MẤY ĐIỀU BÍ HIỂM CHUNG QUANH

 

HAI BÀI THƠ BÍ HIỂM THỜI THIỆU TRỊ

 

 

 

 

 

Viết bài này tôi chỉ nhằm mục đích thật đơn giản là nhắc đến một sự thật bị chôn vùi tính đến nay vừa tṛn 45 năm.

Tôi hoàn toàn không có ư chỉ trích, phê phán bất cứ cá nhân liên quan nào v́ kẻ đáng bị chỉ trích (lẫn người làm chứng cho sự thật nữa!) đều đă lần lượt qua đời trong thế kỷ trước, vả lại ngay khi họ hành động sai trái, tôi cũng đă cố t́nh dửng dưng thanh thản (nhằm mục đích dưỡng sinh) huống chi là ngày nay, thời hiệu có lẽ không c̣n.

Nhân loại hiện đă phải kư kết đến công ước quốc tế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thế nhưng h́nh như "kẻ gian" bao giờ cũng vẫn dễ sống hơn "người ngay" v́ kẻ gian thường thông thạo việc dựa dẫm, cầu cạnh, tranh thủ thế lực (nhờ vậy được bao che nâng đỡ) c̣n người ngay thường khờ khạo, chủ quan, lại ngại mất th́ giờ vô bổ và cứ tưởng sự ngay thẳng thừa sức đè bẹp sự thủ đoạn.

 

TG

 

 

 

 

 


Một buổi chiều cuối năm 1961, tôi tạt vào một tiệm sách ở Huế, t́nh cờ giở xem Việt Nam Khảo cổ tập san (số 2 th́ phải) bắt gặp một thông báo lạ, nội dung mời gọi các bậc "cao minh túc kiến" giải mă hai bài thơ bí hiểm ở điện Long An của cố đô Huế.

Nhan đề một bài thơ là "Vũ Trung Sơn Thủy" (Non nước trong mưa) c̣n bài kia là "Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm" (Ngâm tràn nhân đêm vui họp bạn văn ở Phước Viên).

Cả hai bài đều được khảm xà cừ trên nền gỗ quư, cách tŕnh bày hệt nhau (xem h́nh cuối bài). Bên dưới mỗi nhan đề đều có ghi chú "Dụng hồi văn thể kiêm liên hoàn, b́nh trắc tứ vận, độc thành thất ngôn ngũ ngôn lục thập tứ chương" (Dùng thể hồi văn kiêm liên hoàn, bốn vần bằng trắc, đọc thành 64 bài thất ngôn, ngũ ngôn).

Việc đầu tiên của tôi là đem nội dung thông báo ấy của tập san ḍ hỏi các vị khoa bảng ở Huế. Phần lớn các vị ấy quy tụ ở Ban phiên dịch Sử liệu đặt cạnh Viện Đại Học Huế mà tôi là hậu bối duy nhất của Ban nọ, lúc nào rỗi th́ đến làm việc cùng các cụ trong khuôn viên trường Đại Học Luật Khoa. (Công việc phải làm là tóm tắt mỗi châu bản dài hàng ngàn chữ thành xấp xỉ trăm chữ rồi dịch ra quốc ngữ phần tóm tắt ấy. Hơn bốn mươi năm sau có dịp đọc lại ở thư viện tôi mới nhận ra quy định ấy chỉ khống chế một ḿnh tôi.

Câu hỏi tôi nêu ra là:

a/ Cụ có nhận được thư yêu cầu của Viện Khảo Cổ không?

b/ Cụ đă thử đọc được mấy bài rồi?

Tôi cũng mở rộng "cuộc điều tra" của ḿnh đến các cụ không làm trong Ban phiên dịch như Hà Ngại, Ngô Đ́nh Nhuận, Hồ Đắc Định, vv...

Các cụ đều thừa nhận có thư yêu cầu, c̣n về số bài đọc th́ người đọc được nhiều nhất (8 bài) lại đúng là người có học vị cao nhất - cụ Tiến Sĩ Nguyễn Huy Nhu (điều thú vị là có cả một nhà nghiên cứu người Pháp là Daudin nghe nói đă đọc được 12 bài, nghĩa là chưa đủ số để công bố).

Cụ Nghè Nhu bảo tôi:

- Chỉ 56 chữ mà đọc ra thành 64 bài là chuyện quá hoang đường, chả làm ǵ có. Ngay như bài Chức Cẩm hồi văn của Tô Huệ, tương truyền là theo cách "triển cơ đồ" đọc được 200 trăm bài, nhưng chỉ thấy nói thế chứ nào đă có ai đọc bao giờ đâu? Rơ là chuyện viển vông...

Tôi thắc mắc:

- Thưa cụ, "quân vương vô hí ngôn" kia mà! không đọc được như thế th́ người ta ghi như thế để làm ǵ? Có ai bắt buộc phải ghi chú như vậy đâu?

Cụ Nhu chậc lưỡi:

- Dào! Ở đời người ta thiếu ǵ tṛ vặt!

Xích lô đưa cụ Nhu đi cả chục phút rồi mà tôi vẫn c̣n đứng chôn chân ở mái hiên Văn Khoa. Lẽ nào một vấn đề "nóng" đến thế, gợi sự quan tâm rộng cả nước như vậy mà cụ phủ nhận nghe thật nhẹ tênh! H́nh như đấy cũng là một cách biểu hiện tinh thần "Lăo giả an chí" chăng? Tôi chẳng thể nhất trí với cụ dễ dàng được. Nhất định phải có đầu mối của cách đọc lẩn quất đâu đó. Người sáng tác đă cố "g̣" bài thơ như thế mới là việc khó, lẽ nào phăng ra cách đọc lại khó hơn được sao?

Tôi quyết định vào cuộc.

Ngồi một ḿnh trên căn gác vắng khi đêm đă quá khuya, chung quanh im ắng đến cả tiếng rao quà rong cũng không c̣n vang vọng, thật là hoàn cảnh lư tưởng cho việc tập trung trí tuệ. Tôi ngồi như tượng gỗ, chong mắt vào cái ṿng tṛn ma quái của bài thơ Vũ Trung Sơn Thủy. Tôi mang máng cảm thấy như đă gần sờ được ch́a khóa giải mă cách đọc. Ḍ dẫm một lúc lâu, tôi đă thử gom đủ được 64 bài. "Ơrêka!" Người tôi như dại hẳn đi một lúc lâu rồi mới từ từ tỉnh dần. Xem đồng hồ th́ đă hơn hai giờ sáng. Tính ra, tôi đă ngồi bất động gần bốn tiếng đồng hồ.

Tôi vứt bút, nhoái người ra bộ ván, lăn qua lăn lại quẫy đạp rầm rầm, hết nằm ngữa lại nằm sấp, người cứ như tức thở, rên hừ hự, vùng vẫy quằn quại dở khỏe dở ốm. Tôi chỉ biết nỗi mừng tràn trề chất lượng của ḿnh, chẳng hề quan tâm đến thời gian lẫn không gian.

Nghe trên gác có tiếng động không b́nh thường, ông chủ nhà - một chức sắc lớn của cảnh sát địa phương - bật dậy lao lên gác, lay hoay một lát đă khóa chặt cả chân tay tôi. Măi đến lúc ấy tôi mới ư thức được sự tai hại của cơn vui mừng quá lố của ḿnh! Té ra tôi đă phá giấc ngủ đúng vào cái lúc say sưa nhất của cả xóm hẻm ấy.

Đèn bật lên sáng choang. Phía đầu cầu thang, người cùng hẻm đứng lố nhố, có cả hai vợ chồng ông Phó Giám Đốc Nha Cảnh Sát miền Trung. Quả thật tôi đă làm một vố tày trời, có lẽ là lần đầu người ta mới thấy xảy ra một vụ như vậy trong xóm nhỏ nầy. Phải hóa giải thế nào đây? Nổi cơn khùng bất tử thế nầy, không khéo tôi làm bay tong chén cơm gia sư của ḿnh mất thôi!

Làm thế nào bây giờ? Mà sao tôi lại đổ đốn theo cái kiểu quái quỷ ấy được nhỉ? Lâu nay tôi vốn có cái mẽ điềm đạm đáng tin cậy đầy vẻ gia sư kia mà! Tôi đâm ra oán cái cơn nổi hứng bộc phát ấy. Rồi tôi oán luôn cả đầu óc ḿnh bỗng dưng như tê liệt, rối rắm đến độ không kiểm soát nổi tứ chi. Th́ ra tôi đă vét óc cho vụ t́m cách đọc nọ, giờ th́ toàn bộ tế bào thần kinh đă mất hết công dụng, đáng phải... vào pḥng cấp cứu tất tật!

Cái kiểu mặt mày thuỗn ra v́ đầu óc lao động quá sức của tôi, té ra lại tạo được ấn tượng tốt. Người ta có vẻ nghi ngờ tôi bị ma ám. Đúng là tôi đă có "phao" rồi!

Tôi nh́n sững từng gương mặt quen thuộc trong xóm như phải cố gắng lắm để nhận ra họ thật chật vật. Lối diễn xuất vai ngớ ngẩn này ngẫu nhiên giúp tôi đạt một thành tựu phải coi là rất khả quan: trong đám người hiếu kỳ lố nhố có một cô công nhân của xưởng mè xửng trên phố nhan sắc mộc mạc trông rất bắt mắt, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp trong con hẻm tấp nập nầy, nhưng đôi bên chỉ đủ th́ giờ nh́n lướt nhau chẳng đâu vào đâu th́ nhờ vụ nầy tôi nh́n nàng thật tham lam đến no mắt và cô ta cũng vậy. (Ai ngờ, việc tận dụng cơ hội của tôi lại phản tác dụng thê thảm! Sau vụ đó, cứ mỗi lần chạm mặt tôi, cô ta lại cụp mắt bước nhanh, nơm nớp sợ "con ma" nắp trong tôi đột nhiên nẩy sinh cử chỉ không lường được!). Trong dịp này, tôi đạt luôn một kết quả "khám phá thứ cấp", ấy là tôi nghiệm ra rằng, sự ṭ ṃ, hiếu kỳ rơ ràng là có tỷ lệ thuận với nhan sắc, tức con gái càng đẹp th́ càng ṭ ṃ nhiều hơn!

Thế rồi tôi bắt đầu kể với ông chủ nhà:

- Em đang mơ màng th́ thấy một đàn đom đóm bay nhanh như xông vào pḥng. Em nhỏm dậy định coi chúng bay đi đâu th́ cả chục cánh tay đè mạnh lên người. Em vùng vẫy một hồi mới nhận ra toán người ấy mặc toàn đồ đỏ, hằm hằm không nói năng ǵ cả, người nào người nấy mặt trắng như bột, râu ria rậm ŕ. (Khi kể chi tiết ấy, tôi dựa theo mấy bức tượng trấn ở cổng chùa Linh Mụ tức là cũng có dựa tí chút sự thật chứ không phải bịa hẳn cả 100%!)

Người nào người nấy lần lượt tản ra lăng xăng lo phần việc ḿnh. Cô tớ gái được lệnh pha cho tôi một tách trà nóng để uống cho tỉnh. Bà cụ mẹ ông chủ nhà thắp hương tối đa cho các bàn thờ rồi tụng một hồi kinh. Ngôi chùa bên cạnh nhà cũng vang lên tiếng chuông mơ, nghe rền hơn, tư thế hơn.

 

Tiếp (1)

Bấy giờ đă gần ba giờ sáng. Kinh nghiệm dân gian đă đúc kết "nhất chạng vạng, nh́ rạng đông" đấy là những giờ khai mạc và bế mạc của... người cơi âm. Chuyện "chữa cháy" của tôi thế là có sức thuyết phục đáng kể. Đom đóm bay vào nhà th́ đâu phải là chuyện chưa ai thấy? C̣n những người mặc áo đỏ th́ chưa kể tỉ mỉ, chi li người ta đă vội vàng hiểu ngay đấy là những oan hồn xiêu giạt từ hồi thất thủ kinh thành năm 1885, người dân Huế có ai mà chẳng từng nghe nhắc đến cả mấy lần?

Các bà các cô th́ thảo với nhau về sự lộng hành thái quá của các oan hồn nọ, dám gây sự... với dân lành (như tôi) ngay bên nách nhà chùa, chẳng kiêng nể đến cả Phật tổ Như Lai!

Đám đông giải tán từ lâu nhưng tôi vẫn thao thức chưa t́m được giấc nào. Vui mừng té ra cũng có mặt trái chẳng hay ho cho lắm, thậm chí c̣n có thể xảy ra chuyện mất mạng như chơi. Tương truyền ông tướng ba búa (vũ khí ông ta rất nặng, nện đủ ba búa mà tướng địch đỡ ngon lành là ông biết gặp phải thứ dữ, quay ngựa "thượng sách" ngay!) là Tŕnh Giảo Kim ngày xưa, khi nghe tin cháu nội ḿnh cũng đă có cháu nội, ông mừng quá, cười dài một tràng rồi ngỏm luôn. Thật hú vía cho tôi! Lúc năy tôi tuy mừng quá đỗi nhưng chẳng hề nhe răng cười tiếng nào nên chưa hề hấn ǵ!

Có tiếng ông chủ nhà vọng lên dặn tôi đừng tắt đèn. Tôi chỉ mong được thế, bèn lồm cồm ngồi lại bàn chép một hơi 64 bài xong, phiên âm rồi gởi Viện Khảo Cổ.

Năm ấy, ông Trương Bửu Lâm, Viện Trưởng Viện Khảo Cổ bận công du, người gởi thư cảm ơn tôi là ông Quyền Viện Trưởng Nghiêm Thẩm. Cả đời tôi chỉ có mỗi một lần ấy là nhận được lá thư quư hiếm: giấy lụa sờ lên cảm thấy như mát lạnh cả tay, nội dung được gơ trực tiếp bằng máy chữ Triump cực kỳ sắc sảo, đă thế c̣n đóng dấu bằng son tàu (xin nhấn mạnh chi tiết này!) Với tôi, được thấy một bức thư trang trọng như vậy của người khác cũng đă là điều hạnh phúc trên đời, huống chi đấy là bức thư trực tiếp gởi tôi với lời lẽ nồng nhiệt ca ngợi.. "tinh thần phụng sự văn hóa" (nguyên văn) của tôi nữa!

Cái vui sướng lần này sờ được, ngắm được, thế mà tôi chẳng động tay động chân ǵ được, cứ nghe căng ứ cả người, ăn ngủ cũng khó khăn hẳn đi. Nếu không có cách phát tiết theo kiểu xả van an toàn cho cái vui sùng sục này, ḷng tôi dám xảy ra tai nạn nổ tung như nồi súp de bị nén quá lâu! Kiểu "xả van an toàn" xem ra cũng dễ làm: kể kết quả nọ cho các bạn bè. Tuy nhiên, tôi chỉ "giải" cách đọc của ḿnh c̣n chuyện thư cảm ơn th́ tôi giấu biệt, vừa sợ gây ầm ỹ, ghen tị, vừa sợ các bạn tranh nhau xem, gây nhàu nát giảm giá trị "vật báu" đi. Không dè đấy lại chính là quyết định sai lầm lớn nhất đời tôi!

Ngay vài ngày sau, trong giờ Hán Văn, cụ Nguyễn Huy Nhu vừa bước lên bục giảng đă quay lại toàn thể sinh viên, hỏi:

- Anh Phạm... hôm nay có đi học không nhỉ?

Không thấy ai trả lời, cụ hiểu là "đương sự" vắng mặt nên tiếp thêm:

- Nghe nói anh ta đă đọc ra được các bài thơ bí hiểm...

Tôi cảm thấy ḿnh lạnh toát đến tận chân tóc! Chỉ mới vài ba ngày nay thôi mà tin đồn đă đến tai cụ rồi ư? Quả là siêu tốc! Cụ bảo "nghe nói" tức là anh ta chưa có dịp gặp cụ trực tiếp. Vậy có lẽ anh ta "cầu chứng" một cách không trong sáng vào dịp cụ vắng nhà, và tin đồn đă ph́nh to hơn. Chết thật! Thế là từ địa vị kẻ khám phá, bỗng nhiên tôi biến thành kẻ "cóp pi" anh ta mất rồi! Sao tôi lại nhẹ dạ đến thế được nhỉ? C̣n anh ta sao dám mạnh mồm đến thế chứ? Tôi khoe với cả ba người cùng lúc, anh ta phao tin như vậy mà không ngượng với hai người cùng nghe hôm ấy được sao? Có thể anh không lường việc cụ Nhu công khai hỏi toạc giữa lớp như thế nầy chăng?

Thật ra, vào lúc thường tôi vẫn ít nhiều đề pḥng anh ta v́ đôi lúc anh ta để lộ cá tính chẳng mấy đàng hoàng, thế nhưng cái hôm... giải tỏa sức nén của niềm vui, tôi lại lú lẩn đến quên khuấy sự cảnh giác cần thiết ấy! Tệ thật! Th́ ra cái vui mừng là thứ bà con gần của cái hớ hênh. Lỗi hoàn toàn do tôi không lường đúng ḷng người! Vả lại xét về lư, Viện Khảo Cổ kêu gọi "các bậc cao minh túc kiến" là kêu gọi chung cả nước, ai cũng có quyền khám phá kia mà, có kết quả trước hay sau đâu có đặt thành vấn đề?

Cứ tưởng anh ta "chơi" tôi mạnh tay như vậy, chắc là anh đă hy sinh bạn cố cựu, té ra những ngày sau đó anh vẫn duy tŕ tươi tốt nguyên vẹn mối giao t́nh như chẳng hề có chuyện ǵ xảy ra. Tôi vẫn đánh giá cao tính hồn nhiên dễ dăi ấy ở anh.

Khoảng nửa tháng sau bức thư cảm ơn đặc biệt nọ, Viện Khảo Cổ lại gởi tiếp cho tôi bức thư thứ hai, giục gởi nốt cách đọc bài Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm.

Tôi rất ngạc nhiên về đề nghị này. Bởi lẽ ch́a khóa mở cách đọc Vũ Trung Sơn Thủy cũng dùng mở được Phước Viên Văn Hội, đâu cần phải gây nhàm chán làm ǵ! Thế nhưng đề nghị này hóa ra lại hấp dẫn.

Số là bức thư nọ có tiết lộ rằng Hội Đồng Viện ấy đă thống nhất ư kiến nâng mức thù lao cho tôi mỗi trang 500 đồng chứ không theo mức chung 150 đồng như với mọi công tŕnh nghiên cứu khác. Như vậy, đề nghị này nhân đôi cho khoản thu nhập sắp tới của tôi, tức tôi kiếm được chừng 20 ngàn đồng, thật là "thơm tho" quá sức mong muốn! (thời điểm ấy giá vàng h́nh như 8 ngàn đồng một lạng).

Viện Khảo Cổ cũng cho biết rằng bài vở cho tập san 1962 đă duyệt, v́ vậy bài của tôi phải chờ 1963. Sự sung sướng của tôi thế là đành phải hoăn lại một năm. Người xưa có câu "Đêm dài lắm mộng", thế th́ quá nhiều đêm đến vậy tôi sẽ phải chịu bao nhiêu cơn mộng của thiên hạ đây?

Quả nhiên tôi đă gặp phải ác mộng. Nói cách khác, tôi đă nếm mùi bí hiểm của ḷng dạ người đời mà trước đó dẫu tôi có suy nghĩ nát óc cũng không tài nào lường nổi.

Viện Khảo Cổ lại gởi tôi lá thư thứ ba. Đến lúc ấy, tôi cảm thấy ḿnh như là "người trong nhà" của Viện, sẵn sàng "đấu mắt, đấu răng" nếu có ai vô phúc nói xấu cái Viện "thân thiết" ấy của tôi. Bức thư thứ ba bày tỏ ḷng ái ngại cho sự chờ đợi quá lâu của tôi nên gợi ư rằng "Viện chúng tôi không có chủ trương thủ đắc bản quyền, v́ vậy ông có quyền đăng thêm ở báo chí".

Tôi cảm thấy có cái ǵ đó hơi lạ. Xưa nay bất cứ cơ quan đăng tải nào cũng đều đ̣i hỏi độc quyền hoặc đặc quyền ưu tiên sử dụng bài vở cộng tác, làm ǵ có chuyện cư xử "thoáng" đến thế được? Tuy nhiên, tôi vẫn chẳng nghi ngờ ǵ... Viện nhà (!).

Tôi đem chuyện ấy kể với giáo sư Phan Văn Dật để xin một lời khuyên. Thầy Dật bảo:

- Anh mới bắt đầu cầm bút. Gởi một bài cho hai nơi là bất liêm đó! Ư tôi như rứa, c̣n quyết định là quyền của anh.

Tôi nghe lời thầy Dật, không làm theo cách gợi ư đó của Viện Khảo Cổ. Tôi c̣n viết thư phúc đáp rằng ḿnh sẵn sàng chờ đến năm 1963 chứ không cần gởi đăng nơi khác. Nhiều năm sau tôi mới nhận ra thủ đoạn sâu sắc của những người tôi dành cho nhiều kính mến, ấy là nếu tôi bùi tai làm theo lời gợi ư của họ th́ Viện Khảo Cổ chỉ c̣n tốn công xin trích đăng, ghi rơ xuất xứ là phủi sạch lời hứa với tôi. Sự trung thành của tôi đă ngẫu nhiên làm vỡ âm mưu ấy và họ xoay cách khác. Điều bí hiểm ấy của họ bộc lộ rất nhanh.

Xuân 1963, tôi về quê ăn Tết, tâm trạng đầy ắp hào hứng, mong cho thời gian tăng tốc mạnh hơn.

Về đến nhà, tôi bắt gặp một anh "thầy bói sáng" ở làng bên, tá túc dài hạn ở nhà tôi cho tiện đón xe hàng ngày đi Đà Nẵng hành nghề.  Anh ta tên Cung, con ông thầy bói mù khá đắt khách một thời. Thuở bé anh dắt bố đi hành nghề quanh miền. Tiếng Việt gọi việc anh làm là "thằng mỗng".  Sân khấu tuồng chèo thỉnh thoảng thấy xuất hiện vai hề dưới dạng ấy. Đă là hề th́ khó được xă hội tôn kính. Thế mà nay anh đă là "thầy" hẳn hoi, áo the khăn lượt trông cũng ra vẻ lắm. Quen biết bố con anh từ lâu nên tôi giở giọng nhờn mặt hơi hỗn xược:

- Anh mà thầy bà cái quái ǵ? Mượn chút danh của bác để đi phỉnh thiên hạ phải không? Có thấy anh học nghề tổ bao giờ đâu?

Anh cười hiền lành:

- Đừng giỡn chớ! Chú cứ bói thử đi rồi coi!

 

Tiếp (2)


Cả ngày ngồi gốc cây vệ đường nên nhà tôi là trạm thư giăn quan trọng cho anh ta. Hễ về đến nơi, tắm táp rửa ráy xong là anh lăn ra ngủ. Hôm ấy chỉ v́ có tôi về nên anh c̣n nấn ná tṛ chuyện mấy câu. Kiểu nói "Đừng giỡn chớ!" của anh dành cho tôi nghe y hệt thầy Cúc từ giọng nói đến ngữ điệu, độ nhấn. Nó di truyền thật rơ. Do đó tôi bắt đầu mến trọng anh qua h́nh ảnh thầy Cúc. Tuy nhiên, giọng thách thức đầy tự tin của anh đă… đánh giá thấp tôi quá!

- Ừ th́ bói! Nhưng xin phép cho kiểm tra đồ nghề cái đă!

Vừa nói tôi vừa lôi chiếc tráp anh đang kê đầu dùng làm gối. Tôi cầm cuốn sách dạy bói bài quăn queo bẩn thỉu của anh, tiếp tục cái giọng dè bỉu:

- Sách tởm thế này mà mấy mụ hàng cá cũng cắn răng chịu chung tiền lừa phỉnh cho anh à? Liệu có vi trùng lậu không đây?

- Bách khối!

Dân vùng tôi vốn không quen đúng tiếng "vô khối" để chỉ số nhiều cực độ. Anh cười khanh khách giật lại cuốn sách bói rồi nghiêm giọng:

- Đă bói th́ phải thành tâm! Nghiêm chỉnh nghe! Bói ǵ đây? Công danh hay tài lợi?

Giọng anh ôn tồn, cuốn hút. Tôi cụt hứng, quên béng chuyện đùa cợt. Tôi hạ giọng hỏi nghiêm túc:

- Anh mạnh môn nào đây?

- Môn nào cũng mạnh. Chú coi đồ nghề rồi mà!

Tôi hất cuốn sách dạy bói bài vào ḷng anh. Anh cười:

- Khỏi! Thuộc nhập tâm hết rồi! Xóc bài đi!

Tôi làm theo mọi chỉ dẫn của anh. Anh đăm chiêu một lúc lâu rồi hỏi:

- Tui nghe nói chú học như trâu ḷ đường hả? Thi mấy cái?

Ở các ḷ nấu đường thủ công, người ta dùng trâu để vận hành trục ép mía. Chỉ khi nào trâu bước không nổi nữa mới được tháo ách cho nghỉ. Chuyện tiêu hóa cùng bài tiết của trâu đều diễn ra trong lúc đang làm việc. Tôi học quần quật, c̣n dạy kèm hai chỗ, dạy tư hai trường, ví với trâu ép mía nghe khá chuẩn, thế nhưng đem trâu ví với sinh viên nghe hơi... nặng lời! Tôi cười:

- Thi ba cái! Chắc "trâu" hỏng tuốt phải không?

Anh chăm chú bấm đốt tay thoăn thoát rồi bảo:

- Tui nghe người ta nói chú học giỏi lắm nhưng chắc là tui làm chú bất ngờ đây: trong ba cái đó, một cái chú đậu đầu, một cái chú đậu trầy trật, một cái chú hỏng v́ bạn bè.

Thật là kỳ quặc! Mấy quân bài làm sao thông báo cho anh tỉ mỉ như vậy được? Cuốn sách dạy bói ấy tôi đâu có lạ ǵ? Tôi cũng có một cuốn nhưng gần như c̣n mới nguyên v́ chỉ xem qua một lần cho biết rồi kết luận là mơ hồ không đáng tin. Thấy tôi có vẻ như "đánh mất ḷng thành" anh cười cười:

- Chú nghi ngờ phải không? Chú không biết là năm nay chú gặp nhằm vận rất xấu à? Huỳnh tuyền táng tận đó! V́ vậy chú có một món lớn rất lớn, giờ đây cũng đă bị người ta đoạt hẳn rồi!

Tuy "thầy" phán như đinh đóng cột, tôi có hơi ngán, lại c̣n cái vận hạn "chết toi" kia ám ảnh, quả thật tôi chợn, nhưng vẫn gân cổ phản bác:

- Anh đoán như vậy chưa chắc ăn lắm đâu!

Thứ nhất, ở Đại Học, các thi sinh ngồi xen nhau (một kẻ thi Toán có thể ngồi giữa, một bên là kẻ thi Hóa, một bên là kẻ thi Lư) không ai phá ai nổi đâu, vậy chẳng gặp lụy v́ bạn bè được.

Thứ hai, tôi đi học chứ không đi buôn bán làm ăn ǵ, chẳng thể có chuyện bị người ta đoạt lợi được!

Anh có vẻ đuối lư, cố chống chế:

- Quả ứng vậy th́ tôi đoán vậy. Đúng hay sai c̣n chờ nghiệm đă! C̣n cả 12 tháng nữa kia mà! Nói càn là không được đâu. Việc thi cử là chuyện của chú, tui biết ǵ mà nói?

Giọng anh thoảng mùi bực dọc. C̣n tôi, tôi chẳng tin mảy may.

Tôi trở lại Huế. Đang c̣n đứng ở ngoài cửa pḥng, lách cách mở ổ khóa th́ một gă bạn trọ ở nhà bên cạnh nghe tiếng chạy sang, chào nhau xong anh ta hấp tấp hỏi ngay, có vẻ như chờ tôi đă quá lâu:

- Xừ L, có biết giáo sư DĐK không hả?

- Không. Sao? Có chuyện ǵ vậy?

- Thằng chả giỏi thiệt! Bài thơ chỉ mấy chục chữ lắt léo mà "nó" đọc ra hơn sáu chục bài!

Tôi vừa xách lại túi hành lư, đặt một chân vào pḥng th́ gă làm tôi phải buông rơi túi xách, giữ nguyên thế đứng "thái cực quyền dưỡng sinh", tức là không c̣n sức để kéo nốt chân kia vào pḥng. Tôi vỗ mạnh vào đùi ḿnh:

- Bỏ mẹ! Của ḿnh rồi! Bằng không th́ sao lại có chuyện 120 năm nay không ai đọc bỗng nhiên mới có vài tháng lại có đến hai người đọc? Bấy giờ tôi chỉ thắc mắc đơn giản như thế chứ chưa hề biết DĐK là người đặc trách việc biên tập và ấn hành tập san Khảo Cổ.

Người bất chợt làm cho tôi sợ đến tái người lúc ấy là anh thầy bói Cung. Tại sao tôi chưa kịp bước vào pḥng ḿnh th́ gă trọ pḥng bên cạnh đă chạy sang hỏi ngay tức th́ chuyện DĐK? Cứ y như là thầy bói Cung đă dàn quân phục kích để đánh úp cái thói ương bướng xỏ xiên của tôi. Điều tôi "sợ" thêm là chỉ c̣n hơn hai tháng nữa tôi c̣n phải chịu thêm sự ứng nghiệm về thi cử của mấy quân bài lắm chuyện kia.

Ba "cái" mà tôi khai với thầy bói Cung là thi lên năm thứ hai Sư Phạm, thi chứng chỉ Hán Văn và chứng chỉ Lịch Sử Triết Học ở Văn Khoa. Nhắc việc thi cử ở đây có vẻ hơi lạc đề nhưng nó góp phần củng cố sự thật cho chuyện bị đoạt lợi vừa nói ở trên.

Ở Đại Học Huế bấy giờ có lệ là nếu một môn thi nào bị điểm loại th́ dù các môn khác nhiều điểm để bù ổn thỏa cho môn loại, vẫn cứ bị đánh hỏng. Lệ ấy nhằm buộc thí sinh phải coi trọng mọi môn như nhau, thế nhưng cũng có giáo sư lạm dụng lệ ấy để "trị" những sinh viên mà họ có ác cảm, tuy chuyện như vậy hiếm xảy ra nhưng thực tế đă xảy ra cho riêng tôi hai lần và một bạn khác cũng dân Quảng Nam bị đến bốn lần như thế với một giáo sư người Ư duy nhất.

Sau kỳ thi ở Sư Phạm, một giáo sư nọ tiết lộ ngay trong giờ học của lớp chúng tôi:

- Năm nay có vài trường hợp phải ở lại lớp thật bất ngờ. Khi nói câu ấy, ông nh́n tôi một cách khó hiểu và tôi lờ mờ đoán ra. Tôi nghĩ thầm:

- Có chuyện rồi ư? Nếu ông ta quyết ư "búa" ḿnh th́ dở ẹc! Hành động kém trong sáng đến thế th́ thật đáng chê cười quá! Tôi có làm ǵ đáng trách đâu? Lẽ nào ông ta dùng tôi làm băi thử vũ khí quyền lực?

Sau đó hai hôm, vào một buổi chiều, tôi đến trường đang lay hoay khóa xe th́ người bạn cùng lớp chạy như bay từ lầu hai xuống, vẫy tay rối rít. Tôi ngạc nhiên đứng lại chờ. Anh ta đến gần bảo nhỏ:

- Chuồn ngay! Chuyện cậu dài lắm! Phải ăn bánh bèo th́ mới kể hết được. Tôi hiểu ư, đèo anh ta bon về hướng Vĩ Dạ.

Anh kể:

- Các ông ấy căi nhau chí chóe về cậu, không sao ngă ngũ được! Chỉ một ḿnh ông X... (tên được mă hóa) cho cậu điểm loại, c̣n các ông kia th́ gân cổ phản bác. Họ căi nhau như đám mổ ḅ. Họp buổi sáng mà gần hai giờ chiều rồi vẫn chưa xong th́ cậu đủ biết! Ḿnh chú ư mấy phát biểu khá độc. Ông M. bảo:

- Đồng ư giám khảo có quyền dùng điểm loại để phủ nhận bài làm của một sinh viên nào đó. Nhưng quyền ấy là con dao hai lưỡi, phải cẩn thận! L. vừa mới đỗ đầu thi tuyển, giờ ở lại lớp, nhất định nó sẽ tự ái, bỏ học. Hội đồng thi tuyển trước đây sẽ ăn nói ra sao? Chấm ẩu ư? Nếu nó khiếu nại đ̣i "chấm hội đồng" cái môn vừa bị loại, ta từ khước được không? Chuyện ǵ sẽ xảy ra đây? Dư luận và cả bạn bè nó sẽ nghĩ ǵ về nhà trường?

Cụ H. phát biểu mới thật là quái ác:

- Tui không hiểu tạo hóa đùa cợt cái kiểu chi mà để cho anh dạy anh L. Theo tui, để anh L. dạy anh mới đúng!

Tôi biết ngay là cái ư kiến bông lông của cụ H. chính là quả bom tấn "san bằng" cái điểm loại nọ.

Cụ là con trai một vị Hoàng giáp có thời làm Đốc Học Quảng Nam. Bản thân cụ cũng từng giữ một chức quan nhỏ ở đấy. Ông Tổng thư kư Viện Đại Học Huế lại là con rể cụ. Tóm lại, ư kiến cụ khó thể coi là "lời nói gió bay" được. Nhất định cái kỳ thi trầy trật mà anh thầy bói Cung tiên đoán đă ứng nghiệm ở đây rồi! Nhưng sao lại to chuyện đến thế được nhỉ?

Tiếp (3)


Người bạn cùng lớp dừng kể, tợp một ngụm bia rồi nh́n sững mặt tôi, có lẽ để quan sát tôi "đă" đến đâu về lời phát biểu đáng giá bạc tỷ ấy của cụ H.

Tôi hất hàm:

- Rồi sao nữa?

- Sao với trăng ǵ! Nghe tới đó, ḿnh sướng quá, tức một điều là không có thêm vài đứa cùng nghe! Ḿnh phóng một hơi xuống lầu, đụng đầu cậu đó thôi! Không tiếc tiền bánh bèo đó chớ?

Mọi sự đúng như tôi dự đoán. Ông X. tự chấm lại. Chỉ cần nhích lên một điểm là ông thoát được búa ŕu dư luận mà tôi cũng khỏi rơi vào số phận lưu ban.

Mấy ngày sau, tôi thi chứng chỉ Hán Văn. Lúc vào thi vấn đáp, có ông giám khảo nọ chơi một thủ đoạn lạ đời là chỉ cho phép vào từng người một, kẻ trước đi ra xong th́ kẻ sau mới được phép vào pḥng thi. Thí sinh nào cũng thừa biết ư đồ của ông.

Lúc tôi đang trả lời câu hỏi th́ không khí dưới đường khá huyên náo. Một đoàn biểu t́nh hô vang "đả đảo" (v́ đêm trước trong buổi phát thanh chương tŕnh lễ Phật đản, có lựu đạn nổ ở đài Phát thanh làm chết năm người).

Ông giám khảo nọ bỏ ra phía cửa sổ đứng ngắm xuống đường. Tôi không biết trả lời cho ai nên cũng ra đứng ở một cửa sổ khác. Thế là phần ai nấy ngắm.

Các thí sinh c̣n lại mỏi mắt chờ măi bên ngoài không thấy tôi ra nên đoán già đoán non đủ kiểu. Đa số cho là tôi bị ông này "rượt" tới cùng nhưng tôi th́ lại nhanh như sóc. Hỏi lâu đến thế th́ có nhận điểm loại cũng chả đáng ngạc nhiên.

Chuyện điểm loại là do ông ta tự nói ra về sau. Kết quả vừa yết chiều hôm trước th́ đầu giờ dạy hôm sau vào lớp chúng tôi, ông nhận định:

- Cái chứng chỉ Hán Văn thật quá sức dễ đậu. Dễ đến nỗi có đánh hỏng cũng không làm sao hỏng được! Các cụ cho điểm thật vô tội vạ!

Các bạn trong lớp đổ dồn mắt vào tôi như ngầm bảo: "Hiểu rồi chứ! Biết thân chưa?" Tôi thừa hiểu, có điều là tôi rất tức tối cho cái hạn Huỳnh tuyền! Nó chỉ là một chu kỳ may rủi mà lại có sức thúc đẩy đồng bộ đến thế được ư? Và tôi cũng rất tức tối cho ông thầy nọ. Ông này nói hớ c̣n tệ hơn ông X. nhiều. Ông đi quá sâu vào nội dung làm lộ bét cái ư đồ kém trong sáng của ông ta. Học với mấy ông thầy kém phẩm chất quân tử đến thế th́ c̣n đâu giá trị của sự học, c̣n đâu phẩm chất của con người? Ông không muốn tôi đỗ, thành thử việc đỗ đầu của tôi đă làm hại tiếp cho tôi ba lần thi cử khác nữa. Thầy bói Cung lại phán đúng!

Nguyên cái hôm đứng trên lầu nh́n xuống đám biểu t́nh, lại nh́n hai nhân vật đứng đầu Phật Giáo và đứng đầu chính quyền miền Trung phơi đầu trên chiếc xe mui trần chạy rề rề để họ trực tiếp trấn an dân chúng, tiếp đó lại xảy ra cuộc tự thiêu trước chùa Thiên Mụ, khiến tôi cảm thấy việc thi cử của ḿnh trong t́nh h́nh nóng bỏng ấy quả thật không hợp cảnh. Tiếp đó tôi được Văn pḥng trường Văn Khoa gọi đến kư vào bản kiến nghị xin Chính Phủ yên ḷng t́m biện pháp ổn định t́nh thế đất nước và cam kết sẽ học hành nghiêm túc. Tôi khéo léo khước từ, lấy cớ là một ḿnh tôi dẫu kư cả ngh́n chữ cũng chẳng ăn thua, tốt nhất là họp toàn bộ sinh viên(!) đồng kư một lần mới có giá trị. Thế là tôi thoát. Hai hôm sau, vào thi chứng chỉ Lịch Sử Triết, tôi kư tên vào danh sách dự thi rồi nộp giấy trắng ra về. Tôi bí thực sự v́ có ôn tập ǵ đâu!

Hàng loạt sự kiện xảy ra dồn dập làm tôi chán ngán năo nề. Cái kiểu đua nhau tỏ thái độ chính trị như thế dù chủ động hay bị động cũng đă làm cho văn hóa bị xúc phạm nặng nề. Ai c̣n ḷng nào mà thi với cử?

Tuy tôi không tham gia biểu t́nh nhưng bạn bè biểu t́nh làm tôi xấu hổ lơ là ôn tập và hậu quả tất yếu là bỏ thi. Té ra thầy bói Cung cũng chẳng đoán sai! Nói cách khác, quẻ bói bài của tôi đă ứng nghiệm toàn diện, tôi không thoát khỏi những điều được dự báo từ trước đấy ngót ba tháng!

Nói lan man như vậy để xác định tôi bị đoạt mối lợi là chuyện có thật dẫn đầu cho cả chuỗi sự thật! Kẻ đoạt lợi đă lộ diện. Điều ngộ nghĩnh là kẻ ấy xưng giáo sư, lại lấy danh nghĩa Viện Khảo Cổ đ̣i tôi gởi đủ bài giải, có nghĩa là khi tôi chưa gởi th́ ông ta, kẻ phụ trách tập san Khảo Cổ vẫn... chưa nghiên cứu! Càng ngộ nghĩnh hơn nữa là công tŕnh của giáo sư DĐK lại đăng trên số Xuân của nội san Bạn Dân là loại báo phát không cho các ban ngành Cảnh Sát! (Khi ngành Công An c̣n chưa sáp nhập với Cảnh Sát, th́ ngành ấy có nêu câu khẩu hiệu mị dân khá màu mè: "Công An là bạn của dân!") Vậy mà một công tŕnh nghiên cứu của vị cán bộ lănh đạo Viện Khảo Cổ lại không đăng ở kỷ yếu "trong nhà" mà lại đem đăng ở một nội san của cái ngành chẳng mảy may liên quan đến khảo cổ. Rơ là cố ư đánh lạc hướng cho những ai thắc mắc về bài vở đăng ở đặc san Bạn Dân! Phần tôi, đang ở tuổi quân dịch, nhác thấy cảnh sát là khấn thầm cho họ đừng thấy ḿnh, dẫu có đổ "mật gấu" đầy tới mũi, tôi cũng chả dám ho he thắc mắc! (Thật ra th́ ở thời điểm ấy, tôi nghĩ là ông giáo sư nọ có thể có con hay rể chễm chệ một ghế cao nào đấy của Tổng nha nọ!).

Năm 1963. do thời cuộc quá ư chộn rộn hay c̣n v́ những lẽ ǵ khác nữa, tập san kỷ yếu của Viện Khảo Cổ không thấy phát hành. Đến năm 1964 người ta mới ra số kép 1963 - 1964, bài của tôi vắng bóng đă đành mà bài của giáo sư DĐK (nhân vật chủ biên) cũng không hề thế chỗ. Viện Khảo Cổ đă lờ hẳn, không giải thích lư do, nh́n lại số thư của họ gởi, tôi thấy sao mà mỉa mai chua chát. Năm 1966, ông DĐK qua đời, cáo phó đầy đủ chức danh, bấy giờ tôi mới vỡ lẽ về một mưu mô chu đáo, có hệ thống chặt chẽ nấp sau bức thư thứ ba gởi tôi. Dù là nạn nhân đáng lẽ phải căm uất mười phần nhưng tôi vẫn phải thừa nhận "đường đi nước bước" của ông ta biểu hiện một bản lĩnh đầy cơ trí hiếm người có nổi. Nếu không có mục cáo phó trên báo năm 1966 chắc tôi chả tài nào "xâu" được chuỗi mưu mô bí hiểm ấy của Viện Khảo Cổ. Gẫm ra trên đời có vô số loại "cừu non" nhưng riêng tôi có lẽ là chú cừu non c̣i cọc đáng tội nghiệp nhất!

Tính ra năm 1962 ấy tôi chỉ toàn mừng hụt, sướng ảo bằng tṛ... đếm cua trong lỗ! (gần đây t́nh cờ tôi lại nhận ra một điều bí hiểm khác: ông Nghiêm Thẩm, người ba lần trao đổi thư từ với tôi thời ông giữ chức quyền Viện Trưởng Viện Khảo Cổ ấy đă bị giết khá mờ ám vào năm 1975 măi đến nay nhà chức trách vẫn không truy ra được thủ phạm).

Bẵng đi hơn 30 năm, tôi nảy ư khám phá lại lần nữa hai bài thơ bí hiểm nọ, v́ xét cho cùng, Viện Khảo Cổ hồi ấy tuy lật lọng tôi nhưng họ lại cố t́nh dấm dúi đăng ở một nội san phát hành hạn chế mà lực lượng người đọc chưa chắc có ai quan tâm để c̣n nhớ nổi và nếu có nhớ cũng chưa chắc những kẻ nhớ ấy c̣n sống trong nước, "chiếc xuồng" bị Viện Khảo Cổ đánh ch́m ấy xem chừng đă mất tích hẳn, việc khám phá hai bài thờ bí hiểm nọ xét ra có vẻ đă quay lại vạch xuất phát.

Tôi nhờ người bạn công tác ở Bảo Tàng Huế t́m lại tập san Khảo Cổ ngày xưa để chép lại hai bài thơ gốc. Tôi gọi là khám phá lại v́ "bộ nhớ" của tôi không c̣n lưu được các dữ liệu của ba mươi năm trước. Lần này tôi chật vật hơn nhiều mới lập lại được kết quả cũ.

Tôi gởi đăng số báo Xuân của tạp chí Kiến Thức Ngày Nay với biết bao bồn chồn háo hức. Lại thất bại. Sau Tết hơn nửa năm, có người mách cho tôi biết là họ thấy số Xuân của báo Thanh Niên có đăng một công tŕnh như thế, nhưng tôi chẳng thiết tra cứu v́ chẳng hơi đâu mà đôi co, cũng chẳng biết ai kư tên tác giả. Lần trước ngót 120 năm không ai động đến, đúng lúc tôi vào cuộc th́ có kẻ khác bước theo lập tức. Lần này cũng vậy, tôi bỏ bẵng 30 năm th́ thiên hạ cũng bỏ bẵng đúng thời gian chừng ấy! giá họ "khám phá" tờ Bạn Dân Xuân 1962 th́ chắc tôi đỡ "ngán ngẩm" mùi vị chua chát của thế thái nhân t́nh hơn.

Năm 1993, thỉnh thoảng tôi được đăng một bài ở tạp chí "Khoa Học Và Phát Triển" tại Đà Nẵng. Một lần đến Ṭa Soạn nhận nhuận bút, gặp biên tập viên nọ bảo tôi:

- Chú viết bài cho báo Xuân đi! Báo Xuân nhiều trang nên cần nhiều bài lắm!

Tôi hứa sẽ gởi một bài viết về mấy bài thơ bí hiểm nọ. Anh ta tỏ ra chưa biết sự tồn tại của hai bài thơ ấy và ân cần giục tôi gởi cho sớm.

Lần thứ ba tôi lại "ném đá ao bèo". Mấy lần đến Ṭa Soạn, tôi cố t́m gặp người biên tập viên lần nọ nhưng chỉ uổng công.

Khoảng giữa năm 1994, một cuốn sách của NTP ra đời, công bố... công tŕnh nghiên cứu mất năm năm trời của tác giả. Có người cho tôi biết NTP từng làm việc ở báo Khoa Học Và Phát Triển (anh ta vốn xuất thân Đại Học Tổng Hợp Huế).

Lịch sử lại tái diễn. Đầu năm 1994 tôi gởi bài th́ giữa năm 1994 có người ra sách. C̣n từ 1992 đến năm 1994 tôi nằm im th́ thiên hạ cũng nằm im. Tính ra hai bài thơ ấy tôi đă gởi Viện Khảo Cổ nhận thư cảm ơn năm 1962 rồi xuất hiện trên Bạn Dân Xuân 1963, Thanh Niên Xuân 1992 và thành sách 1994. Tác giả cả ba lần sau nhất quyết đều... nghiên cứu độc lập, ai cũng nhất quyết cho ḿnh là người khám phá đầu tiên!

Những điều bí hiểm bao phủ quanh hai bài thơ bí hiểm dưới thời Thiệu Trị kể đến đây thật đă rác tai. Thế nhưng cả ba trường hợp kể trên lại có một mẫu số chung rất đáng sợ. Mẫu số chung ấy tôi mới được biết hồi bốn năm trước, tức năm 2002.

Nguyên anh thầy bói Cung mà lúc đầu tôi đùa cợt xấc xược ấy, cuối cùng lại khiến tôi phải tâm phục khẩu phục, có điều là từ lần bói bài năm 1962 ấy cho đến khi anh qua đời, tôi không c̣n dịp nào gặp lại. Tôi cũng không dàn mặt với giới bói toán nữa v́ rất thấm thía câu ca:

Có tiền th́ cất bo bo,
Đừng đưa thầy bói mua lo vào ḿnh.


Tuy nhiên, đă có lúc cuộc đời không cho phép ḿnh làm theo ư riêng.

Năm 2002 ấy, tôi phải cầu cứu đến bói toán để có hướng đi t́m hài cốt thất lạc của người anh ruột, một cán bộ Tiểu Đoàn Đặc Công.

Bà thầy bói nọ tiến hành vài công đoạn chuyên nghiệp rồi ngồi đối diện, nh́n tôi một hồi lâu bảo:

- Anh ấy vừa về ngồi cạnh anh đó!

Bà ta mô tả diện mạo người anh tôi đă hi sinh từ 37 năm trước rất rơ ràng làm cho tôi không thể không phục.

Khi xong việc chỉ dẫn tôi cách t́m di cốt anh tôi. Bà ta hỏi:

- Anh có cần coi cho riêng anh không?

Tôi cười:

- Tôi chỉ muốn biết bao giờ ḿnh ra nghĩa địa thôi! Nhưng cũng không cần biết trước làm ǵ!

Bà ta bảo:

- Nếu anh kể ḿnh suưt chết đói hai lần, chắc chẳng có ai tin đâu nhỉ?

Tôi hoảng thật sự! Trên tấm thân 74 cân của tôi, dấu ấn hai lần chết hụt v́ đói ấy ghi ở chỗ nào? Sao bà ta chỉ nh́n lướt đă nhận ra ngay?

Tôi gật đầu tâm phục. Bà tiếp:

- Ở anh có một điều đặc biệt là anh có bất kỳ mối lợi nào cũng đều có người t́m cách chiếm đoạt!

Trời ơi! Thế th́ về hai bài thơ bí hiểm nọ tôi đâu có quyền căm tức ai được đây? Liệu có phải cả ba kẻ chiếm đoạt (VKC, báo TN, và cá nhân NTP) đều hành động theo sự sắp xếp bí hiểm của "thế lực đặc biệt" nọ hay sao? Lạ thật! Hóa ra tôi vốn là thứ nạn nhân "được báo trước" c̣n họ chỉ là những kẻ thừa hành của "thế lực" ấy, chỉ v́ tôi mà họ bị tiếng oan lây đấy ư!

Hết

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Việt Nam, Tháng 04, 2007

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org