Đêm văn nghệ tết Trung thu ở
trường Khải Minh năm
ấy dường như do một nhóm học sinh
ngẫu hứng tổ chức đại, cốt
"tụi ḿnh vui với nhau" nên chẳng thấy
mời bằng chữ hay bằng lời bất cứ
thầy cô nào trong trường.
Thế nhưng một bạn đồng khóa của tôi
- dạy V.T., chả dính chút hơi hướng ǵ KM -
lại cứ nằng nặc rủ tôi đi xem bằng
được. Tôi biết tỏng là chẳng qua anh
ta cần một tài xế scooter kiêm vệ sĩ pḥng khi
có kẻ nào đó dám... tấn công liều chết vào
tấm h́nh hài ọp ẹp của anh ta thôi.
Ngày hôm ấy tôi "chạy sô" đến 4
trường nên mệt nhoài, chẳng c̣n thiết ǵ
đến nghệ thuật biểu diễn, nhưng anh
ta cứ "nằng nặc", hết "năn
nỉ" lại "nài nỉ", tuy tôi khăng
khăng không "nao núng" nhưng rồi cuối cùng
đành "nễ nang" chứ thật ḷng chẳng mấy
"náo nức" trước tài nghệ hăy c̣n "non
nớt" của lứa tuổi Sơ trung ấy.
Hai chúng tôi đứng trên tấm ghế đúc cố
định bằng xi măng ở khán đài, xem các
tiết mục văn nghệ tŕnh diễn trên sân bóng
rổ. Té ra chất lượng diễn xuất cao
gấp mấy cái mức tôi phỏng đoán trước
khi đi. Ánh đèn sân khấu quả có sức
"nhiếp hồn" loại khán giả nghèo kinh
nghiệm như chúng tôi.
Được một lát th́ trời lất phất
mưa. Chợt một chiếc dù hiện ra trên
đầu chúng tôi như có phép tiên. Rồi một
nàng tiên ngước mắt lên cười mỉm
với tôi thay cho lời chào hỏi. Nàng không hề
xa lạ nhưng cái ngước mắc và nụ
cười mỉm hôm ấy lại "lạ" vô
cùng! Tôi ngây người. Lời cảm ơn
đính cứng trên lưỡi, không sao "bóc" ra
được.
H́nh như nhận ra tấm thân suy dinh dưỡng
của bạn tôi rất dễ "xong đời"
nếu tẩm đủ nước mưa nên nàng nghiêng
dù qua anh ta hơi nhiều, mất trọn phần
tự che cho nàng. Tôi ư tứ đẩy nhẹ anh ta ra
phía trước, đồng thời tôi và nàng nhích sát
nhau cho cả ba cùng hưởng ngang nhau... về
quyền lợi dù. Nếu bấy giờ có gắn
máy đo nhịp tim cho tôi, chắc máy chẳng ḥng ǵ
đo nổi v́ máy chỉ quen thói vẽ đường
găy, c̣n tim tôi đập kiểu gợn sóng, loại máy
ấy c̣n chưa ra đời!
Xem xong, tôi chào nàng... trên mức b́nh thường và có
lẽ nàng hiểu dễ dàng nhờ linh tính nữ
giới. Gă bạn theo tôi đi ăn khuya rồi
cùng về ngủ.
Gần một giờ sau, bất chợt hắn cất
tiếng:
- Mầy chưa ngủ hả?
"Chết cha! Hắn đoán được tâm
trạng tôi ư? Cái lăo ngó vậy mà..."
Tôi cố tạo ra giọng nhừa nhựa:
- Ǵ.. ́.. ́...?
- Cô ta yêu mầy phải không?
- Cô nào?
- C̣n cô nào nữa? Giả bộ ǵ mà dở ẹc!
- Tại mầy nói "cô ta" làm tao tưởng là
của mầy chớ! Nếu gọi "cô
ấy" th́ tao đâu có lầm?
Kiểu chống chế của tôi nghe trật lất
sách vở, nhưng trên đời này có kẻ nào trong
ḷng đang rộn ră mà chống chế nghe cho ra hồn
đâu?
Tôi vội nói tiếp (phải tranh thủ chứ
để hắn "bắn bồi" th́ khó mà
trở tay):
- Mầy đứng ngay trước mặt tao, có quay
lại hồi nào đâu mà... phát ngôn bừa băi kiểu
ấy?
Giọng hắn nghe mới là ứa gan:
- Tại tao cũng nh́n được tuốt! Cái
kiểu đắm đuối đến thế th́
giấu nổi được ai!
Tôi át giọng:
- Dẹp mày đi! Biết khỉ khô ǵ mà bày đặt
nói thánh nói tướng? Ngủ đi!
Hắn ngon cố, đâu chịu đầu hàng:
- Con gái yêu qua cái nh́n. Mầy hiểu không hả?
- Hiểu... gấp đôi mầy là cái chắc!
Nói cứng như thế xong, cả hai đều
"băi binh". Tâm trí tôi vẫn lởn vởn...
cơn mưa... chiếc dù... ngước mắt...
cười mỉm...
*
**
Ở vào tuổi này của tôi và tuổi ấy của
nàng, lẽ ra chả nên nhắc lại loại
chuyện như vậy, thế nhưng nhắc
chuyện hồi tuổi nàng mới "hăm",
tuổi tôi mới "băm" th́ đâu có ǵ qúa đáng
nhỉ? Theo tôi, loại chuyện như vậy,
nhớ được càng lâu càng tốt, càng cổ càng
có giá.
Có lẽ chỉ có thể trừ đại một ḿnh
ông Vô Lượng Thọ Phật ra, mọi ông già khác
trên cơi đời này đều nhắc thầm trong ḷng
họ những loại chuyện đó, kể cả
thánh Nô-ê khi ở vào tuổi 595, Tiền Kiên (tức Bành
Tổ) khi ở vào tuổi 800, thánh Ma-phu-xa-in khi ở
vào tuổi 963 và cả Linh Luân khi ở vào tuổi...
3000! Tất cả các "siêu cụ" ấy
đều nhớ vanh vách, nhớ quay quắt những
vụ tương tự, bằng không th́ các cụ
ấy sống lâu lắc ĺ lợm đến thế
để làm cái tích sự ǵ? Các cụ ấy không
ai viết lại, không phải là không trơ tráo như
tôi, mà là v́... không biết chữ!
Thương hại sự thiệt tḥi ấy của các
cụ nên loài người mới dần dà tạo ra
chữ viết, giấy, bút, mực, rồi .. máy vi tính
(thử tưởng tượng cụ Linh Luân có
khả năng làm vỡ bao nhiêu máy vi tính?).
Nói toạc mọi lẽ như vậy, có lẽ
những ai ít ưa tôi chưa chịu tâm phục,
khẩu phục. Tôi xin mời họ du lịch
tự túc đến Paris một chuyến và dành chút
thời gian đến viếng Nhà lưu niệm Victor
Hugo (1802 - 1885) rồi đọc trong cuốn nhật kư
của văn hào ấy. Tự tay ông ta ghi chép
một chi tiết động trời: C̣n hơn hai
tháng chờ chuyến tàu suốt thứ thiệt
để đi về cơi bên kia, ông hăy c̣n... tranh thủ
làm "chuyện ấy" ở chiếc đi-văng
đặt góc pḥng làm việc. Văn hào ấy và
sở du lịch đă trơ tráo hơn tôi cả tỉ
tỉ lần là đặt tên và treo bảng hẳn hoi:
Góc Khoái Lạc (coin de désir)!
Cuối cùng, đây là lời dành riêng cho một
độc giả:
- Nàng ơi! Nàng à! Hăy cứ việc quên đi chuyện
cũ cho đỡ bận ḷng nhé! Tuy nhiên, nếu
cảm thấy có chút xao xuyến th́ vẫn đáng
mừng: nhựa sống nguyên chất đấy!
C̣n tôi, tôi sẽ nhớ gấp đôi, đủ cho
cả phần nàng nữa. Một kỷ niệm
tuyệt vời và thiêng liêng như thế, giờ
đây đă trở nên quư giá xiết bao khi thiên hạ
giở tṛ ảo thuật về chính trị, tôn giáo,
chủng tộc, v.v... để hùa nhau giết
người, giết ḿnh này...
C. N.
6.05
|