Giáo Sư Ngô Văn Lại  <photo>

 

 

 

CHUYỆN CHƯA QUÊN:

 

 

TRẬN CHỬI THỀ… HỢP ĐỒNG TÁC CHIẾN


Cuộc chuyện phiếm của đám giáo sư trường Nữ vào giờ ra chơi đang đến hồi rôm rả th́ ông cai trường vào pḥng, ghé tai tôi :

-  Bà Hiệu trưởng mời thầy vào gặp.

Kiểu "mời" như thế thường là "lành ít rách nhiều", huống chi hôm cuối tuần trước, bà bắt gặp "quả tang" tôi cùng L. đang "xe bên xe" trên đường Duy Tân (ngày nay lột xác ra Trần Phú) "rách" te tua tới nơi rồi đây!

Những ai đă thành "lăo làng" xứ Nha Trang hễ bắt gặp "một cặp lẻ tẻ" kiểu ấy trên con đường nhạy cảm nọ đều cầm chắc rằng... thế nào cũng có chuyện (!) nhưng riêng tôi với L. hôm ấy th́ xin thề là... "dụng tâm như nhật nguyệt" (không thể không mượn tạm lời ấy của nhà thơ Trương Tịch đời đường!)

Tất cả hoàn toàn là chuyện t́nh cờ.

Rời quán giải khát Khả Khánh, tôi gặp L. khi cả hai lấy xe đạp để cùng chỗ.  Tôi hỏi theo quán tính :

-  L. về hay c̣n đi đâu nữa?

-  Em đi chơi với Thầy!

Câu trả lời có lẽ đáng đánh giá là dũng cảm nhất thế giới!  Lập tức tôi nhớ câu nói quen thuộc của dân Pháp đă được Việt hóa ở mức độ cao :  "Đàn bà muốn là trời muốn!"  Đến cả Trời c̣n phải "ô kê" trong trường hợp như thế th́ tôi mà sức mấy? Chưa bao giờ tôi xấc xược tự cho ḿnh "ngon" hơn trời cả!  Xin thề có trời!

Nếu bà Hiệu trưởng đ̣i cung cấp sự thực, liệu tôi thú nhận ḿnh "bị động" nghe có lọt tai không?  Nếu... mở rộng diện điều tra th́ liệu cô nữ sinh 18 nọ có thừa nhận "lời nói gió bay" của cô ta không?  Ai gặp nguy cơ ấy mà chẳng chối phăng cho đỡ "rách việc"?

"Chân bước vô hồn" đúng như câu hát Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn nhưng ḷng tôi th́ đang rối nùi như cuộn len rơi vào ổ mèo con... cả năm trời!

Tôi vừa yên vị th́ bà Hiện trưởng lôi từ kẹp hồ sơ ra một công văn có chữ MẬT đỏ rực của tỉnh Khánh Ḥa, đặt nhẹ trước mặt tôi.

Ngực tôi nghe th́ thùng nhịp trống đua thuyền ngày hội.  Tỉnh đường... phản ứng nhanh đến thế được sao?  Chết cha!  Không khéo L. là ái nữ của Tỉnh trưởng cũng nên!  Tôi chỉ mới dạy cô ta hai buổi, biết quái ǵ gia cảnh đâu?

Mấy vị chức quyền khoái giở tṛ "dĩ tư vi công" lắm!  Chắc tôi phải... đại nhảy vọt chẳng Cà Mau th́ cũng Bến Hải chứ chẳng chơi!  Cái tṛ "xe bên xe" thế mà "độc" ghê!

Bà Hiệu trưởng giục :

-  Anh đọc đi!

Tôi sực tỉnh cơn suy diễn.  Th́ ra thần hồn đă nát thần tính quá hung tợn làm tôi mê mụ quên việc đọc tờ công văn nọ.  Thật t́nh th́ gan tôi chẳng đến nỗi quá "sứa" đến thế nếu hồi ở Đại học tôi không bị xe quân cảnh xúc chung với gă bạn, chở đến một quăng sông đêm vắng vẻ, chứng kiến viên Đại úy gí súng vào mang tai gă bạn xấu phước buộc hắn ta phải nhận là tác giả cái "bầu tâm sự" của cô con gái rượu và tuân lệnh cưới hỏi đàng hoàng.

Té ra tôi đă sợ quá nhảm!  Công  văn nọ chỉ yêu cầu soạn hai đề thi dịch thuật : chọn cho Tỉnh  hai đoạn văn hay, phải giữ bí mật triệt để.  Chỉ có thế.  (Hú vía!  Cuộc dạo chơi song song ở đường Duy Tân tuần trước vẫn c̣n nguyên giá trị kỷ niệm!  Chẳng trầy sướt ǵ!)

Tỉnh yêu cầu các đoạn văn được chọn phải chưa bị ai trích dịch, tránh t́nh trạng thí sinh "trúng tủ".  Chuyện dễ ợt!  Bởi tôi biết rơ như ḷng bàn tay ḿnh là chưa có sách Luyện thi  nào trích dịch văn... Trọng Lai cả.  Vả lại đoạn văn tôi "chọn" c̣n chưa được viết ra kia mà!

Thế là tôi vào cuộc :

Những ǵ tôi yêu.

Tôi yêu tổ quốc tôi trải mấy ngh́n năm lịch sử, biết bao máu xương đổ xuống cho công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền.

Tôi yêu quê hương tôi với những cánh đồng rập rờn sóng lúa mượt xanh, điểm những cánh c̣ trắng mướt bay lả bay la...

Cứ thế, tôi yêu bác nông phu cần cù lam lũ đến cô gái quê duyên dáng mặn mà, những nữ sinh hồn nhiên nhí nhảnh, những em bé trong trắng thơ ngây, vv... và vv...  Nói tắt một lời là chưa bao giờ tôi yêu hung hăng ồ ạt đến thế.

Măi đến một hôm nọ, tôi ghé quán Ba Mập trên đường Hoàng Tử Cảnh nhân dịp nhớ da diết món cơm tay cầm ở đấy.

Tôi t́m xong một vị trí thuận viện cho việc vừa ăn vừa ngắm th́ một toán thanh niên tấp đến dừng xe đạp thật bừa băi rồi ùa vào quán như cơn lốc, lực lượng cỡ mươi tên.

Không rơ có việc ǵ mà họ kéo ghế khá thô bạo, gă nào mặt mũi cũng phừng phừng, có lẽ chờ ba ngày nữa cũng chưa chắc t́m nổi một chút tươi cười, kể cả nhác thấy bóng hồng mê ly!

Tiếng kéo ghế không b́nh thường ấy chưa lặng hẳn, sau lưng tôi đă có kẻ bật câu chửi thề :

-  ĐM, Trọng Lai là thằng chó nào vậy bay?

"Chà!  Sao lại có tên khiêu khích táo tợn đến thế được nhỉ?  Trọng Lai chính là tôi chứ đâu phải là... thằng chó nào?"  Thế rồi kẻ này một câu, kẻ khác một câu, mạt sát "thằng cha Trọng Lai" nọ chả chút khoan nhượng.  Cả một tṛ tung húng tập thể như trên bàn xiếc.  Lại toàn "đàn ông con trai" với nhau nên xài... "tục ngữ" thoải mái!  Gần như gă nào cũng góp lời, tranh nhau chửi được một câu mới chịu cam tâm.  Tôi "tích đức" đến mấy cũng hoài công.

Tôi ṭ ṃ... muốn chết, nhưng phía nghe chửi chỉ có một ḿnh tôi, quay mặt lại là lộ ngay nếu có kẻ quen mặt.  Tôi thèm nhận diện kẻ "châm ng̣i nổ" nên vớ lọ nước mắm rảy thêm vào vịm cơm,  cố ư văng lên mu bàn tay một giọt để có cớ t́m đếm lavabo ở góc pḥng.  Té ra vẻ mặt y quá "sữa", chẳng một nét bặm trợn nào như tôi đă h́nh dung về gă.

Cơn chửi đă đi vào trạng thái râm ran.

- ĐM, "bay lả bay la" là chuyện người ta hát c̣ lả,  mắc mớ... chó ǵ mà lăo ta đưa vào bài dịch?  Tiên sư thằng chả... Mày dịch ra sao?

-  Tao dịch tiếng bồi thôi, đại khái tao hiểu là... "những chú c̣ bay chậm răi nhẹ nhàng"...

-  C̣n "ngây thơ" có phải tiếng Pháp là na-ïf không hả?

-  Thơ ngây chớ!  Đúng, tiếng Pháp là na-ïf, giống cái là na-wơ...

Một gă vỗ đét vào đùi :

-  Ơrêka!  Hèn chi người ta miêu tả những cô gái giả vờ ngây thơ là "giả nai"!

Gă khác cười to :

-  Ha ha!  Cao-siêu-xiêu-vẹo rồi con ơi!  Giả nai là giả làm con nai trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư kia :

Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô...


Vậy "giả nai" là làm bộ ngơ ngác chớ không phải giả vờ ngây thơ!  Chịu thầy chưa?

Họ căi nhau chẳng thể ngă ngũ, nhưng điều có thật là chính ông Trọng Lư đă "cứu" ông Trọng Lai... một bàn thua trông thấy!  Thoát nạn!

Rời quán Ba Mập, ngồi trên yên xe rồi tôi vẫn trù trừ chưa nổ máy, cố ngoái lại nh́n rơ bọn họ lần nữa.  Có lẽ như là quyến luyến.

Quái lạ thật!  Ở đời có những thứ mới động tới thấy đắng nhưng nhấm nháp lại sinh ghiền.  Như cà phê chẳng hạn. Trận chửi thề này h́nh như cũng vậy...

 

Ngô Văn Lại

07/2005