MỸ QUỐC DU KƯ    ĐẾN MỸ  (KỲ 2)

 

 

San Francisco Bay Bridge - Photography by Newton S.  Han  韩曙定

 

 

请阅读王永协作品 *  Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Vương vĩnh Hiệp.  

 

 

 

Tôi dự định đi từ ngày 15/12/2005 đến ngày 05/01/2006 là về lại Việt Nam, v́ ngày 15/12 là ngày cuối cùng Việt Nam Airlines khuyến măi.  Số tiền giảm giá khá đáng kể, 100USD một vé, nên tôi phải đi trễ nhất là ngày 15/12, và tính toán spending Christmas và New Year ở nơi nào.  Điều đau đầu nhất là lịch thi các môn Cao Học ở Đại Học Thuỷ Sản đến 22/12/2005 mới kết thúc, và tôi phải về lại VN trước ngày 10/01/2006 để điều hành giải quyết công việc ở công ty… Cuối cùng tôi thoả thuận được với nhà trường là tôi thi chung với khoá trước, và tất cả các môn thi xong là vào ngày 13/12/2005. 

 

Sau khi lấy vé xong tôi sắp xếp tất cả công việc ở công ty, liên lạc với người thân và các bạn về kế hoạch ngày nào tôi ghé đến từng thành phố nào.  Mục đích chuyến đi này của tôi gồm ba mục đích chính:  Thăm người thân, bạn học; các anh chị và Thầy Cô trường Khải Minh ( ngày 13/12/2005 Cô Hàn Hồng và chồng Cô về Việt Nam có ghé nhà tôi chơi ) và cuối cùng là đi thăm các danh lam thắng cảnh của nước Mỹ trước đây mà tôi đă biết qua sách vở báo chí và đă từng mơ ước được nh́n tận mắt ( một giấc mơ tưởng không bao giờ thành hiện thực ). 

 

Sáng ngày 15/12/2005 tôi cùng với Ngọc Mỹ từ sân bay Cam Ranh bay đi Sài G̣n.  Cả buổi sáng tranh thủ làm việc ở Sài G̣n và lúc 3 giờ chiều cùng ngày tôi có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục.  Chuyến bay bị trễ gần một tiếng đồng hồ.   Cuối cùng lúc 5h 45 chiều ngày 15/12/2005 chuyến bay VN994 mới cất cánh rời phi trường Tân Sơn Nhất.   9h 45 tối giờ Đài Loan máy bay ghé xuống Đài Bắc và chờ chuyển tiếp đi San Francisco.  Chờ đến lúc 0h 25 tôi làm thủ tục chuyển qua máy bay của China Airlines và bay tiếp. 

 

6h 15 tối ngày 15/12/2005 ( giờ địa phương ) máy bay đáp xuống  sân bay SFO.   Quầy làm thủ tục rất đông người, điều gây ấn tượng cho tôi là thái độ của các viên chức cửa khẩu:  Rất hoà nhă, nhiệt t́nh và thân thiện.  Họ luôn miệng” welcome”, “thank you” và cười tươi với du khách nhập cảnh.  Một h́nh ảnh lập tức tạo thiện cảm trong người tôi đối với nước Mỹ.  Nghĩ lại thái độ mấy anh làm thủ tục của cửa khẩu ở Việt Nam mà ḷng tôi buồn rầu và bất măn. 

 

Người làm thủ tục nhập cảnh cho tôi lại là một ngưởi Mỹ gốc Hoa, tôi nh́n thấy tên anh ta đeo ở ngực, anh ta cùng họ với tôi ( Wang ).  Chẳng hiểu máy tính trục trặc thế nào tôi phải đợi đến 7h 45 mới xong thủ tục và đi ra nhận hành lư.  Đón tôi ở ngoài sân bay có Mợ tôi và Hồng Phát ( con trai thứ của Mợ tôi ).  Trên đường từ sân bay về nhà Mợ tôi, chúng tôi ghé vô ăn ḿ ở một nhà hàng Triều Châu.  Về đến nhà Mợ tôi th́ nghe Tuyết Phương ( con gái trưởng của Mợ tôi ) báo lại là có anh Tạ Quốc Hưng (khaiminh. net web master) và Phan Ái Liên ( bạn học tôi ) gọi điện thoại đến t́m tôi.  Sau khi soạn đồ đạc xong tôi gọi điện thoại một mạch cho tất cả mọi người:  Anh Tạ Quốc Hưng, anh Hàn Quốc Trung ( khaiminh.org web master ), Phan Ái Liên, Phan Thuư Ưng, Tôn Tuyết Phương, Nguỵ Chí Phát, Tô Kỳ Xương, Lâm Du Thành ( các bạn học thời Khải Minh )…Mọi người đều rất vui mừng khi biết tôi sang Mỹ.  Bản thân tôi cũng rất nóng ruột và nôn nao muốn sớm gặp lại mọi người.  Có người đă hơn 30 năm nay không gặp. 

 

Đêm đó – đêm đầu tiên ở đất Mỹ – tôi trằn trọc hồi lâu không ngủ được.  Phần v́ chênh lệch múi giờ, phần v́ tôi vẫn không nghĩ là ḿnh lại có thể đến Mỹ.   Mấy năm nay tôi chỉ đi quanh quẩn mười mấy quốc gia ở Châu Á.  Tôi không bao giờ nghĩ lại đi Mỹ cho đến tháng 10/2005.  Đó như một giấc mơ, một giấc mơ đă thành sự thật, và tôi ch́m trong giấc ngủ, ch́m trong giấc mơ từ lúc nào không hay…

 

( Xin mời đón đọc kỳ 3 trong những ngày sắp tới… )

 

 

Vương Vĩnh Hiệp  王永協  <photo>

Nha Trang, Việt Nam, 7/2006

 

 

CẢM TÁC

 

San Francisco tiếp đón đầy t́nh thân,

Luôn miệng chào mừng khách ghé thăm.

Giấc ngủ trái giờ khó mộng mị,

Ước mơ hóa thật dạ vui thầm…

 

 

Lương Thuận Mậu 梁順茂

North California, U. S. A. , 07/2006

 

 

 

 

H́nh chụp trước nhà Bà Mợ ở Hayward, California  trong ngày đầu tiên đến Mỹ.  Vương Vĩnh Hiệp

 

 

 

*