ÂN  HẬN  MUỘN  MÀNG

 

Năm ngoái, khi Trần Gia Mỹ gọi điện thăm hỏi, tôi buột miệng kể:

- Chẳng hiểu tại sao, cứ hễ mỗi lần nhớ Khải Minh, thầy lại nghĩ đến cô H. H.

 - Sao vậy thầy?

Ba tiếng ấy viết lên giấy trông hiền lành vô tội, nhưng ai tinh ư nhận rơ chất giọng, độ nhấn, v.v...  sẽ dễ dàng đoán ra Mỹ đă nghi ngờ, suy đoán linh tinh khá bất lợi cho tôi.   Tôi đáp:

- Sao vậy hả?  Th́ thầy đă “chẳng hiểu tại sao” đấy thôi.


Mỹ đành bỏ dở cuộc “hỏi cung”, chuyển sang “kênh” khác.

Thật ra, bảo rằng tôi buộc miệng nói bừa th́ chẳng đúng tí nào.  Nhưng suy diễn linh tinh th́ lại sai quá xá.

Mấy lời tưởng như buột miệng của tôi, thật ra có căn nguyên hẳn hoi như sau:

Một buổi sáng nọ - khoảng năm 1969 th́ phải - sau tiếng chuông báo hết giờ, tôi rảo bước về pḥng giáo viên, chợt có một luồng gió mạnh ùa theo.  Bàn làm việc của cô H. H. đặt kề lối vào nên bao nhiêu giấy má bay tán loạn.  Cô đang cuống quít nhặt nhạnh đặt lại chỗ rồi lấy sách đè lên.

Nhận ra trong pḥng chỉ mới có hai người chúng tôi.  Tôi bạo miệng nói đùa:

- Nhớ đè luôn...  cả cô giáo nữa, kẻo gió bay mất!

Lập tức, H. H. rân rấn nước mắt, giọng tức tối:

- Không được phép nói giỡn dzậy đâu!

Sao cô ta phản ứng mạnh thế nhỉ?  Quả thật khó lường nổi.  Tôi luống cuống:

- Thôi, cho xin lỗi!

Đáng lẽ tôi phải nán lại xem lời xin lỗi của ḿnh được chấp nhận hay bị ném trả lại, nhưng tôi đang vội “phi” đến trường khác cho kịp giờ,  không nán lại cũng chẳng sao.

Hơn ba chục năm sau, nhân dịch thuê một cuốn sách viết về Tâm lư nữ giới của một giáo sư Nhật - qua bản Trung văn của Ngô Mẫn Thông - Tôi mới biết tội của tôi.  Cơn lốc mini nọ bất quá chỉ làm tổn hại vật chất gần bằng không, c̣n câu nói đùa của tôi mới là gây tổn thương tâm hồn cho cô H. H. không sao tính xiết được.

Theo sách nọ th́ nữ giới quan tâm tối đa về bản thân.  V́ vậy, bất cứ cái ǵ "soi” được bản thân là họ không hề bỏ qua: một cánh cửa kính, một mặt bàn i-nốc, một tủ bày hàng hóa v.v...  đều bị họ tranh thủ nh́n xem dung nhan ḿnh...  xanh sạch đẹp ra sao.  Sách nọ cũng lưu ư rằng tâm lư ấy chỉ ứng nghiệm với nữ giới nguyên chất, đầy đủ nữ tính, chứ không ăn thua ǵ với kiểu nữ giới...  có râu mép, nốc rượu như hủ ch́m, xả khói thuốc lá như ống pô xe hơi và giải quyết xích mích bằng đấm đá.

Tâm lư ấy làm nữ giới dễ bị sa bẫy phỉnh nịnh.  Ai khen họ - dù nhảm nhí đến mấy - cũng được họ xếp hạng người tốt đáng gần, c̣n ai chê họ - dù chỉ đùa vui - đều bị họ cho là kẻ xấu đáng tránh.  Vậy trước một kẻ xấu...  bự con, cô H. H. chỉ đành biết uất ức căm oán.

Thế mà lúc bấy giờ tôi lại bỏ đi, lại chỉ xin lỗi lấy có. Chính vị giáo sư tiến sĩ khoa Tâm lư học xă hội Đảo Điền Nhất Nam ấy đă giúp tôi nhận tội tuy trễ mất 36 năm (1969 - 2005).  Cũng c̣n may là tôi “sống giỏi” nên kịp ân hận, chứ “sống dở” kiểu danh nhân như Vương Bột ở Trung Quốc (25 tuổi) hay Alexandre đại đế ở Macedonia (28 tuổi) th́ dù văn chương tài t́nh cũng không kịp viết nổi lời xin lỗi hay chinh phục xuất sắc (chiếm 2 triệu km2 lănh thổ) cũng không kịp...  chiếm thiện cảm của...  người ta!

Vậy th́:  Thưa cô H. H.,  tôi nghiêm túc xin lỗi cô ạ!

Ngô Văn Lại

Tháng 5, 2005