giả vua Vũ đế nhà Hán
đi sứ Hung nô. Chúa Hung nô dụ ông làm quan, ông
quyết liệt từ khước. Sợ lộ
chuyện, chúng đày ông lên Bắc hải chăn dê.
Nhà Hán nhiều lần đ̣i người, chúa Hung nô
đều một mực chối là không giữ Tô
Vũ. Mười chín năm sau, t́nh cờ có
người bắn chim nhạn, phát hiện chân chim có
buộc sợi vải lấy trong lá cờ tiết nhà Hán
đă từng trang bị cho Tô Vũ. Trước
vật chứng này, Hung nô đành phải giao trả Tô
Vũ. (tác giả đề cao tinh thần cang
trường bất khuất để gián tiếp
giải thích việc cự tuyệt lời dụ hàng
của Hốt Tất Liệt).
9- Tướng quân họ Nghiêm: Tức Nghiêm Nhan,
tướng giữ Ba quân của đất Thục
(Tứ xuyên ngày nay). Khi Trương Phi tấn công, vây
thành quát lớn: "Đại quân đă đến sao
chưa hàng đầu?" Nghiêm Nhan đứng trên
mặt thành dơng dạc quát lại: "Nơi đây
chỉ có loại tướng quân đoạn đầu
chứ không có loại tướng quân hàng
đầu!".
10- Thị trung họ Kê: chưa tra cứu
được.
11- Câu 17: Trương Tuấn đời
Đường, trấn thủ thành Thu dương. Khi
thành thất thủ, Trương bị bắt, ông
chửi mắng An Lộc Sơn là kẻ phản
loạn, bất nghĩa, bị đối phương
đánh găy hết răng.
12- Câu 18: Nhan Cảo Khanh làm Thái thú quận
Thưởng sơn, đem quân đánh An Lộc Sơn,
thua trận, địch dụ hàng, ông chửi mắng
bị giặc cắt lưỡi.
13- Câu 19: Chưa tra cứu được.
14- Biểu ra quân: Đơn thỉnh nguyện đem quân
đánh Ngụy Tấn của Gia Cát Lượng,
Thừa tướng nước Thục. Nước
Thục (nay thuộc Tứ xuyên) địa thế cô
lập lại cực kỳ hiểm trở gây nhiều
khó khăn cho việc hành quân. V́ vậy vua Thục
Hậu chúa chủ trương cầu an không thích nghe
lời Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đă
sáu lần dâng biểu xin đem quân vượt núi non ra
đánh Tấn. Do nhiều lần không thành công nên ông
phải dùng lời biểu tha thiết để lay
chuyển chủ trương cầu an của phe phản
đối, lời lẽ thống thiết đến
quỷ thần cũng phải xúc động.
15- Mái chèo vượt sông: chưa tra cứu
được.
16- Hồ Yết: tên hai bộ tộc rất hiếu
chiến sống ở miền Bắc Trung quốc,
thường được gọi chung là rợ Hung nô.
17- Hốt: mảnh gỗ dài hơn gang tay,
được sơn bóng và khảm lên đấy
miếng gương soi nhỏ. Khi vào chầu hay làm
chủ lễ, các quan cầm hốt bằng hai tay,
mắt nh́n vào gương soi (để tự kiểm tra
sự nghiêm túc).
18- Kẻ nghịch thần: chưa tra cứu
đươc.
19- Góc đất: nguyên văn địa duy.
Người xưa tin rằng mặt đất vuông,
bốn "góc" được duy tŕ bằng bốn
chân một con rùa... siêu khổng lồ(!).
20- Cột trời: nguyên văn thiên trụ.
Người xưa tin rằng trời được
chống đỡ bằng "cây cột" rất
chắc, nhưng lại không xác định cột ấy
ở đâu (có người "đoán"
rằng nó ở ngoài biển đông, nơi đó
nước rất nhẹ, ném cái lông cũng... ch́m!)
21- Tam cương: ba sợi dây lớn (dây giềng)
của "tấm lưới tinh thần" giữ
chặt cho đạo lư ở đời là vua tôi, cha con,
chồng vợ.
22- Vận xui: vận hội ách tắc (nguyên văn
dương cửu, thuật ngữ của kinh Dịch).
23- Tù Sở: Chung Nghi người nước Sở
(vùng Hồ bắc ngày nay, phía nam Trung quốc) bị
bắt làm tù binh ở nước Tề (vùng Sơn
đông ngày nay, phía Bắc Trung quốc). Ở
đấy ông buộc thêm tua vào mũ cho đúng kiểu
dáng của Sở. (Văn Thiên Tường cũng
bị bắt ở Quảng đông đưa về Yên
kinh có lộ tŕnh tương tự). Về sau hai
chữ "Sở tù" được dùng chỉ chung
kẻ gặp cảnh khốn đốn cùng cực.
Văn Thiên Tường dùng theo nghĩa ấy.
24- Xe trạm: xưa đưa công văn, bắt
buộc phải "bội dạo" tức mỗi
ngày phải qua hai trạm, ngụ ư tác giả đă
phải chịu đựng hành hạ nghiệt ngă trong
suốt nhiều ngày đường.
25- Tận cùng miền Bắc: ám chỉ Yên kinh
(tức Bắc kinh ngày nay).
26- Hai câu 39 - 40: tác giả bàng hoàng hồi
tưởng thời làm Thừa tướng.
27- Lửa Quỷ: chỉ hiện tượng khí
đốt phốt pho thiên nhiên tự bốc cháy. Ư
ở đây là pḥng giam tối om (âm pḥng) không có cả
đến một ánh lửa chập chờn hiu hắt.
28- Ngựa Kư: giống ngựa quư, đứng trong
chuồng th́ có vẻ uể oải mỏi mệt
nhưng khi vào đường dài th́ hăng sức
đến xuất thần chạy ngàn dặm mỗi ngày
cũng không xuống sức. Thường
được ví với người tài cao.
29- Phượng hoàng: theo tín ngưỡng truyền
thống, đây là loài linh điểu, con trống là
phượng, con mái là hoàng. Thức phẩm duy
nhất của chúng là hạt ngô đồng, v́ vậy
chúng chỉ đậu trên cây ngô đồng chứ không
đậu tùy tiện và chỉ xuất hiện
để báo điềm lành khi đất nước
thanh b́nh, người hiền tài ra đời.
30- Câu 46: miêu tả vẻ hốc hác phờ phạc
tột cùng, không c̣n nhận ra được vóc dáng con
người (kẻ kiệt sức chống cự muông
thú và được an táng... tự động).
31- Mấy mùa lạnh nóng: ám chỉ ba năm bị
giam giữ, dụ dỗ ở Yên kinh, nơi có khí hậu
gay gắt hơn miền Nam.
32- Câu 48: ngụ ư cơ thể suy nhược
tiều tụy đến mức ngay cả "ôn hoàng
dịch lệ" cũng "chê" không thèm
động đến.
33- Âm dương: Ư nghĩa ở đây dựa theo
thơ Tính Lư: "Thiên địa vi lô hề!
Tạo hóa vi công! Âm dương vi thán hề!
Vạn vật vi đồng" (Trời đất là ḷ
- Tạo hóa là thợ - Âm dương là than - Vạn
vật là đồng) Văn Thiên Tường tự
coi ḿnh là "đồng" đang bị "than"
âm dương nung nấu, không có được "mánh
khóe dối trá" để tránh nung nấu như những
kẻ chọn nẻo sống bằng cách hợp tác
với triều mới như Trương Hoằng
Phạm (Tống gian được phong làm Phó Đề
đốc, chỉ huy chiến dịch tiêu diệt nhà
Tống).
34- Câu 53: ám chỉ thời kỳ thành đạt
ngắn ngủi của tác giả trong quá khứ.
35- Mây trắng: biểu hiện cho sự phù phiếm,
biến chuyển nhanh chóng của cảnh giàu sang ở
đời.
36- Triết nhân: ở đây chỉ người có
tŕnh độ trí thức cao, có đạo đực
mẫu mực.
HỆ LUẬN CHÍNH
KHÍ CA
TÀ KHÍ CA
Nếu mặt
đất không sông không núi,
Nếu bầu trời ngày tối, đêm mù.
Nhân gian thả nổi kiếp người,
Bản năng chi phối sống đời cỏ cây.
Ấy tà khí đă thay chính khí,
Sống càng lâu vô vị càng nhiều.
Biết bao là ó là diều,
Đua nhau rút rỉa bao nhiêu chẳng vừa.
Rặt những kẻ gạt lừa, gian dối,
Phỉnh nịnh nhau trăm lối ngh́n tṛ.
Ḷng người điên đảo khó ḍ,
Vơ tiền thiên hạ nhồi no túi ḿnh.
Nhận công tŕnh chỉ chăm rút ruột,
Lập công ty toan chước ranh ma.
Bảo kê, quịt nợ đại trà,
Bia ôm, ṣng bạc bày ra dẫy đầy.
Đấy buôn lậu, th́ đây chạy án,
Kia phá rừng, nọ bán ái t́nh.
Đất công hóa phép đất riêng,
Tham ô nhương cậu *, dưới trên chia phần.
*
Dẫu nêu gấp vạn lần chẳng hết,
Tà khí đang mù mịt đất trời.
Xua tan chính khí nơi nơi,
Ngậm ngùi ta viết mấy lời gởi ai...
Thái Trọng
Lai
* Nhương = 10 tỉ
Cậu = 100 tỉ = 10 nhương
|
|