Năm 1992, mẹ tôi đă 87 tuổi, đau ốm
trầm kha, không c̣n đi lại được nữa,
ăn uống cũng miễn cưỡng, cả ngày nằm
một chỗ, nói toàn chuyện chết. Các bà bạn thân ngày trước,
nay kẻ mất đă lâu, người c̣n cũng theo
con cháu ở xa, chẳng có ai qua lại khuây khỏa. Dấu hiệu trầm cảm
ở bà bộc lộ khá rơ.
Tôi sực nhớ đến ông Lăo Lai trong sách Nhị
thập tứ hiếu (có sách chép tên ông là Lăo Lai Tử,
người nước Sở thời Chiến Quốc
ở Trung Hoa, tính đến nay đă 28 thế kỷ).
Vào ngày Tết, ông ta xúng xính quần áo hoa hoét ḷe
loẹt, chạy lon ton dưới thềm, hoa chân múa
tay nghêu ngao những câu đồng dao cũ kỹ,
đôi lúc c̣n nhảy nhót vấp ngă, ôm mặt khóc hu hu
khiến cha mẹ cười lăn cười ḅ, cảm
thấy thời gian trôi ngược về cái thuở
họ c̣n đầu ấp tay gối mặn nồng,
quên béng cả hai đều đă gần kề miệng
lỗ.
Tôi bắt chước ông ta chắc là không ăn
thua ǵ v́ tuy đă gần chín mươi, mẹ tôi vẫn
c̣n thừa minh mẫn để vạch mặt tṛ bịp
bợm. Thế nhưng
tôi cũng t́m được cách làm cho tôi, có vẻ
chính nhân quân tử hẳn hoi.
Một hôm cùng ăn cơm với bà, tôi hỏi:
- Mẹ c̣n nhớ hồi xưa v́ sao bắt tôi
bú chực hoài hoài vậy không?
Thấy bà đăm chiêu, cố nhớ một
cách thật khó nhọc, tôi gợi ư:
- Cái bà gầy teo, mặc chiếc áo chàm vá quàn bạc
màu, hai ống chân lở loét hôi hám, ruồi bu đen
thành đàn đó!
Trán mẹ tôi có vẻ giăn ra cho một nụ
cười nhẹ:
À à, tao nhớ ra rồi!
Bà Hương đó!
Bả là bạn tao.
Bà ta đau chưn cả đời cho tới chết,
tao tin tưởng bà nên giao nhà cửa và giao luôn cả
mầy cho bả chăm sóc.
Tao phải ngược xuôi như kẻ buôn bán
chai bao ngày nay, đi tận đầu non góc núi nên phải
lên đường từ lúc mầy c̣n chưa dậy,
về đến nhà lúc mầy đă ngủ kh́, chỉ
có dịp giỗ, tết tao mới ở nhà thôi.
Năm 2003, nhân tham gia một cuộc Hội thảo
ở Huế, trọ cùng pḥng với một Viện
phó mới về hưu của một Viện nọ,
tôi chủ động gợi chuyện cho không khí
sơ giao đỡ tẻ nhạt:
- Đă có lúc nào anh thử nghiên cứu khả
năng tích lũy hoài niệm xảy ra ở lứa tuổi
nào chưa? Bản thân anh,
tự nhận nó xảy ra lúc mấy tuổi?
Anh ta suy nghĩ một lát rồi đáp lừng
khừng:
- Tôi chưa hề đọc thấy tư liệu
nào bàn về điều ấy, nhưng theo tôi, sớm
nhất cũng phải đến năm, sáu tuổi
tùy người. Phần
tôi, tôi chưa thử kiểm tra ḿnh. Kể cũng là một đề
tài nghiên cứu hay hay đấy, tuy nhiên lại khó thí
nghiệm, khó kiểm chứng quá.
Tôi trầm ngâm:
- Lạ thật nhỉ!
Có lẽ nào tôi phải làm người đầu
tiên đề cập vấn đề ấy? Xưa nay kẻ đi đầu
không bị lên giàn hỏa như thời trung cổ th́
cũng bị ganh tị, kích bác, bầm giập một
đời. Nghiên cứu
việc h́nh thành nhân cách là điều mà Tâm lư học,
Xă hội học Âu Tây đào sâu từ mấy trăm
năm nay rồi mà!
"Tôi sinh ra quá trễ trong một xă hội quá cũ" Alfred de Vigny đă rên rỉ
như vậy từ đầu thế kỷ 19, lẽ
nào người ta lại bỏ quên một việc quan
trọng như thế đến tận thế kỷ
21 nầy? Chắc chắn
là đă có rất nhiều người bàn đến rồi. Phần tôi, tôi nhớ rất
rơ ḿnh đă bú nhờ người khác, và bấy giờ
tôi đă phản đối việc ấy thật quyết
liệt bằng cách khóc rất ghê. Bấy giờ tôi chưa nói
được, có lẽ chưa đủ một
năm tuổi.
Anh Viện phó nh́n thẳng vào mắt tôi:
- Có thật thế không?
Khó tin quá!
- Chính mẹ tôi cũng không tin
nhưng bà xác nhận tôi tả đúng màu chiếc áo vá
và đôi chân sâu quảng của người đàn bà
cho tôi bú nhờ hồi ấy và bà ta đă qua đời
khi tôi mới lên ba, con út bà mới lên sáu. (Chi tiết này th́ các con bà ta
thừa nhận là chính xác tuyệt đối).
*** Tiếp…
***
- Lạ nhỉ! Như thế th́ không tin cũng
không được. Tôi
chưa nghe thấy chuyện tương tự bao giờ! Có lẽ anh là trường hợp
cá biệt đấy! Lại
c̣n kỳ lạ nữa.
Biết nhớ từ khi c̣n chưa biết
nói. Tuyệt! Thế là tôi tiếp thu
được một dữ kiện mới cho tri thức
bản thân.
Cũng noi theo ư
đồ của Lăo Lai, một lần khác tôi hỏi mẹ:
- Mẹ có c̣n nhớ
khi mới đẻ thằng Q, một hôm chó cả xóm
chạy hết vô nhà ḿnh đông nghịt, rượt cắn
nhau ầm ỹ. Hai anh em
khóc rát cổ, c̣n cha mẹ đi đâu biệt tăm?
Bà đáp không cần
nhớ lại:
- Quên sao
được? Ổng với
tao về tới nhà th́ cả hai đứa đều
đă ngủ kh́, đồ đạc tan hoang. Năm ấy có dịch chó dại,
cả làng đều bị.
Sau đó chó lần lượt chết sạch mới
hết được dịch. Trời làm hạn hán gay gắt
nên bao nhiêu người lớn đều phải kéo ra
đồng cứu lúa, khoai.
Trẻ con ở nhà được nhốt kỹ,
cài cửa thật chặt thôi.
- Cài chặt sao
chó c̣n chui vào?
- À, Cũng tại
ỷ y vào cái gốc mít quỳ. Tấm phên sau hồi ấy
chỉ thủng có một lỗ nhỏ bằng miệng
bát chớ mấy! Lại
có gốc mít đứng sát đó che chắn nữa. Cứ tưởng chó chạy
rông th́ không thể nào kịp nhận ra chỗ thủng
ấy, mà có nhận ra th́ chẳng lẽ hất nỗi
gốc mít để chui?
Ai dè đă điên th́ cái ǵ cũng làm được...
Trời đất! Ở tuổi gần chín
mươi mà mẹ tôi tư duy và phát biểu sặc
mùi hàn lâm! "Điên th́ cái ǵ cũng làm được"? Đấy là tính cách của con
người chứ đâu chỉ có chó? Trí tuệ của bà vẫn
c̣n sắc như dao cạo!
Chuyện của sáu mươi năm trước,
bà nhớ như nh́n nó diễn ra sờ sờ trước
mắt. Tôi cho rằng
trong việc nhớ lại này có sự tham gia của
t́nh mẫu tử nữa mới củng cố cái nhớ
của bà vững vàng đến vậy.
Kể về trí
nhớ của ḿnh, quả là bà đă khiến tôi phải
phục lăn.
Hồi tám, chín tuổi
ǵ đó, ở cạnh nhà có một cụ Đồ. Bà thường cơng em chui rào
sang hè sau nhà cụ chơi, v́ cả xóm chỉ có nơi
ấy là sạch sẽ, không trồng rau, có chỗ cho
bà chơi tṛ nhảy ḷ c̣ một ḿnh, lại có thềm
hè cho em "ngồi thiền" xem chị chơi, và
chị bảo vệ được em khỏi bị
trẻ khác bắt nạt.
Tấm phên sau thật
chắc, đan bằng những thanh tre chuốt dày nên
nh́n qua kẽ phên trông rơ mồn một cảnh học
tṛ lắc tới lắc lui khi học bài, hoặc nằm
sấp lên mặt chiếu cho thầy quất đen
đét bằng ngọn roi cày, tức loại roi mây dài
ngót vài thước. Những
lúc chán nhảy ḷ c̣, bà dán mắt vào phên mải mê quan
sát cảnh ấy, và lắng tai nghe thầy Đồ cất
giọng bổng trầm giảng bài. Không ngờ nhờ vậy bà
thuộc ḷng dễ dàng, tuy chỉ đọc lau láu phần
phiên âm chứ không hiểu mô tê ǵ sất.
Sáng sáng, cảnh
bà thích ḍm lén là việc thầy ḍ bài giảng ngày hôm
trước. Cậu nào
quên, cứ ngắc ngứ đến lần thứ ba
là roi mây bay tới ngay. Mỗi
cậu có một cách chịu đ̣n chẳng ai giống
ai, mỗi roi vút đi cũng có một hiệu quả
khác nhau hẳn: cậu này
xuưt xoa, quưnh quíu đưa hai tay che mông, cậu kia thút
thít luôn đưa mu bàn tay chùi mũi, lại có cậu
hu hu kêu mẹ liên tục...
Cảnh ấy nh́n không chán mắt. Lắm cậu học bài thật
tệ, khi đọc chường - tức trả bài
thuộc ḷng - quên cả sáu, bảy lần. Thế là bà ghé miệng vào
phên nhắc khẽ.
Thầy đồ
rất bằng ḷng khi sức nhớ bài của học
tṛ tiến triển khá rơ.
Thế nhưng đến một hôm nọ, cả
lớp chả cậu nào đọc chường
trơn tru, kẻ khá nhất cũng phải nhận
vài ba roi. Gạn hỏi
đêm hôm trước tại sao không học kỹ th́
mỗi cậu trả lời một cách, chẳng chút
thuyết phục. T́nh h́nh
tệ hại ấy kéo dài suốt mấy ngày liền
và ông liên hệ đến một sự cố: "Con bé" láng giềng bận
ở nhà săn sóc em ốm, không cơng em đi chơi
như mọi hôm.
Khi "con bé"
nhảy ḷ c̣ trở lại ở hè sau, ông Đồ cố
giảng bài bằng giọng thật trầm, thế
nhưng các cậu học tṛ lại cố gào bài thật
to. Hôm sau, trong buổi trả
bài, có cậu mắt cứ láo liên nh́n về phía phên
sau, ông tức tốc ṿng ra hè vụt một roi và
"con bé láng giềng" lănh trọn, khóc toáng lên, hối
hả cơng em chạy về, bỏ hẳn thú nhắc lại.
Nghe bà kể tôi
thừa nhận là thứ chuyện lạ hiếm có,
thế nhưng quan sát lối kể, tôi thấy bà tỏ
vẻ hơi ngượng về tṛ trẻ con của
ḿnh của thời xa lắc xa lơ. Theo bà, h́nh như chỉ có ngọn
roi mây ngày ấy mới thực sự là đáng nhớ
một cách nghiêm túc.
Với trí nhớ
ngoại hạng ấy, bà kể cho tôi biết trong xóm
nhà nào có ai bị chết, trong làng nhà ai, xóm nào bị bệnh
nhiều bao nhiêu v.v.. na ná chuyện thần đồng
Lê Quư Đôn giúp viên lư trưởng làng Duyên Hà phục chế
cuốn sổ thuế sau cơn hỏa hoạn. Không rơ bà đă nhớ đúng
được bao nhiêu phần trăm trong tổng số
nạn nhận dịch dại năm ấy?
Chuyện bà kể
làm tôi cảm thấy quá chua xót. Th́ ra ôn dịch từng đă
hoành hành một thời, giết người quá đỗi
bừa băi, đến nỗi ngôn ngữ dân gian thể
hiện mối căm hờn ấy qua những câu rủa: "Đồ mắt dịch!",
"Đồ dịch vật!", "Đồ ôn dịch!",
v.v..
Tôi thử h́nh
dung cái năm dịch dại hăi hùng ấy. Nhất định là có những
đêm khuya khoắt, trăng lặn sao mờ, gió
đưa tiếng chó tru rộ lên khắp miền và
có những ngày trời nắng chói chang, nhà nhà cài chặt
cửa nẻo, hồi hộp lắng nghe tiếng chó
rượt nhau, tiếng thở hồng hộc khiến
cho đàn bà trẻ con sợ mất mật. Cũng may là bệnh dại
chỉ truyền theo đường thần kinh nên sự
thiệt hại nhân mạng không quá đỗi tàn khốc
như dịch tả, đậu mùa.
Đọc sử ta
từng biết trận dịch tả khủng khiếp
đă từng làm vơi hẳn dân số trong nước
vào cuối thời Gia Long, cướp đi tính mệnh
cả Gia Long lẫn Nguyễn Du cùng bao danh nhân khác. Từ Hà Tiên đến Bắc
Thành người chết la liệt, và cái năm 1820 ấy,
ngân khố thu được hơn 192 vạn quan tiền
th́ đă phải chẩn cấp ngót 73 vạn, tức
vơi hẳn 38% tiền trong quốc khố. Có lẽ đấy là một
dạng kỷ lục khó thể vượt qua!
Với dịch
chó dại mẹ tôi đă kể, bản thân tôi cũng
hứng chịu hăi hùng một trận nhớ đời.
Bấy giờ em
tôi c̣n nằm nôi, có lẽ vài ba tháng tuổi ǵ
đó. Tôi th́ chưa biết
nói và chỉ lớn hơn hai tuổi (Tương truyền
ông ngoại tôi c̣n giữ kỷ lục chậm nói dễ
nể: măi đến
năm lên chín ông mới biết nói!) Cha mẹ tôi ra đồng tát
nước ruộng cao nên phải đi đủ
đôi mới sử dụng được gàu dai. Anh em tôi được "xử
lư" bằng cách treo nôi em tôi là là mặt bộ ván,
c̣n tôi th́ bị "cố định" bằng một
dây thừng cột kỹ cổ chân với móc treo nôi.
Bên ngoài, trời
nắng gắt. Tiếng
chó ăng ẳng đuổi cắn nhau. Em tôi giật ḿnh khóc thét làm
tôi phải rung rung dây nôi thay cho hát ru. Th́nh ĺnh nghe "soạt"
một tiếng lớn, một con chó trắng có bộ
mặt vá đen tuôn xộc vào nhà, kéo theo cả đàn
vàng, vện, bướm, mực đông nhung nhúc, chạy
tới chạy lui va nhau ủng oẳng. Con chó trắng to lớn, bắc
hai chân trước lên mép ván, cố phóc lên nơi phát ra
tiếng khóc nhưng hai chân sau không c̣n sức nên cứ
vần quanh bộ ván t́m thế thuận tiện. Các con khác cũng bắt
chước nhưng không con nào chạm nỗi đến
mép ván nên lố nhố chạy quanh, gầm gừ nhe
răng trắng nhởn, nhận ra rất rơ trong bóng tối
mờ mờ của gian nhà kín cửa. Lũ chó cứ chạy quàng cả
một lúc lâu làm rơi rớt, ngă đổ mọi
đồ đạc trong nhà, thêm vào đó là tiếng
thở ph́ pḥ nghe càng thêm hăi.
Tôi khóc lạc cả giọng. Đàn chó chạy như đèn cù
một hồi lâu mới t́m lại được chỗ
chúng chui vào lúc năy. Chúng ùa
ra nhanh c̣n hơn lúc ùa vào.
Anh em tôi đă dứt
khóc v́ quá mệt và đói rồi thiếp đi chẳng
biết ǵ nữa.
Đời tôi c̣n gặp
vô số lần khác phải sợ, nhưng có lẽ chỉ
lần đó mới thật là hăi hùng nhất, bản
năng nhất.
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师 <photo>
Việt Nam, Tháng 10, 2007
|