DANH SĨ CAO BÁ QUÁT

 

 

 

 

Alaska, 2004   -  Photography by Trung Quoc Han  韩国忠
 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

NHỮNG NÉT CHÂN DUNG

TỰ HỌA BẰNG THƠ CỦA DANH SĨ

CAO BÁ QUÁT

(1809 - 1854)

 

Cao Bá Quát (1809 - 1854) là nhân vật lịch sử rất mực nổi tiếng về văn chương dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức triều Nguyễn và tác phẩm của ông từng được đưa vào chương tŕnh giảng dạy văn học ở hai bậc Trung học Đệ nhất và Đệ nhị cấp một thời gian dài trước đây.

 

Ông người làng Phủ Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng học giỏi nhưng chỉ đỗ cử nhân.  Nhờ có quan đầu tỉnh tiến cử ông mới được làm quan vào năm 32 tuổi.  Ngay năm ấy, ông được cử chấm thi trường Thừa Thiên và bị kết án tử h́nh về tội chữa bài thi.  Sau đó án được giảm, ông bị an trí ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) một thời gian rồi "ṭng quân hiệu lực", làm lính tạp vụ trong sứ đoàn đi Hạ Châu (Singapore).  Xong công vụ ấy, ông được phục chức như cũ.  Lúc ra làm Giáo thụ phủ Quốc oai (Sơn Tây) ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lê Duy Cự (giặc Châu chấu) với cương vị Quốc sư và hy sinh khi đụng độ triều đ́nh.

 

Dự luận bấy giờ suy tôn ông cùng bạn chí thân của ông là Nguyễn Văn Siêu làm "thần Siêu, thánh Quát".  Thơ văn Cao Bá Quát bị cấm lưu trữ một thời gian dài nhưng ngày nay người ta vẫn thu gom được ngót 800 bài thơ, hàng chục bài văn hầu hết viết bằng chữ Hán, chỉ có một bài phú và hai bài hát nói được viết bằng chữ Nôm th́ cả hai bài đều từng được đưa vào chương tŕnh dạy Văn.

 

Thơ văn ông rất xứng đáng với ḷng suy tôn của quần chúng, do đó nảy sinh nhiều giai thoại xuyên tạc sự thực về đời ông khiến nhiều giáo tŕnh trước đây dựa vào những giai thoại ngụy tạo ấy trở nên kém chuẩn xác, thiệt hại uy tín khoa sử học.

 

Bài viết này dựa vào thơ văn Cao Bá Quát để hóa giải khá nhiều "huyền thoại" lệch lạc từng đă gây ra tranh căi bấy lâu.

 

Tác giả

* * * * * * * * * *

Người Trung Quốc quan niệm "Thần long kiến thủ bất kiến vĩ" (Rồng thần chỉ thấy được đầu, không thấy được đuôi - Ngạn ngữ).  Với nhà thơ lớn Cao Bá Quát cũng vậy, người ta chẳng mong ǵ gặp một người "Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang - chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng" (1) như Nguyễn Khuyến, hoặc là một người "Ở phố hàng Nâu có phỗng sành - Mặt th́ lơ láo mắt th́ nhanh" (2) cùng dung nhan "Râu rậm như chổi, - Đầu to tày giành" (3) của một Tú Xương, thế nhưng chúng ta cũng dễ dàng tiếp cận được một phần con người sinh học cùng tính cách một đời của Cao Bá Quát qua những dấu vết ông để lại trong thơ.

 

Cao Bá Quát đă khái quát đời ông bằng bài thơ B́nh sinh ngũ thập vận (năm mươi vần về cuộc đời ḿnh).  Chúng ta có thể quan sát dung nhan Cao Bá Quát bắt đầu từ tư liệu ấy.


Thân phụ Cao Bá Quát (ông Đồ Cao Cửu Chiếu) đă sớm nhận ra rằng tài năng của Cao Bá Quát phải được nới lỏng về quản lư th́ mới đạt mức phi thường và Cao Bá Quát cũng đă thú nhận như thế:

 

B́nh sinh lậu câu kiểm,
Hốt nhược phiếm giá mă.
Chí kim thường thiên chấp,
Do viết như ngă khả...
(BSNTV - Câu 1 - 4)

Dịch thơ:

Cả đời lơi g̣ bó,
Như ngựa thắng nới cương.
Nay vẫn c̣n lệch lạc,
Cứ cho ḿnh đúng đường.

 

Cách quản lư ấy của cụ Đồ Chiếu đă phát huy được hiệu quả đúng theo mong muốn.

 

Tân tỵ phát hương tuyển,
Thùy điều căn trưởng giả.
Hướng địch dũng sở tiền.
Lạc bút kinh tứ tọa.
Tu danh tuy vị lập,
Độc văng ư dĩ quả.
(Bđd - Câu 9 - 14)

Dịch thơ:

Đỗ thi hương Tân Tị,
Tóc chỏm giao du quan.
Luôn xốc lên phía trước.
Bút vung, người khen ran.
Danh lớn tuy chưa lập,
Quá khứ cũng huy hoàng...

 

Cao Bá Quát sinh năm Kỷ Tị 1809, vậy đến năm Tân Tị (1821) ông đỗ thi hương tức nhằm vào lúc ông 12 tuổi và có lẽ bấy giờ ông mới đỗ Tú tài (cho nên ông vẫn c̣n phải thi tiếp nhiều khoa hương nữa để đỗ cử nhân vào khoa Tân măo 1831).  Ở tuổi mười hai tóc c̣n buông xơa (thùy điều) ấy, họ Cao đă phải giă từ cuộc sống hồn nhiên của trẻ con, để dấn thân vào thế giới người lớn (căn trưởng giả) là những kẻ có cùng tŕnh độ, cùng đẳng cấp xă hội với cậu.  T́nh cảnh ấy đă bắt đầu buộc cậu phải đối phó bằng tính hiếu thắng, phải trổ tài thi tửu, sao cho khỏi lép vế (Luôn xốc lên phía trước - Bút vung, người khen ran).  Chính khoa thi hương năm Tân Tị 1821 ấy đă cướp mất cái hồn nhiên trong trắng vốn có của tuổi mười hai để biến Cao Bá Quát thành danh sĩ bất đắc dĩ, buộc phải cố tỏ ra không thua kém ǵ người lớn.  Đó chính là thảm kịch tác động rất nhiều đến tính cách ông về sau.  Chính ông đă tự nhận ra thảm kịch "Tóc chỏm giao du quan" ấy của đời ḿnh.

 

Tiếp tục thăng tiến trong điều kiện "lơi g̣ bó" đó, ông đạt được kết quả khá mỹ măn trong học hành:

 

Tự tư sự tảo hàn,
Điệt đăng xuất đào dả.
Lược khuy thời văn lư,
Tao thám ly long lơa.
Văn tông cập hương tŕnh,
Xi điểm thường lỗi khả.
(Bđd - Câu 15 - 20)

Dịch thơ:

Từ đấy theo chữ nghĩa,
Lại càng thoát buộc ràng.
Xem lướt văn thời thượng,
Ngọc rồng đen tỏ tường.
Học hành đến thi cử,
Vẫn nổi trội như thường.

 

Ông lại tiếp tục học giỏi, hiểu nhanh, tức là rơi vào cảnh ngộ "thầy yêu bạn... oán" để rồi cả đời luôn chuốc lấy đố kỵ, c̣n với ai đạt được mối tâm giao th́ trở thành tri kỉ tri âm sâu nặng mà ông thường họa thơ, tặng thơ khá đều đặn, khá đông đảo, từ hạng đại quư nhân, chú ruột vua Tự Đức như Thương Sơn Công Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm cho chí anh gia nhân tầm thường Đoàn Tính của cụ Đồ, từng có quá khứ theo nghề hề chèo.

 

Giai đoạn làm mát ḷng ông nhất là những năm bắt đầu cuộc đời làm quan.  Bấy giời chung quanh ông toàn là những bậc tài năng, có giá trị trong xă hội như Tùng Thiện Vương, Nguyễn Văn Siêu, vv...

 

Mậu đăng tú tài tịch,
Truất ức phi ngă xả,
Hoàng hoàng hiển chủ ty,
Thử ư thức sở hạ.
(Bđd - Câu 21 -24)

Dịch thơ:

Nhập tịch hạng tài giỏi,
Ta thận trọng muôn vàn,
Chủ ti khá rạng rỡ,
Thực là được ơn ban...

 

Đấy là thời kỳ phát huy đúng mực tài năng ông.  Với ngạch Hàn lâm viện Biên tu, làm Chủ sự (ngang hàng Đồng tri phủ nhưng khỏi bị cuốn vào đám thư lại nịnh nọt) ông được giao việc biên tập sách vận học là việc rất đáng tự hào (v́ Thiệu Trị và Tự Đức là hai hoàng đế hay chữ nhất triều Nguyễn):

 

.... Cư nhiên nhất mệnh vinh.
Thi truyền thiên lộc phú,
Quan tương Ngọc đường thanh.
Đắc lộ chiêm hào tuấn,
Vô tài đáp thánh minh.


- Đắc bổ Hàn lâm sung biên tập vận học hỉ nhi thành phú.


Dịch thơ:

.... Kể ra mạng cũng vinh,
Sách vở trời ban lộc,
Hàn lâm dễ thanh liêm.
Được dịp xem hào tuấn,
Không tài đáp thánh minh.


- Được bổ vào ban biên tập vận học của viện Hàn Lâm, mừng viết nên bài.

 

Chỉ một thời gian sau, Cao Bá Quát cảm thấy ḿnh rơi vào cảnh lạc lơng tệ hại, khó thể hội nhập tầng lớp quư tộc lẫn giới quan trường bấy giờ, ông t́m đường quay lại nếp sống giao du phóng khoáng tự do mà ông nếm trải ngót mười năm khi chưa ra làm quan (1831 - 1841).  Ông than thở:

 

Mang mang ngô hà tư?
Chu lăm nhất minh sá.
Viết dư tiện thả chuyết,
Cập quan chí dĩ phả.
Thoát lược công danh đồ,
Lưu đăng thi tửu xă.
Văn chương bách niên định,
Động chỉ dữ thế tả.
(Bđd - câu 79 - 86)

Dịch thơ:

Đời ta thật bế tắc,
Muốn thét tiếng kêu thương.
Rằng ta hèn lại vụng,
Sớm nuôi chí quật cường.
Công danh dịp buông thả,
Toàn thi xă, tửu hương.
Trăm năm văn mới đọng,
Tiến, dừng trái đời thường...

 

Trên đây là phần chân dung hiểu theo nghĩa rộng.  Dưới đây mới đích thực là chân dung họ Cao hiểu theo nghĩa đen thông thường.

 

H́nh ảnh đầu tiên dễ nhận diện ông nhất, đấy là một con người bệnh hoạn trầm kha:

 

Xuân lai tâm lực lưỡng kham tăng...

-  Bệnh trung.

 

(Nghĩa: Xuân đến, tâm lẫn sức đều đáng ghét cả hai - Trong cơn bệnh)

 

Vào cái dịp mà thiên nhiên đầy vẻ tưng bừng sôi nổi, nhựa sống dâng tràn, cái đẹp được phô ra hết công suất, người người, nhà nhà đều muốn làm thơ, chơi câu đối, vv... thế mà cái kẻ xứng đáng nhất, hăng hái nhất, tài hoa nhất, là "thánh" của người đời th́ lại phải chịu t́nh cảnh tâm suy lực cạn một cách đáng ghét.  Có lẽ người ta chẳng khó khăn ǵ nếu muốn h́nh dung ra vẻ cay cú rất đời thường của tác giả, ngay vợ con của tác giả chưa chắc vui xuân b́nh thường khi "chân dung" người chủ gia đ́nh lại thê thảm như vậy!

 

Trên đây, người dịch cố t́nh chọn một lối ṃn của ngôn ngữ để dễ đưa vào ḷng người đọc - Kỳ thực, "lưỡng kham tăng" phải hiểu là "cả hai chịu ghét".  Tại sao lại "chịu"?  Ấy là v́ hằng ngày cả hai được cưng chiều tối đa!  Khi cái tâm đ̣i hỏi là cái "thân" răm rắp phục tùng, thỏa măn tối đa, thế mà nay thiên nhiên quyến rũ đến thế, đáng để "gọt chữ gieo vần" đến thế mà Tâm lại thờ ơ!  Thế là cái Thân thôi yêu quư nuông chiều cái Tâm!  Lại c̣n ghét cả cái Lực là cái vốn rất tận tụy với cái Tâm.  Người đọc cần suy ngẫm theo kiểu "chẻ tóc làm tư" như thế th́ mới hiểu nguyên nhân người đời suy tôn họ Cao là thánh.

 

Cao Bá Quát ghét Tâm và Lực của ông v́ chúng không tuân lệnh cái Thân của ông, lại đi kết thân với bệnh tật:

 

Ngư tại bồn dâm, điểu tại phàn,

Nhất thu tiêu khát trệ văn viên.

- Nhàn cư phụng giản chư hữu.

 

(Nghĩa:  Cá ở trong bồn đầy nước, chim ở lồng - Một mùa thu tiêu khát làm ngưng trệ vườn văn - Ở không, viết gửi các bạn)

 

Tiêu khát tức là bệnh tiểu đường.  Trong bài "B́nh sinh ngũ thập vận" ông đă dành câu 83 - 84 để thú nhận ḿnh "Thoát lược công danh đồ - Lưu đăng thi tửu xă" (Công danh dịp buông thả - Toàn thi xă, tửu hương)

 

Th́ ra giới "công danh" thời ấy cũng giỏi rượu!  Khi đă dùng rượu làm chất xúc tác cho cuộc sống th́ người ta tán thưởng nhau bằng rượu, khiển trách nhau bằng rượu, và càng dùng rượu người ta càng cần thức nhắm để rồi gây rối loạn cho cơ thể, đưa tới "tiêu khát" làm "trệ văn viên"!  Vô hiệu hóa Tâm và Lực!

 

Một kẻ sĩ cuồng phóng, miên man với nếp sống phiêu bồng trong vô số cuộc "hồ hải cựu du" (những cuộc ngao du hồ hải cũ) mà ông từng nhắc trong bài Nhân họa Thu Minh lưu biệt Doăn Trai chi tác thế mà có lúc đành phải nằm một chỗ, chịu cảnh "cá chậu chim lồng" mất cả năm trời (Nhất thu), không họa thơ, không tặng thơ lưu biệt (thơ người đi tặng người ở) khiến vườn văn ứ lại không có ai lo việc "tiêu úng" cho!

 

Trong bài thơ khác Tặng Thổ khối Vệ úy xuất Thanh Hóa (tặng Vệ úy người làng Thổ khối ra Thanh Hóa)  Cao Bá Quát tiết lộ thêm một bệnh khác của ông:

 

Trừu đáo can tràng không thị huyết

(Rút đến ruột gan chỉ toàn là máu)

 

Có lẽ ư thức rằng thói quen biểu đạt của ḿnh dễ khiến người đọc hiểu câu nọ theo nghĩa bóng nên họ Cao đă phải tự chú thích: "Ta mắc chứng tiểu ra máu ngót năm nay, chuyện ấy sao không nói thật cho được?"

 

Đă tiểu đường, lại tiểu ra máu, quả là "hai trong một" theo kiểu nói bông lơn ngày nay!  Ông ghét "lực" th́ lực cũng chẳng thương ǵ ông!  Đến nỗi chải đầu ông phải nhờ vợ, cất bước phải tựa vào con:

 

Chuyết thê ư chẩm sơ bồng phát,

Trĩ tử khiên y tạ khúc quăng.

- Bđd.

 

(Nghĩa: Vợ vụng tựa gối chải tóc bờm xờm - Con dại dắt áo nhàu nḥ chỗ tay co)

 

Để cho vợ con phải bận bịu chăm sóc ḿnh, nhất là vợ dại con thơ (bản thân ông chỉ mới ngoài ba mươi tuổi!)  có lẽ đó là điều làm ông khổ tâm không ít.  Sự cưng quư vợ con của ông biểu hiện rơ trong việc đặt tên cho họ.  Ông xưng hiệu là Nguyên Long (rồng đầu đàn) th́ ông "ban hiệu" cho vợ là Long Châu (ngọc rồng) c̣n con th́ ông mong cho chúng không bế tắc như ḿnh nên đặt tên Bá Phùng (gặp thời) Bá Thông (không nghẽn tắc), thế mà mới tí tuổi đầu (trĩ tử) các cậu bé đă phải bám khuỷu tay áo của bố để giữ cho bố khỏi xiêu bước!  Có lẽ ông "ốm" tâm hồn c̣n trầm trọng hơn ốm thân xác!

 

Bệnh tật tai ác đă giam chân ông trên gác vắng, khiến cho ông cảm thấy như bị nhân loại bỏ rơi, chịu bơ vơ trong vũ trụ, lơ lửng giữa lưng chừng trời:

 

Thành thị huyên ti địa,

Càn khôn lăo bệnh phu.

- Độc dạ.

 

(Nghĩa:  Đất thành thị ồn ào dưới thấp - Bệnh nhân già ở giữa cơi càn khôn - Một ḿnh trong đêm)

 

Người Pháp có một kinh nghiệm khôn ngoan về việc đối phó nghịch cảnh.  Ấy là, "nếu không có cái anh thích th́ hăy thích cái anh có".  Cao Bá Quát đă "tự thân vận động" để rút ra điều minh triết ấy.  Cái căn gác "lưng chừng trời" của ḿnh, ông đă... "sang trọng hóa" cho nó thành lầu phượng hoàng:

 

Sóc phong xuy đáo phượng hoàng lâu...

- Phạm kinh doăn nhục quư hải vật...

 

(Nghĩa:  Gió bấc thổi đến lầu phượng hoàng... Quan kinh doăn họ Phạm biếu món ăn biển)

 

Chúng ta có dịp gặp lại nét chân dung kiêu ngạo quen thuộc của Cao Bá Quát.  Khi khỏe mạnh, ông làm con rồng đầu đàn vẫy vùng bốn biển th́ khi bệnh hoạn, ông làm "con phượng hoàng ở chót vót đỉnh núi cao" núi đó là căn lầu lơ lửng giữa trời (càn) và đất (khôn)!  Vào những phút giây ấy, ông đau đáu nhớ cố hương miền Bắc do "sóc phong" từ phía ấy khêu gợi.  Điều ấy ông đă bộc bạch với các bạn:

 

 

Mộng nhiễu gia hương chỉ xích gian,

Phàn lung thê điểu vị tri hoàn.

- Để ngụ bệnh trung giản chư hữu.

 

(Nghĩa:  Chiêm bao níu quê nhà xích lại trong gang tấc - Chim ở trong lồng chưa biết (lúc nào) về - Viết ở nơi dưỡng bệnh gởi các bạn)

 

Trong một bài thơ gởi cho bạn thân của ḿnh là Nhữ Nguyên Lập (1787 - 1867) ta thấy họ Cao có câu:

 

Đa bệnh niên lai bán tí khô,

- Họa Nhữ Nguyên Lập ngũ thập tự thọ.

 

(Nghĩa:  Nhiều bệnh cả năm nay, cánh tay khô chỉ c̣n phân nửa - Họa thơ Tự thọ tuổi năm mươi của Nhữ Nguyên Lập)

 

Năm họ Nhữ 50 tuổi nhằm vào 1836 (theo cách tính bấy giờ).  Họ Cao sinh năm 1809 và gặp hồi đa bệnh ngót năm trời tức là ngay từ tuổi 27, Cao Bá Quát đă mất sức khỏe nghiêm trọng, rất có thể là hậu quả rất đáng xót xa của "Tóc chỏm giao du quan" mà ông từng thổ lộ trong bài B́nh sinh ngũ thập vận.

 

Về t́nh cảnh bệnh hoạn trầm kha của ḿnh, Cao Bá Quát có một nhận định ngộ nghĩnh:

 

Đa bệnh độc bàn hoàn...

-  Độc dạ.

 

(Nghĩa:  Bệnh nhiều cứ dây dưa một ḿnh - Một ḿnh trong đêm)

 

Bàn hoàn là từ khó t́m tiếng tương đương trong Việt ngữ, ngay đến Nguyễn Du cũng không t́m ra cách thay Nôm:

 

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn,

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

(Kiều 711 - 712)

 

Bàn hoàn có nghĩa là vấn vương không gỡ ra được.  Với Cao Bá Quát, bệnh hoạn có vẻ như cứ la cà măi không chịu bỏ đi và chính ông cũng không biết làm thế nào để gỡ bỏ nó được.  Nó là nỗi niềm canh cánh của riêng ông.  Có thể  nói là ông... "sống chung" với bệnh.  Và ông đă tâm sự với bạn:

 

Đa bệnh cụ thành lăn

- Di Đinh Biên tu.

 

(Nghĩa:  Nhiều bệnh sợ ḿnh hóa lười -  Gởi quan Biên tu họ Đinh)

 

Đă bệnh th́ phải tĩnh dưỡng tức ngưng hẳn mọi hoạt động.  Thế nhưng ốm lai rai cả năm trời th́ ngưng hoạt động đến bao lâu?  Rốt cuộc bệnh nhân sẽ quen với "tĩnh" hơn với "động" và trở thành "lười".  Cao Bá Quát khổ tâm v́ sự tĩnh dưỡng bất đắc dĩ ấy:

 

Nhất tuần sơ giản độc,

B́ bệnh độc hoài tâm.

- Khổ hàn.

 

(Nghĩa:  Cả tuần (tức mười ngày) thưa làm thơ, đọc sách - Uể oải v́ bệnh, ôm thẹn một ḿnh - Khổ v́ rét)

 

Tuy bệnh hoạn làm tàn tạ dung nhan nhưng họ Cao vẫn sẵn sàng tham gia các cuộc tập hợp thơ rượu với bạn bè và ông lư giải rằng làm như vậy là một cách... cải tạo dung nhan (!):

 

Dục bả suy nhan hoán túy nhan...

- Bệnh trung hữu nhân chiêu ẩm tịch thượng tác.

 

(Nghĩa:  Muốn đem dung nhan suy sụp đổi lấy dung nhan say - Làm ngay tại tiệc khi đang ốm có bạn mời uống rượu)

 

Lối bào chữa ấy nghe rất b́nh thường nhưng lại cũng rất... Cao Bá Quát!  Nếu ta cho vậy vô lư th́ cũng hơi quá lời đối với "thánh Quát".

 

Tiếp kỳ trước…

 

Điều đáng yêu ở Cao Bá Quát là ông rất ngại bệnh hoạn của ḿnh làm bạn bè phải bận tâm quá đáng.  Có không ít bệnh nhân vẫn thường cố t́nh "đ̣i hỏi" chăm sóc... chất lượng cao (!) tạo khó chịu cho người có bổn phận, dường như họ chỉ cốt "trả thù" đích đáng sự thiệt tḥi xảy ra cho sức khỏe của ḿnh.  Chẳng hạn Tú Xương:

 

Gọi ai, ai cũng cứ làm thinh

…………………………………

Hỏi vợ, vợ c̣n đi chạy gạo,

Gọi con, con măi đứng chơi đ́nh...

- Tú Xương: Ốm và đau mắt.

 

C̣n Cao Bá Quát th́:

 

Bằng quân kư ngữ cựu tương thức,

Thử khách sầu trung chỉ tự trào.

- Thù hữu nhân ủy vấn.

 

(Nghĩa:  Nhờ ông gởi lời cho những người bạn quen biết cũ - Rằng lăo ấy vẫn bông lơn với ḿnh trong cơn buồn - Đáp bạn thăm hỏi)

 

Như thế, chân dung tự họa bằng thơ của Cao Bá Quát chứa một gam màu rất nổi bật là đa bệnh.  Tuy ở đây chỉ đề cập hai bệnh lớn (tiểu đường và tiểu huyết) nhưng bấy nhiêu cũng đủ cho ông chiếm kỷ lục trong làng thi nhân Hán Nôm, nhất là những bệnh ấy đến với ông ở tuổi chưa đến ba mươi (chính thức là hăm bảy).  Điều may mắn cho nền văn học là nữ thần thơ ca Muses đă ra sức níu ông sống tiếp, không nỡ để ông phải mù và điếc như người đồng bệnh cùng thời với ông trong nền văn học Pháp, Jules Verne (1825 - 1905).

 

 

Về mặt thị hiếu, Cao Bá Quát là người rất nghiện chè xanh.  Nếu Lư Bạch dùng rượu để kích thích hồn thơ th́ Cao Bá Quát dùng... chè xanh.  Đây là sự thực có công chứng:

 

Thủ nhiếp nộn trà phanh.

- Khiển hứng.

 

(Nghĩa:  Tay ngắt chè non đun - Giục cơn hứng)

 

Đun ngay đọt chè sau khi ngắt về chứ không xử lư qua nhiều công đoạn để thành trà tức là nấu chè xanh.  Thức uống này được gọi là mính chứ không phải là trà, tuy cả hai cũng cùng lấy từ cây chè.

 

Với người sành điệu, để giữ hương vị chè xanh người ta phải tuân giữ cách đun đúng phép:

 

Hô nhi tương xuất lư tân mính,

Giải nhăn tiểu nguyệt ba ba hồng.

- Thù Phạm Ôn Phủ.

 

(Nghĩa:  Gọi trẻ đem chè mới ra nấu - Mắt cua nấu trăng gợn sáng đỏ lăn tăn - Đáp Phạm Ôn Phủ)

 

Theo Cao Bá Quát th́ muốn có ẩm liệu chuẩn, đọt chè phải: a/  Hái vào buổi chiều - b/  Nấu vào ban đêm, không đậy nắp vung.  c/  Giữ cho nước sôi nhẹ sủi bọt nhỏ như mắt cua gợn sóng lăn tăn (chứ không đun sôi sùng sục tỏa hết mùi chè).

 

Một điều cầu kỳ khác là không nên dùng ḷ đun quá nhỏ làm chè xanh nhạt hương vị:

 

Tiểu lô tiển mính đạm ư tăng

- Bệnh trung.

 

(Nghĩa:  Ḷ nhỏ đun chè nhạt hơn (chè của) nhà sư - Trong lúc ốm)

 

Nhờ lối so sánh này của họ Cao, ta được bổ sung vốn liếng tri thức là tu sĩ Phật giáo ở bậc cụ túc giới phải kiêng cả chè xanh nấu đậm!

 

Cũng theo Cao Bá Quát th́ món chè xanh lư tưởng cần được nấu ở chổ lư tưởng của nó là... trên thuyền (nơi không khí tinh khiết hơn!):

 

Nguyệt chính phàm âm chuyển,

Tiêu thanh mính hỏa hồng.

- Thị dạ khấu sử thừa nguyệt đồng liệt đài mính ẩm.

 

(Nghĩa:  Trăng sáng nền trời, buồm cuộn lại - Đêm thanh đun chè xanh đỏ lửa -  Đêm ấy buộc thuyền hóng trăng cùng các quan uống chè xanh.)

 

Đêm thanh trăng sáng, thiên nhiên bao la, thường là dịp các đại gia Đường Tống ở Trung Quốc thưởng cảnh bằng rượu th́ phái đoàn sứ giả đi Hạ Châu ngày ấy lại thưởng thức chè xanh!  Điều này làm lộ rơ chân dung một Cao Bá Quát có những nét khác thường về thị hiếu.  Chính những chi tiết có vẻ vụn vặt ấy lại là những nét đậm củng cố chân dung họ Cao.

 

Điều đặc biệt thứ ba ở chân dung Cao Bá Quát, đó là tŕnh độ hội họa của nhà thơ.

 

Trong bài thơ Đề Đức Khê Tửu cư, thứ Nguyễn Tuần Phủ tiến sĩ vận (Họa vần bài Đề chốn ở ẩn ngài Đức Khê của tiến sĩ Nguyễn Tuần Phủ) họ Cao có câu:

 

Ngă dục huề Ma Cật,

Quân khan họa bất như.

 

(Nghĩa:  Ta muốn dang tay cùng Ma Cật - Ông thấy vẽ chưa bằng)

 

Ma Cật là biệt hiệu của Vương Duy (699 - 759) đỗ Trạng nguyên, là thi sĩ kiêm họa sĩ.  Tiến sĩ Nguyễn Tuần Phủ có vẻ ngầm thừa nhận khả năng đỗ Trạng nguyên cùng tài thơ bay bổng của Cao Bá Quát nhưng lại... chê tài hội họa của họ Cao không bằng nổi Vương Duy.

 

Với thi ca ở đời Đường; Vương Duy chỉ sàn sàn trong tốp vài chục thi nhân thuộc loại hai chứ không sánh ngang được Lư Bạch, Đỗ Phủ nhưng với hội họa th́ Vương Duy vượt hẳn lên cao, được suy tôn là thủ lĩnh của trường phái sơn thủy miền Nam, như vậy tài vẽ của Vương Duy đă lấn át tài thơ của Vương.  Vậy Cao Bá Quát muốn xếp đồng hạng mọi mặt với Vương Ma Cật là điều hoang tưởng, Nguyễn Tuần Phủ không nhất trí.

 

Tuy nhiêu, Nguyễn Tuần Phủ dùng hai "chữ" "Bất như" chứ không nói "bất năng".  Vậy Cao Bá Quát vẫn có tài hội họa, và dấu vết của tài ấy ta có thể t́m được trong bài thơ Tự đề Liễu yến trướng tử ca (Bài ca Tự đề bức trướng cây liễu và chim én)

 

Tự đề có nghĩa là lời họa sĩ viết về tác phẩm hội họa của ḿnh (c̣n nếu viết lên tranh của người khác th́ gọi là phẩm đề).  Bài thơ Tự đề này dài đến 24 câu thất ngôn, trong đó có hai chữ NGĂ và một chữ NGÔ (cùng có nghĩa TA) khẳng định đây là thơ Cao Bá Quát, ngoài ra bài thơ cũng nhắc đến "họa sĩ điên" Đông Châu.

 

Tên gọi Đông Châu ám chỉ Cao Bá Quát rất rơ v́ tỉnh Bắc Ninh quê ông thuộc thành Đông kinh, cũng gọi là Đông đô vào thời Trần.

 

Trong bài Tự đề nọ có câu:

 

Đông Châu họa điên tri ngă tâm...

 

(Nghĩa:  Ông Đông Châu - người điên trong hội họa - biết rơ ḷng ta).

 

Điều ngụ ư trong câu này là con người hội họa trong ông đă thực hiện bức trướng Liễu yến nọ đă ḥa hợp với con người thi sĩ trong ông.  Nói cách khác là "thi t́nh" và "họa ư" đă ngẫu nhiên gặp nhau trong giây phút xuất thần của cảm hứng, theo tâm lư học th́ đây là cuộc ḥa hợp thơ - họa trong một hiện tượng "nhị trùng bản ngă" (cũng gọi là thái-nhân-cách) c̣n theo y học th́ đây là biểu hiện của chứng tâm-thần-phân-lập (cũng gọi là tâm-thân-phân-liệt).

 

Trong lĩnh vực vơ thuật, khi vơ gia vận công đến đỉnh cao, sẽ xảy ra t́nh trạng rối loạn kinh mạch để đưa đến hiện tượng "tẩu hỏa nhập ma" th́ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khi tác giả vận dụng trí tuệ đến đỉnh cao cũng xảy ra loại tai nạn tương tự, gọi tắt là Điên.  Trong quá khứ, hiện tượng Điên như thế đă xảy cho Kim Thánh Thán (1596 - 1648), cho Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), cho Van Gogh (1853 - 1890), cho Rimbaud (1854 -1891), cho Gauguin (1848 - 1903) v.v.. và v.v..

 

Vậy con người hội họa ở Cao Bá Quát "bất như" Vương Ma Cật theo nhận định của Nguyễn Tuần Phủ.  Nói như thế có nghĩa là Cao Bá Quát có trổ tài hội họa.  V́ vậy chúng ta cần đi sâu một chút vào bức tranh Liễu Yến.  Ở đó có cây Phù Tang kỳ quái, có mặt trời đỏ lừ (xích nhật chứ không phải hồng nhật) có chim đại bàng, có chân nhân cung Thượng thanh (hăy liên tưởng bài thơ Thượng thanh khí của Hàn Mặc Tử!) và đặc biệt về sự có mặt của con thủy quái Vơng tượng!  Chừng ấy chi tiết đă làm cho cả bức tranh lẫn bài thơ Tự đề đều mang dấu ấn của trường phái "siêu thực" lẫn "ấn tượng" tức là tính nghệ thuật đă vượt đến bậc cao!

 

Như vậy, về lĩnh vực hội họa, Cao Bá Quát đáng coi là một thành viên có cá tính độc đáo (dù ở đây chỉ xét qua một bức trướng Liễu yến).  Ông hoàn toàn thoát ly phong cách cổ điển của hội họa Trung Quốc, mà có vẻ tự t́m lối đi độc lập cho ḿnh.  Lối đi ấy của ông phảng phất lối đi của các trường phái siêu thực, ấn tượng của hội họa phương Tây.

 

Với những xích nhật, phù tang, đại bàng, vơng tượng, v.v..  Ở bức trướng Liễu yến, hai chữ bất như không c̣n nghĩa là không bằng mà cần hiểu là không giống với.  Phải hiểu như thế mới nói lên được phong cách hội họa của Cao Bá Quát, mặc dù tiến sĩ Nguyễn Tuần Phủ không hề nghĩ như thế.

 


Thái Trọng Lai 
太重来 <photo>

Tháng 12, 2006, Việt Nam

 

 

* Chú thích:

 

 

(1) Thơ "Tự trào" của Tam nguyên Yên Đổ

(2) Thơ "Ông phỗng sành" của Tú Xương

(3) Phú "Thầy đồ dạy học" của Tú Xương

 

 

Bài "Đắc bổ hàn lâm..." này có mối liên quan hữu cơ với một nhân vật lịch sử khác đạt danh vọng lớn hơn họ Cao rồi cuối cùng cũng nhận cái chết tức tửi như họ Cao.  Nhân vật ấy là Ông Ích Khiêm (1829 - 1884).

 

Nguyên Cao Bá Quát giao du khá thân thiết với Ông Đăng Ngạn, chú ruột đồng thời là thầy dạy học của Ông Ích Khiêm (Cao từng có bài thơ Đề Ông thị sơn cư, kể cuộc đến chơi nhà ông Ngạn).  Ông Ích Khiêm biết đến Cao Bá Quát từ dạo đó.

 

Hai câu cuối bài thơ "Đắc bổ Hàn lâm..." viết:

 

Lương tiêu thu nguyệt hảo,

Đăi lậu viện trung hành.

 

(Đêm tốt lành, trăng thu đẹp - Làm trong Viện Đài lậu)

 

Mấy năm sau Ông Ích Khiêm thi đỗ (1847) vào chờ bái mạng (lạy tạ vua) ở đúng Viện Đăi lậu ấy (và có lẽ bài thơ nọ cũng về lại trong trí nhớ ḿnh) thành thử khi vua Thiệu Trị ra đề thơ Thiếu niên đăng khoa, Ông Ích Khiêm có ngay hai câu được sử quan đánh giá cao để đưa vào bộ Liệt truyện.  Đó là:

 

Đắc lộ đa anh tuấn,

Hà tài đáp thánh minh?

 

(Gặp vận hội có nhiều anh tuấn - (Biết lấy) tài ǵ để báo đáp đấng thánh minh?)

 

Phải thừa nhận rằng Ông Ích Khiêm đă vận dụng tứ thơ của Cao Bá Quát một cách nhuần nhuyễn, tạo nên một trường hợp " tập cổ" thật đắt!

 



 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở, h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2005, 2006 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer