MINH TÂM BẢO GIÁM  明心寶鑑

 

Lighthouse  -  燈塔  - Hải Đăng

 

 

 

 

I - Ư nghĩa tác phẩm.

Tên gọi Minh Tâm Bảo Giám
明心寶鑑 có nghĩa là "gương báu" (soi) sáng ḷng" - gương báu chỉ những lời răn dạy của thánh hiền (những nhân vật trong xă hội và lịch sử có trí tuệ, nhân cách vượt trội mọi người) Lời răn dạy của các nhân vật ấy vốn chịu nhiều ảnh hưởng của ba luồng tư tưởng chính thống trong xă hội Á Đông: Nho, Phật, Lăo.

Những tư tưởng ấy tồn tại hăm lăm thế kỷ nay và đă góp phần tích cực cho đạo lư làm người. Ngày nay chúng không c̣n giữ nguyên vẹn giá trị giáo điều như buổi đầu mà phần lớn chỉ c̣n giá trị tham khảo. Tuy nhiên, chân lư của chúng vốn đă được loài người vận dụng vào cuộc sống suốt một thời gian dài, v́ vậy những ai cảm thấy dị ứng với chúng cũng có nghĩa là dị ứng với nhân loại trong quá khứ, tức dị ứng với tiền nhân.

II - Nguồn gốc tác phẩm.

Sách Minh Tâm Bảo Giám xuất hiện ở Triều Tiên (Hàn Quốc) vào cuối thế kỷ XIII do một văn thần triều vua Trung Liệt vương biên soạn. Văn thần ấy là Thu Quát (
秋适 1245 - 1317) người Triều Tiên gốc Trung Quốc.

Tổ xa đời của Thu Quát là Thu Khái (
秋磕) giữ chức Môn hạ Thị trung (chức quan làm việc cạnh vua) ở Trung Quốc dưới triều Tống Cao Tông (1127 - 1162). Bấy giờ hầu hết lănh thổ Trung Quốc đă về tay quân Kim (thuộc bộ tộc Nữ Chân, cư dân ở khoảng giữa sông Tùng Hoa và sông Áp Lục, tổ tiên của nhà Thanh sau nầy) lănh thổ nước Liêu và nhà Tống đang bị thôn tính dần dần theo kiểu tằm ăn dâu (Kim thái tổ đă lên ngôi từ năm 1115) Cuối cùng vua tôi nhà Tống di tản về Phúc Kiến, trở thành nhà Nam Tống (1127 - 1179), thần phục nước Kim trong bước đường cùng, chấp nhận nhiều điều kiện cực kỳ nhục nhă.

Trong t́nh h́nh ấy, Thu Khái bỏ quan lưu vong sang Triều Tiên, định cư ở Hàm Hưng được khoảng năm đời, đến đời Thu Quát làm đến chức Dân bộ Thượng thư Nghệ văn quán Đại đề học (hàm nghĩa như Bộ Trưởng Văn Hóa ngày nay).

Trong thời kỳ c̣n giữ chức giáo dục Quốc Học, vào năm Trung Liệt 31, Thu Quát tiến hành chọn lọc tinh hoa chư tử biên soạn nên sách Minh Tâm Bảo Giám gồm 260 câu, chia làm 19 thiên. Sách liền được hoan nghênh rộng răi và được chọn làm tài liệu giảng dạy. Hiện nay tại thư viện Nhân Hưng trong khuôn viên từ đường họ Thu ở thành phố Đại Khâu, Hàn Quốc c̣n bảo quản hơn 160 mảnh khắc gỗ sách Minh Tâm Bảo Giám của Thu Quát (tên người, tên đất trên đây được phiên âm theo Trung Quốc).

Đến năm Cung Du Vương 12, cháu nội Thu Quát là Thu Suyền (
秋湍) quay về tổ quốc tham gia nghĩa quân Chu Nguyên Chương (1328 - 1398). Khi nhà Minh thành lập (1368) Thu Suyền trở thành công thần mở nước. Nhân cơ hội ấy, Thu Suyền bèn đưa sách Minh Tâm Bảo Giám của ông nội ḿnh phổ biến vào Trung Quốc. Phạm Lập Bản (范立本) liền dựa theo sách ấy mở rộng thành tác phẩm có 20 thiên, chứa hơn 600 câu. Từ đó sách được biên tập, chỉnh lư, bổ sung nhiều lần (nhu cầu bắt buộc của một đất nước mênh mông nhưng giao thông hạn chế!) đặt biệt là vào thời Vạn Lịch (Minh Thần Tông 1573 - 1619).

Các sách Minh Tâm Bảo Giám lưu hành rộng răi ở Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam trước đây phần lớn dựa theo bản Vạn Lịch (người ta không nhắc tên người biên soạn có lẽ do nghĩ rằng tác giả thực thụ chính là những người phát biểu ư kiến đă được trích dẫn). Người dùng sách ngày nay nên hiểu rằng bản gốc của Thu Quát chỉ c̣n ư nghĩa lịch sử, c̣n ư nghĩa văn hóa th́ thuộc về bản Vạn Lịch ra đời sau bản Thu Quát ngót hai trăm năm.  Bản Vạn Lịch tuy chỉ nhiều hơn 1 thiên nhưng nội dung lại gấp đôi bản Thu Quát và chắc chắn là nó không cọng vào đó toàn văn bản Thu Quát.

III - T́nh h́nh sách Minh Tâm Bảo Giám ở Việt Nam.

Hán học du nhập Việt Nam từ thời nội thuộc nhà Hán (179 trước Công Nguyên). Các triều đại kế tiếp của Trung Quốc đều duy tŕ ư thức vun đắp cho nền văn hóa và chính trị khu vực bằng tinh thần "đồng văn". Do đó, sách vở Trung Quốc lưu hành ở Việt Nam không thua kém ǵ ở Trung Quốc nhờ sự qua lại khá thường xuyên của giới ngoại giao và giới doanh nhân hai nước. Tuy nhiên, sách Minh Tâm Bảo Giám có mặt nhan nhản trong dân gian hầu hết lại là sách chép tay gia truyền của những gia thục chứ các nhà xuất bản địa phương không hề tham gia phát hành, khắc in như đối với các sách khác - Phần lớn các ông Đồ lại thường dạy theo trí nhớ thành thử tính chính xác, thống nhất của văn bản ít đảm bảo. Tựu trung các sách ấy thuộc hai ḍng chính:

- Ḍng 1: Sách gồm 20 thiên (từ thiên Kế thiện đến thiên Phụ hạnh). Dân gian quen gọi sách nầy là "Minh Tâm Mắc".

- Ḍng 2: Sách không chia thiên, chỉ rút những câu dễ hiểu ở cuốn trên, tổng số chữ chỉ c̣n phân nửa. Dân gian quen gọi sách nầy là "Minh Tâm Rẻ"

Cả hai sách ấy đều tập hợp những danh ngôn dạy đạo làm người, rất nhiều câu trong đó đă đi sâu vào cuộc sống đến mức người không hề học chữ Hán cũng vẫn nhắc đúng được nguyên văn.

IV - T́nh h́nh dịch ra Việt Ngữ sách Minh Tâm Bảo Giám.

Sách Minh Tâm Bảo Giám đă được Trương Vĩnh Kư (1837 - 1898) dịch ra Việt Ngữ từ cuối thế kỷ XIX. Sang thế kỷ XX có thêm các bản dịch của Tạ Thanh Bạch, Đoàn Mạnh Hy, Nguyễn Quốc Đoan, vv... dựa vào những văn bản khác nhau nhưng đều có điểm chung là nguyên tác vốn từng được nhiều thế hệ thuộc ḷng trước khi nó được giới dịch thuật chiếu cố (trong khi đại đa số dịch phẩm trên thị trường lại thường nhằm ư đồ giới thiệu những danh tác chưa được nhiều người biết đến nguyên bản).

Nay chúng tôi dựa vào nguyên bản có vẻ nhiều chữ hơn (và có lẽ xưa hơn) từng được Trương Vĩnh Kư chọn dịch cách đây hơn trăm năm để giới thiệu lại bằng văn phong hiện đại, cố gắng nhằm những tiêu chí sau:

a) Coi trọng việc dịch đúng ư, dễ hiểu hơn là dịch đúng chữ (bởi lẽ trong thực tế, ngay ở xứ sở của nguyên tác ngày nay người ta cũng đă phải chuyển cổ văn ra văn ngôn để giúp người đọc tiếp cận được tác phẩm).

b) Giới thiệu sơ lược - qua chú thích - một số tác giả danh ngôn để phục vụ thị hiếu chân chính của người đọc, tăng vị đậm đà cho ḷng cảm thông giữa người nay với người xưa.

c) Bổ sung phần diễn ca cho những đoạn quan trọng thiết thực để nâng cao hiệu quả dùng sách (chúng tôi dồn nhiều quan tâm cho tiêu chí nầy và ở vài chỗ, c̣n cố gắng nới rộng việc diễn đạt v́ tin rằng chính việc diễn ca sẽ góp phần đưa Minh Tâm Bảo Giám "từ trời xuống đất" và lưu lại dư hương trong ḷng người đọc.

Trong công việc nầy chúng tôi đă nhận được qua điện thoại và thư tín nhiều khích lệ tinh thần và nhiều giúp đỡ cụ thể của các bạn Hàn Quốc Trung, Châu Quân Vũ, Từ Nguyệt Hoan, Phan Công Tuấn, Quản Bích Liên, cùng một số bạn khác. Nếu vắng họ, có lẽ sức ư của tuổi tác đă chận chúng tôi lại giữa quăng đường khá hiểm trở của ngôn ngữ tác phẩm.



Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Trung tuần tháng 4, 2007.

 

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2005 - 2007 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer